Mark Twain là “trưởng hội antifan” của Jane Austen?

Nhà văn Mark Twain thể hiện thái độ chán ghét với các tác phẩm của nhà văn Jane Austen. Khi ông bị ốm, bạn của ông đã dọa sẽ đến đọc Kiêu hãnh và định kiến cho ông nghe. Ông cũng từng nói: “Jane Austen ư? Tại sao tôi phải nói rằng bất cứ thư viện nào cũng tốt nếu không có một tập truyện nào của bà ta. Ngay cả khi nó không chứa một cuốn sách nào khác.”

Thậm chí, ông cũng từng viết trong một bức thư rằng: “Mỗi khi đọc Pride and Prejudice, tôi lại muốn quật mộ Austen lên và dùng xương cẳng chân của bà ấy để đánh vỡ hộp sọ của bà”.

Vậy nguyên do nào dẫn tới phản ứng gay gắt như thế?

Một giải thuyết cho rằng, Mark Twain thấy có nhiều điểm tương đồng trong phong cách sáng tác với Jane Austen. Lại có một phỏng đoán khác vì bạn của ông – tác giả William Dean Howells là một người hâm mộ trung thành của Austen; liệu rằng Mark Twain chỉ đang giả vờ thể hiện sự chán ghét này?

Tuy nhiên, điều này cũng không hợp lý khi Mark Twain từng trên 2 lần đưa ra cảm nhận tiêu cực khi bàn về Jane Austen và tác phẩm của bà.

Ông cũng ấp ủ viết một bài luận để phê bình các tác phẩm của bà nhưng rất tiếc công trình chưa hoàn thành và cũng chưa từng được công bố. Nhưng điều này cũng giúp chúng ta suy đoán được rằng, Mark Twain đã dành nhiều thời gian – tâm sức để đọc các tác phẩm của Jane Austen. Và có lẽ ông cũng hiểu các nhân vật của bà hơn bất kỳ nhà phê bình nào khác.

/ Đâu mới là việc đúng nên làm? /

Công lý là gì? Làm sao để chúng ta có thể hành động theo một cách công bằng và đúng đạo đức? Bằng cách đưa ra nhiều ví dụ từ cuộc sống hàng ngày, Michael J. Sandel đã thể hiện những quan điểm về công lý có thể được diễn dịch khác biệt ra sao, ví dụ, bởi các triết gia như Aristotle và Kant. Trong suốt khuôn khổ cuốn sách, ông đã thúc giục chúng ta đặt câu hỏi nghiêm túc về niềm tin cá nhân và quy ước xã hội.

  1. Nhận thức của chúng ta về công lý là chủ quan và thay đổi liên tục

Công lý vừa là một trong những chủ đề tranh luận thường xuyên, vừa là một trong những chủ đề khó nắm bắt nhất trong triết học, bởi vì nhận thức của chúng ta về nó là chủ quan, thay đổi thường xuyên theo tiến trình lịch sử.

Có đúng không khi hi sinh tính mạng một người để phòng tránh cái chết cho rất nhiều người? Có công bằng không khi đánh thuế người giàu để giúp người nghèo? Phá thai có phải là một quyền con người không, hay đó là giết người?

Câu trả lời cho những câu hỏi này rất khác nhau phụ thuộc vào từng cá nhân. Mọi người nhìn chúng từ một góc nhìn riêng biệt, tạo nên bởi quy tắc, giá trị, kinh nghiệm, và thật không may – định kiến và sự phẫn nộ khác nhau. Tất cả chúng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự đánh giá của chúng ta.

Hơn thế, lịch sử của triết học cho ta thấy câu trả lời cho những câu hỏi về công lý luôn bị giới hạn bởi thời kì mà các câu hỏi đó được đặt ra.

Trong các lý thuyết cổ xưa như lý thuyết của Aristotle, công lý được liên kết chặt chẽ với đạo đức và “cuộc sống tốt”: một xã hội chỉ công bằng khi nó nuôi dưỡng và tưởng thưởng đạo đức của công dân. Do đó trước khi chúng ta đặt câu hỏi công lý là gì, chúng ta phải biết cái gì tạo nên một cuộc sống tốt.

Theo như một triết lý hiện đại hơn như thuyết công lợi, công lý luôn luôn xoay quanh tổng hạnh phúc: công lý là làm tăng cảm giác hạnh phúc cho số đông.

Các lý thuyết hiện đại khác như triết lý Tự do cá nhân thấy phần quan trọng nhất của một xã hội công bằng là việc đảm bảo sự tự do tới mỗi cá nhân để sống cuộc sống theo nguyên tắc của riêng họ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *