NGƯỜI CÓ EQ THẤP THƯỜNG CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Bạn cho rằng người có EQ thấp là như thế này:

Người này không biết tạo mối quan hệ

Nói chuyện thẳng thắn

Dễ đắc tội với người khác

Nhưng thật ra để đánh giá EQ của một người là cao hay thấp không chỉ qua các biểu hiện đó. Cụ thể mà nói, nó còn bao gồm:

1. Không biết thông cảm với người khác.

Lúc nào cũng cho bản thân mình là trung tâm, khi bạn còn đang phàn nàn tại sao người khác lại thà thức dậy lúc 5 giờ sáng để đi làm chứ không chịu gọi taxi thì bạn không hề biết rằng người ta còn đang đau đầu vì tiền thuê nhà tháng này.

2. Cảm xúc dễ bị chấn động

Không chịu được uất ức, đối mặt với khó khăn hoặc hoàn cảnh vượt quá tầm kiểm soát của bản thân, cảm xúc của họ dễ bùng nổ theo chiều hướng tiêu cực bất cứ lúc nào.

3. Khó khăn trong việc chấp nhận thất bại

Một chút thất bại cũng không chịu đựng được, lập tức muốn bỏ đi làm lại từ đầu. Điều này nhìn có vẻ như là người đó theo chủ nghĩa hoàn hảo, thực tế lại là không chấp nhận được bản thân làm hỏng việc hoặc là thất bại.

4. Không có sự nhẫn nại

Chuyện gì cũng không kiên nhẫn được, làm việc gì đó thì kiên trì không quá vài ngày.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, kiểu người có EQ thấp nhất tôi từng gặp là kiểu người thích nói đạo lí.

Có một hôm, ở trên tuyến tàu điện ngầm số 2, trong một đám người ồn ào náo nhiệt có một cặp đôi trẻ tuổi đang cãi nhau. Tôi lúc đó đứng phía xa xa, cách chỗ của bọn họ một toa tàu, có vẻ là bạn nữ đang tức giận, còn bạn trai kia thì lại đi nói lí với cô ấy.

WHAT? Người anh em à, ông là ngốc hay là đại ngốc đấy? Chỗ đông người như thế ông lại đi lớn tiếng dạy bảo bạn gái của mình? Tới ôm người ta một cái là xong rồi mà! Thích nói đạo lí như thế, sao ông không đi làm chủ nhiệm (nguyên văn là 教导主任, bạn nào biết chính xác chức vụ này so với trường học bên mình là gì thì cmt giúp mình với ạ) đi? Người ta yêu đương với ông, ông lại còn đi giảng đạo lí với người ta, thế thì người ta cần ông làm gì nữa, thà tự về nhà đọc sách còn hơn. Trong khoản yêu đương không nên bàn về “đúng hay sai”, mà là “yêu hay không yêu”, “có quan tâm hay không”. Một tình yêu có EQ cao thì ít nói đạo lí lại mà nên dỗ dành bạn gái nhiều hơn chút. Nếu ông không muốn dỗ dành cô ấy thì tha cho cô ấy đi, để tôi ~

Trích dẫn từ: “Chỉ số thông minh của cảm xúc: Tại sao EQ quan trọng hơn cả IQ?” của Daniel Goleman, có một câu kết đoạn trong sách như thế này:

Chỉ số IQ cao, EQ cũng cao thì đường tương lai rộng mở.

IQ không cao cho lắm, nhưng EQ lại cao thì sẽ có quý nhân phù trợ.

IQ cao mà EQ thấp, có tài nhưng không gặp thời.

IQ thấp mà EQ thấp nốt thì chẳng làm nên được trò trống gì.

Thế nên là, bạn có muốn trở thành một người EQ cao hay không?

Thực ra mấy cái này không chứng minh được là EQ cao hay thấp đâu mấy bạn à 😌 không biết có ai để ý không nhưng mà những người EQ cao thường có một đặc điểm là rất giỏi thuyết phục (kiểu thuyết phục mà khiến người ta tâm phục khẩu phục ấy nhé chứ không phải kiểu tranh luận khiến người ta không cãi được). Bởi vì muốn thuyết phục được người khác thì trước tiên phải hiểu được tâm lý của người ta để dẫn dắt, nếu nói gắt hơn thì là thao túng tâm lý. Những người thế này có thể cư xử khiến bạn không vừa lòng, nhưng đó là vì người ta cảm thấy không cần thiết phải khiến bạn vừa lòng thôi, chứ thử làm đối tượng khiến người ta cần phải làm cho vừa lòng xem =))))) bạn sẽ không thể chê được điểm gì đâu. Chứ mấy cái biểu hiện bên trên chưa chắc đã là EQ thấp, chẳng qua người ta cảm thấy không cần thiết phải bộc lộ cái EQ cao cho bạn biết. Đây cũng có thể là kiểu cả IQ lẫn EQ đều cao =))))))

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *