Mẹo 2-chữ giúp những cuộc nói chuyện phiếm thú vị hơn
Tác giả Dave Schools
Nguồn: https://forge.medium.com/the-2-word-trick-that-makes-small-talk-interesting-fdd4d5aa693
___________________
Tôi lúc đấy ở tại một bữa tiệc gia đình, chỉ mình tôi, đứng lì ở gần bàn đặt nước uống và mấy món ăn nhẹ. Bởi vì tôi chẳng biết ai ở đấy cả, tôi tìm một chỗ trên băng ghế dài cùng với một cốc nước lạnh và một đĩa đầy thức ăn và rồi lướt qua cái đồng email trên điện thoại của tôi.
Cảm giác an toàn, nhưng có chút buồn chán. Vậy nên thay vào đó, tôi quyết định làm thử một thí nghiệm: Tôi muốn xem liệu tôi có thể có ít nhất một cuộc trò chuyện thú vị với một người hoàn toàn xa lạ không.
___________________
Giống với khá nhiều người, tôi nghĩ việc nói chuyện phiếm khá làm xàm. Sau khi bạn mệt nhoài với mấy câu hỏi chung chung như – Bạn tên gì? Bạn làm nghề gì? Bạn từ đâu đến? – cuộc đối thoại thường dừng lại. Nó giống điệu khiêu vũ lộn xộn, cả hai người đều vất vả tìm nhịp điệu chung: Khi bạn nói, bạn tự hỏi liệu người kia có hiểu được câu đùa của bạn không, có đánh giá cao những ý kiến của bạn không, hoặc có tí tương hợp nào không. Đôi khi bạn may mắn và có được những sở thích chung để đào sâu vào, nhưng thường thì, bạn thấy rằng thật sự có ít sự tương đồng và cảm thấy bị mắc kẹt. Đó thường là gợi ý cho tôi nên lấy một ly nước khác.
Cùng lúc đó, chúng ta đều trải qua một cuộc trò chuyện đầy thú vị với một người chúng ta vừa mới gặp – một sự trao đổi ngôn ngữ qua lại mà chẳng hề khiên cưỡng, ở đó cả hai người đều hoàn toàn hiện diện và vui vẻ khi được ở đó. Một cuộc trò chuyện với nhiều câu hỏi đáng suy ngẫm, những nụ cười thật lòng, và có khi thậm chí là những sự bất đồng ý kiến hết sức lành mạnh. Bạn đánh mất chính mình trong phút chốc, và khi đến thời khắc phải chia tay, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và thật sống động.
Một mình tại một bữa tiệc, đó là thứ mà tôi khao khát có được. Và tôi có một ý tưởng để đạt được điều đó.
Khi nghe những podcast yêu thích của mình, tôi để ý rằng có một cụm 2-từ mà các host thường dùng với các khách mời để tua nhanh những đoạn tán dóc ban đầu và đi vào trọng tâm của câu chuyện: “Tôi thật sự tò mò”/ “I’m curious”.
Thường thì, cụm này được đặt cẩn thận trước một câu hỏi hay, đôi khi một câu hỏi khó. Trên NPR’s How I Built This, chương trình về những câu chuyện đằng sau của những công ty nổi tiếng thế giới, host Guy Raz thường sử dụng cụm từ này.
Anh ấy sử dụng nó khi nói chuyện với John Zimmer từ công ty Lyft: “Uber là một sản phẩm tốt. Lyft cũng là một sản phẩm tốt. Họ đều làm tốt phần việc của mình. Các bạn cũng đang làm rất tốt công việc của các bạn. Tôi tò mò rằng làm thế nào mà cuộc cạnh tranh đó lại khiến Lyft trở nên tốt hơn.”
Anh ấy sử dụng nó một lần nữa trong cuộc trò chuyện với Jeremy Stoppelman, đồng sáng lập của Yelp: “Tôi thật sự tò mò, Jeremy à, khi bạn gặp phải sự chỉ trích – như, tôi đọc được rằng anh đã làm một AMA (Ask me anything) trên Reddit vài năm trước và có một vài người nói những thứ khá khó nghe… anh có qua tâm đến những cái đấy không? Mấy lời chỉ trích đó có khi nào khiến anh buồn không?”
Và khi anh ấy nói chuyện với Ross Bagdasarian Jr., người đã hồi sinh cho Alvin and the Chipmunks một sản phẩm được tạo bởi cha của anh ấy. “Tôi thật sự tò mò, Ross à… Tất cả những người là chuyên gia truyền hình đã nói rằng, “Nhìn xem, cái này cũ rồi. Đây là một vụ nhượng quyền đày mệt mỏi. Hãy tận hưởng cuộc sống đi.” Tại sao anh nghĩ rằng họ đã sai?”
Và nó đã thành công. Các khách mời của Raz – phần lớn là những nhà lãnh đạo triệu phú đầy quyền lực – trở nên mềm mỏng với anh ấy khi họ có thể mở lòng về những thất bại và những khó khăn mà họ đã trải qua. Thường thì, họ nói chuyện rất thẳng thắn về việc nghiện ngập, về bạo lực, về việc ly hôn, ung thư và cả sự tham lam. Những cuộc trò chuyện như này là rất đặc biệt và hiếm có.
Điều “Tôi tò mò” làm là đặt người kia lên vị trí người thành công. Bạn không phải đang thương thảo, cũng không có câu trả lời đúng hay sai. Bạn chỉ đơn giản là muốn học hỏi. Raz đã từng giải thích trước đây tại sao anh ấy tin rằng sự tò mò tốt hơn trí thông minh. Anh cũng từng nói điều đó ngày trước khi ghi hình bắt đầu, anh ấy bảo các khác mời của mình “đầu hàng” và “trở nên phóng khoáng” với những câu chuyện của họ.
Những host Podcast cũng nổi tiếng khác, như Joe Rogan, Tim Ferriss, và Cal Fussman, cũng sử dụng cụm “Tôi tò mò/I’m curious”, hoặc một phiên bản khác của nó, trong những cuộc phỏng vấn của họ. Khi bạn nghe chương trình của họ, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ngồi giữa cuộc trò chuyện của những người bạn. “Tôi chẳng hề gần với mức độ thành công của họ,” Fuss đã nói về những người khách mời phỏng vấn của anh, có cả Kobe Bryant, Simon Sinek và Amanda Slavin. “Họ có thể tự hỏi rằng liệu tôi có thành công gì không. Nhưng tôi không nghĩ rằng “Họ nghĩ gì về mình?” mà thay vào đó là “Mấy người này là ai?”. Nó là một sự tò mò trẻ con. Tôi không thấy lý do tại sao tôi nên bị đe dọa. Một đứa trẻ không thấy bị đe dọa. Cậu bé hay cô bé ấy chỉ thốt ra những câu hỏi của mình thôi.”
___________________
Thử nghiệm tại bữa tiệc đó hóa ra lại là một thành công. Đêm hôm đó, tôi gặp một người Mennonite (một nhánh của Công giáo), người có 76 anh chị em. Tôi trò chuyện với một vị mục sư trẻ tuổi, người đang xây dựng một nhà thờ. Tôi ngồi quanh lửa trại và nói với một nhóm các nhân viên xã hội, một trong số họ đã từng mời Mark Zuckerberg một ly whiskey ginger vào năm 2012.
Tại sao tôi kể cho bạn việc này? Bởi vì tôi giờ đây là một người đã thay đổi. Tôi bắt đầu những câu hỏi của mình với “Tôi tò mò rằng,” và để nó dẫn tôi tới những cuộc trò chuyện thú vị, vui vẻ và đầy cảm hứng. Mọi người có vẻ cảm thấy thoải mái, và tôi thì được tiếp thêm năng lượng.
Sự tò mò rất đơn thuần. Nếu bạn tin rằng mọi người đều có một câu chuyện hay ho, bạn thấy rằng bạn đã đúng. Đôi khi một câu hỏi đơn giản là tất cả những gì cần để tiết lộ câu chuyện đó.
Vậy nên, tôi tò mò rằng – liệu cụm từ này sẽ đưa bạn đến đâu?
Nguồn ảnh: Michael Rubin
P/s: Bài gốc là tiếng Anh nên có lẽ sẽ phù hợp với văn hóa phương Tây hơn văn hóa Việt Nam mình. Những vẫn có thể biến hóa cụm “I’m currious” thành một cụm có giá trị và nội dung tương tự để bắt chuyện.