Luis Von Ahn, cha đẻ của CAPTCHA và Duolingo, một thiên tài thực sự!

Hôm trước mình mới đọc bài ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo lần đầu tiên chạy quảng cáo lần đầu tiên vào năm 2019, mặc dù đã hoạt động rất lâu từ trước đó. Nên mình đã thử tìm hiểu và đi sâu xem ai là người sáng tạo ra ứng dụng này, và cách kiếm tiền của họ như thế nào?

Ứng dụng Duolingo được ra đời vào năm 2012 bởi một thiên tài máy tính có tên Luis von Ahn. Anh ta đã thiết kế ra sản phẩm CAPTCHA và reCAPTCHA, khi đó anh ấy mới chỉ 21 tuổi. CAPTCHA còn được biết đến với hàng tỉ người dùng Internet như những kì tự và hình ảnh kì quái mà bạn phải gõ để chứng tỏ mình là một người dùng thật. Phát minh này sau đó được bán cho Google với giá 20 triệu USD.

Vậy tại sao google lại sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn như vậy để dành cho CAPTCHA. Câu trả lời là tính ứng dụng của nó. Hiện nay những nghành như trí tuệ nhân tạo, nhận diện hình ảnh ngày một phát triển. Google có hàng tá tài liệu dưới dạng hình ảnh, bao gồm các bản scan sách báo cũ, tài liệu… Để có thể “dạy” máy tính có thể nhận dạng các ký tự trên hình ảnh. Thì chúng ta phải đưa vào rất nhiều dữ liệu ví dụ về nhận dạng vặn bản bằng mắt của con người. CAPTCHA và reCAPTCHA giải quyết điều đó. Đầu tiên họ sẽ cắt nhỏ các bản scan thành các hình ảnh nhỏ hơn gồm 2 từ khác nhau bằng thuật toán. Sau đó đưa hình ảnh này vào hệ thống cho người dùng nhìn vào nhập đoạn văn bản tương ứng. Từ đó họ chuyển từ định dạng ảnh sang dạng văn bản mà không mất bất kì đồng chi phí nào. Vì CAPTCHA được sử dụng free cho tất cả các trang web dùng để xác định người dùng hoặc máy ảo. Vì vậy hàng tá hình ảnh tài liệu được người dùng nhìn và chuyển đổi về dạng văn bản có thể lưu trữ được. Đó là sự thông minh về tư duy ứng dụng công nghệ của Luis von Ahn mang tính đột phá và giảm tải rất nhiều chi phí nhân công.

Tiếp đó là sự ra đời của Duolingo, ứng dụng học ngôn ngữ hàng đầu thế giới. Mình sẽ bỏ qua ứng dụng này như thế nào vì nó quá thông dụng và nổi tiếng rồi. Mình sẽ đi sâu vào sự thông minh của đội ngũ phát triển khi sở hữu một số lượng người dùng lớn như vậy.

Ngoài kiếm tiền từ quảng cáo và bán bài kiểm tra năng lực. Duolingo còn kiếm tiền từ một cách thức nữa. Đó là dịch thuật. Với nền tảng đa ngôn ngữ và người dùng đến từ hàng triệu các quốc gia trên thế giới. Những hãng tin, báo lớn sẽ chuyển thông tin bài viết của họ cho Duolingo rồi sau đó họ sử dụng thuật toán để chia nhỏ thành các câu rồi chuyển đến cho những người sử dụng app hàng trên các quốc gia. Và chính người dùng sẽ là người tham gia dịch thuật từng trang báo đó. Về độ chính xác, Duolingo sử dụng thuật toán tổng hợp rất nhiều phương án dịch thuật và đưa ra phương án phù hợp nhất. Sự tương tác qua lại đó càng làm cải tiến chất lượng dịch vụ dịch thuật

Đồng thời, ngoài chi phí công nghệ ban đầu, đó là hành động dịch “miễn phí”. Nếu New York Times trả 0,1 USD cho mỗi từ cho bản dịch của họ và phải phân bổ nhân lực để quản lý quy trình, Luis có thể cung cấp bản dịch với giá 0,05 USD/từ.

Các giải pháp công nghệ của Luis đều có chi phí rất rẻ và tính ứng dụng công nghệ cao. Điều đó khẳng định tư duy phát triển sản phẩm và tầm nhìn thông minh. Chính vì vậy Luis von Ahn đang sở hữu khối tài sản khủng lồ ước tính 700 triệu đô la!

Aaa thì ra là mày, làm tao ngồi chọn hết từ cột đèn, xe bus đến công nông xe tải, má nó cứ như trẻ lên 3 tập đọc ngày nào cũng phải chọn tới chọn lui

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *