Một điều bạn thừa biết là thật nhưng vẫn có thể làm bạn bất ngờ?

Khi bạn đổ nước lên áo sơ mi, vùng bị đổ nước sẽ trông tối màu hơn những vùng khác.

Tại sao điều này lại xảy ra?

Sự thiếu hiểu biết về vấn đề này vẫn làm tôi bất ngờ. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên tới mức hầu hết chúng ta đều lờ nó đi và coi nó như một sự thật hiển nhiên trong vũ trụ. Bạn không thắc mắc, chẳng ai buồn trả lời.

Đây là những gì chúng ta nhận thấy hằng ngày mà chẳng bao giờ nghĩ:

Nếu nước đổ vào áo sơ mi —-> Vùng bị ướt trở nên tối màu hơn.

Không chỉ áo sơ mi hay quần dài mới xảy ra hiện tượng này. Tất cả những thứ gọi là chất liệu hằng ngày đều trở nên tối màu hơn khi chúng bị ướt.

con đường bê tông này có thể là ví dụ chứng minh điều này (hình 2).

Hay là bức tường trong nhà bạn chẳng hạn (Hình 3).

Nếu thứ gì đó bị ướt, nó nhất định sẽ trở nên tối màu hơn. Sự thực này “thường thức” tới nỗi chẳng ai thèm thắc mắc.

Hãy thử tìm hiểu về cơ chế vật lý đằng sau hiện tượng này.

Giả sử rằng bạn đang mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh da trời. Điều gì giúp người đứng đối diện bạn nhận biết rằng bạn đang mặc chiếc áo màu xanh da trời?

Chính là nhờ sự hấp thụ sóng điện từ bởi chất liệu của chiếc sơ mi bạn mặc.

Bức xạ từ một nguồn, chẳng hạn như là ánh nắng mặt trời, chiếu vào áo sơ mi của bạn. Bức xạ điện từ này là một tập hợp gồm các bước sóng riêng biệt. Ánh sáng có thể nhìn thấy là một phần nhỏ của toàn bộ tập hợp, được gọi là quang phổ điện từ.

Những màu khác nhau tương ứng với những bước sóng khác nhau trong phần ánh sáng thấy được của quang phổ điện từ (hình 4).

Sau khi nhìn vào cái áo sơ mi, các sóng với bước sóng không nằm trong vùng 380 – 500 nm, từ phần ánh sáng nhìn thấy được, sẽ được hấp thụ bởi vật liệu áo. Các sóng còn lại (nằm trong khoảng 380 – 500 nm) sẽ đi ngược lại về mắt. Những sóng này được nhận thấy như màu xanh dương,.. bởi mắt của bạn.

Trường hợp không có nước thấm vào áo của bạn (hình 5).

Nhưng khi áo bị đổ nước, anh sáng sẽ trải qua một quá trình hoàn toàn khác biệt.

Đây là những gì diễn ra (Hình 6).

Ánh sáng chiếu xuống bề mặt nước và chịu sự khúc xạ (Vì chỉ số khúc xạ của nước lớn hơn chỉ số khúc xạ của không khí). Khi đi xa hơn, ánh sáng bị dội lại sau khi chiếu vào áo sơ mi. Một phần ánh sáng bị hấp thụ, phần ánh sáng còn lại (với bước sóng nằm trong vùng xanh da trời) chiếu đi xa hơn.

Khi chạm tới biên của nước, nếu góc tới lớn hơn góc tới hạn (hay còn gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần), thì ánh sáng sẽ bị phản xạ toàn phần và bị dội ngược trở lại vào môi trường nước.

[Giá trị của góc tới hạn được xác định bởi Arcsine của tỷ số chiết suất của hai môi trường tương ứng – ở đây là không khí và nước].

Chúng ta biết rằng cường độ ánh sáng giảm đi khi nó trải qua quá trình hấp thụ. Vì vậy, khi ánh sáng chiếu vào bề mặt áo sơ mi của bạn,cường độ của nó bị giảm đi.

Khi dội ngược trở lại bề mặt nước, nó bị khúc xạ thêm một lần nữa (nếu góc tới của tia sáng nhỏ hơn góc tới hạn) và chiếu đến mắt bạn. Đôi mắt của bạn sẽ nhận biết đó là phiên bản tối hơn của màu xanh da trời.

Nên là, nếu lần tới bạn của bạn dọa bạn sợ tới tè ra quần mà bị người khác biết, thì đi nguyền rủa sự phản xạ toàn phần ấy nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *