MỘT GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI PHÁP VỀ NHO SĨ VIỆT NAM

MỘT GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI PHÁP VỀ NHO SĨ VIỆT NAM

“ Nho sĩ là một loại người gian giảo, thủ lễ và thông thái rởm nổi bật; y không thông thái, nhưng khéo léo, tinh tế và hoạt ngôn; y không giàu hơn ai, nhưng hình thức trong mọi hành vi đời sống; y đội khăn đóng đúng kiểu, có khuôn mặt gầy ốm bởi thức đêm, nhưng đôi mắt sắc bén; trau chuốt bộ râu thưa của mình, và cắt tỉa cẩn thận; y để móng tay dài, như để nói rõ về nghề nghiệp thường nhật; cầm trong tay chiếc quạt phe phẩy theo một cách riêng; y ngồi dáng vẻ tao nhã, đứng dậy và chào cũng như vậy, hạ mắt xuống để nhìn; y đi một cách bộ tịch và luôn luôn ra dáng làm thơ; chỉ cười với sự toan tính, và luôn lo sợ sai trái với một số tập tục và lễ nghi; giọng nói nhẹ nhàng và kiểu cách; đáp ứng ham muốn của mình, thì chỉ bằng sự tế nhị, và nếu y là quan chức và y muốn lấy của bạn, thì y sẽ làm một cách lịch sự và tôn trọng; do đó, nho sĩ và quan lại là loại người đáng sợ, giống như những kẻ đạo đức giả chỉ chứa mầm bệnh; nhưng họ được tôn vinh, bởi vì người ta cần họ, và trong vương quốc người mù kẻ chột có thể làm vua.
Nho sĩ trưởng thành, và từ cậu học trò nhỏ, anh ta đã trở thành: một nhà thơ, một người hoạt ngôn, một thầy đồ, một trạng sư, một doanh nhân; nhưng, thực ra, anh ta hiểu biết kém hơn những đứa trẻ, những thợ thủ công và người lao động trong xứ sở. Anh ta tìm thấy trong kinh sách rằng có một chất lỏng tối thượng, có hai yếu tố: âm và dương, một yếu tố là hoạt động và sức mạnh, yếu tố kia là sự yên tĩnh, mềm yếu, và trơ ỳ; hai yếu tố này, trong sự hợp nhất với nhau, sinh ra vạn vật, tóm lược sinh ra năm: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ; nước, lửa, gỗ, kim loại và đất, cũng là năm hành tinh; rằng có ba giềng mối trật tự xã hội (tam cương) và ba thiên thể lớn: mặt trời, mặt trăng và trái đất; bốn hướng và bốn mùa; năm điều bình thường [ngũ thường], năm điều luật [ngũ luân]: nhà vua, thần dân, chồng vợ và cha mẹ, anh và em, bạn bè; rằng có sáu mạch chính và sáu vòng thời gian (lục giáp); bảy hợp hoặc sự hòa hợp: đông, tây, bắc, nam, trên, dưới, giữa; tám phân kỳ trăng; chín cấp bậc phẩm tước (cửu phẩm); mười tám vương quốc và hai mươi tám chòm sao; ngoài ra họ tìm thấy một vài câu châm ngôn và giáo huấn xã hội; thế là hết. Phía chính quyền, không có cuộc thi nào khác ngoài cuộc thi văn chương dành cho những tú tài. Không có học viện; trong các bộ, chỉ có một hội đồng được bổ nhiệm để ấn bản lịch hàng năm, gởi cho tất cả các trưởng làng và các quan chức. “ – trích từ cuốn sách Đế quốc An Nam và người dân An Nam. Cuốn sách này là một tập hợp những bài viết về các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam. Jules Silvestre mạn phép thêm một Phụ lục (tr. 206-378), chắc chắn sẽ cần nhiều sự phát triển khác, để làm thành phần thứ hai của cuốn sách

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *