Lucid dream là gì?

Bạn đã bao giờ nhận thức mình đang mơ, thậm chí điều khiển được tình tiết trong đó?

Giấc mơ tỉnh (lucid dream) là một loại giấc mơ mà người mơ nhận thức được rằng họ đang mơ. Trong một giấc mơ sáng suốt, người mơ có thể có được một số quyền kiểm soát đối với các nhân vật, câu chuyện hoặc môi trường trong mơ.

Chúng ta thường trải 4 đến 6 giấc mơ mỗi đêm nhưng lại quên gần hết khi tỉnh dậy, vì vậy chúng ta thường không biết là mình đang nằm mơ. Nhưng có những trường hợp giấc mơ lưu lại rất rõ nét trong trí nhớ, thậm chí cứ như đã thật sự xảy ra. Đó là do hiện tượng ‘lucid dream’ !

Lucid dream xảy ra khi chúng ta nhận thức được là mình đang mơ. Khi tỉnh giấc, bạn vẫn nhớ được những sự việc, suy nghĩ hay cảm xúc của mình. Đôi khi, bạn điều khiển được cả nhân vật, ngoại cảnh hay thậm chí là nội dung trong đó.

Nghiên cứu chỉ ra rằng có 55% người đã từng có ít nhất một giấc mơ tỉnh trong cuộc đời. Nhưng chỉ có 23% người trải qua giấc mơ tỉnh ít nhất 1 lần vào mỗi tháng.

Bạn đã từng nhận thức rằng mình đang mơ?

CHIA SẺ CÁ NHÂN

  • Mình đã gặp một giấc mơ tỉnh vào ngày 9 tháng 10 nên mình viết bài này muốn chia sẻ với các bạn về loại giấc mơ này.
  • Sau khi thức dậy mình có ghi lại nội dung giấc mơ nên bây giờ mình vẫn nhớ phần lớn nội dung trong giấc mơ.
  • Vào suốt những năm THPT mình có hứng thú với giấc mơ sáng suốt nên đã nghiên cứu và luyện tập rất nhiều, cho đến khi mình gặp phải vòng lặp giấc mơ (false awakenin’) phải nói là bây giờ mình vẫn cảm thấy hãi vì đã t.ự t.ử trong giấc mơ để thức dậy cũng bởi vì nó quá thực nên đã ám ảnh mình nhiều năm về sau. Mình đã kết thúc việc luyện tập tại đó, đến tận bây giờ mình mới mơ tỉnh lại.

False awakening (hay thức tỉnh giả, thức tỉnh sai, thức tỉnh nhầm) là một trạng thái mà người đang nằm mơ hiểu lầm là mình đã thức dậy, trong khi thực tế là họ vẫn đang chìm trong giấc ngủ. Trong trạng thái thức tỉnh giả, đối tượng thường mơ thấy mình đang làm các công việc hàng ngày vào buổi sáng như thức dậy vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi chuẩn bị đi học. Trong tình trạng False awakening, giấc mơ mà bạn thấy mình vừa thức dậy. Căn phòng của người mơ thức giả thường thân thuộc với căn phòng mà trước đó người đó đi ngủ. Nếu một người sáng suốt, họ thường tin rằng họ không còn trong mơ nữa và bắt đầu một buổi sáng như thường lệ. Người mơ còn tiếp tục trong giấc mơ cho đến khi nhận ra rằng mình chưa thật sự đã thức dậy hoặc cho đến khi họ thực sự đã thức dậy.

  • Lucid dream đơn giản là cơ thể của bạn đã ngủ nhưng bộ não vẫn hoạt động vì thế bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy và tiêu tốn năng lượng nên mình không khuyến khích các bạn lạm dụng nó quá mức.
  • Câu hỏi đặt ra là bạn đã bao giờ bay chưa?
  • Vâng, mình thì có rồi nhưng là trong giấc mơ tỉnh.
  • Mình có đọc được một số thông tin là có thể điều khiển nhân vật, ngoại cảnh và thậm chí sáng tạo môi trường ở trong đó, còn theo kinh nghiệm của mình thì mình chưa đạt đến trình độ đó mà chỉ có thể điều khiển được hành vi, suy nghĩ, lời nói và một số khả năng siêu nhiên như bay chẳng hạn.

LUCID DREAM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

  • Khi ở trong lucid dream, bộ não chúng ta có nhiều thay đổi. Vùng vỏ não trước trán – nơi kiểm soát khả năng nhận thức – sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn chứ không bị ức chế như trong giấc mơ thường.
  • Sóng gamma cũng được kích hoạt đến tần số gắn liền với nhận thức tỉnh táo và các chức năng điều hành. Nhờ vậy mà ta có thể hoạt động tự nguyện hoặc đưa ra quyết định trong giấc mơ.

NGOÀI VIỆC ĐÓN CHỜ MỘT CÁCH TUỲ DUYÊN, BẠN CÓ THỂ TRẢI NGHIỆM LUCID DREAM NHỜ THỰC HÀNH*

Lucid dream có thể đến một cách tự nhiên hoặc qua quá trình luyện tập, bằng cách:

1. MILD (Mnemonic Induction of Lucid Dreams) – Cảm ứng ghi nhớ: Nhẩm đi nhẩm lại một cụm từ trong đầu trước khi ngủ để tự “lập trình” sự minh mẩn trong mơ.

Mình thường tự đặt đi đặt lại câu hỏi đây là giấc mơ hay thực tại, đa số là nó cũng hoạt động trong giấc mơ để xác thực!

2. WBTB (wake-up-back-to-bed) – Thức giấc rồi quay về giường:

a. Đầu tiên, hãy để cơ thể đi vào giấc ngủ REM – khi não bộ hoạt động tích cực, tức là sau khoảng 6 giờ đồng hồ rồi đánh thức bản thân. Kích thích não bộ trong giai đoạn này giúp bạn có ý thức trong mơ.

Chuyển động mắt nhanh (REM) là khi một ai đó đang mơ, mắt người đó sẽ chuyển động nhanh (rapid eye movement). Các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng những chuyển động mắt này có thể tương ứng với hướng mà người mơ “nhìn” trong giấc mơ. Nó cho phép các người mơ có luyện tập có thể liên lạc với người nghiên cứu khi đang mơ bằng các tín hiệu chuyển động mắt.

b. Sau đó, hãy tập trung não bộ vào một việc gì đó trong khoảng 20 phút đến 60 phút rồi cố gắng quay trở lại giấc ngủ.

c. Khi trở lại giấc ngủ từ trạng thái tỉnh, bạn đang đưa dần ý thức của mình vào trong giấc mơ, dẫn chúng ta vào giấc mơ sáng suốt.

3. Luyện tập bài kiểm tra thực tế (reality check):

Để kiểm tra xem mình đang trong giấc mơ hay trong đời thật. Chẳng hạn như tự nhéo mình, nếu đau là thật, không đau là mơ.

Đó là cách “dân gian”, còn phương pháp từ các chuyên gia là thử đưa tay qua tường, nếu xuyên qua là đang trong mơ. Hay thử đọc một đoạn văn bản trên poster nào đó. Nếu bạn đọc lại lần nữa mà thấy nó thay đổi thì đó là mơ.

4. Ghi lại nhật ký giấc mơ

Theo tiến sĩ Apsy, người từng thực hiện nghiên cứu về lucid dream vào năm 2017, những người càng dễ đi vào giấc mơ tỉnh thì càng nhớ rõ giấc mơ của mình hơn. Vì thế, việc ghi nhớ chi tiết giấc mơ đã trở thành tiêu chuẩn để phán đoán xem bạn có trải qua giấc mơ sáng suốt hay không. Những người từng trải qua giấc mơ sáng suốt cũng chia sẻ rằng họ cảm thấy việc ghi lại giấc mơ của mình ngay sau khi ngủ dậy là một phương pháp rất hữu ích.

5. Thực hành thiền và chánh niệm

Không quá ngạc nhiên khi thiền và chánh niệm lại có thể hỗ trợ việc bước vào lucid dream. Bởi bản chất của chánh niệm vốn đã ‘huấn luyện’ chúng ta nhận thức rõ hơn về mình và môi trường xung quanh. Vì đã nhận thức rõ mình khi đang tỉnh giấc, bạn sẽ dễ nhận biết mình có đang nằm mơ hay không.

LUCID DREAM TỐT HAY XẤU?

Lucid dream thường được sử dụng để hoàn thành tâm nguyện, vượt qua nỗi sợ và chữa bệnh, cụ thể:

  • Giảm ác mộng: Lucid dream giúp bạn nhận thức được cơn ác mộng là không có thật và thay đổi chúng bằng những hình ảnh dễ chịu hơn.
  • Giảm lo lắng, căng thẳng: Cảm giác được làm chủ khi ở trong giấc mơ sáng suốt giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ. Khi biết mình đang mơ, bạn có thể định hình câu chuyện và kết thúc của nó theo ý mình.
  • Tăng khả năng vận động: Trong lucid dream, vỏ não trước được kích hoạt và giúp việc thực hiện một chuyển động tốt hơn. Nhờ vậy, lucid dream có thể giúp những người khuyết tật phục hồi thể chất.
  • Tăng khả năng sáng tạo: Những người sáng tạo dễ rơi vào lucid dream hơn nhờ vào khả năng gợi nhớ và hình dung tốt. Ngược lại, lucid dream cũng làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng ta

Bên cạnh những công dụng trên, vẫn còn nhiều tranh luận quanh lucid dream bởi một số rủi ro:

  • Rối loạn giấc ngủ: Những phương pháp để đi vào lucid dream thường làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến việc ngủ không đủ giấc và gây ra nhiều hậu quả như căng thẳng hay trầm cảm.
  • Tri giác sai tại (derealization): Phương pháp cảm ứng (induction techniques) kết hợp thực tại và giấc mơ, khiến việc phân biệt chúng trở nên khó khăn hơn với một số người.
  • Tình trạng mất kết nối: Việc hiện thực và giấc mơ chồng chéo lên nhau dẫn đến việc mất kết nối với chính bản thân hoặc môi trường xung quanh.

References

– Ngọc Hà (October 24,2020). [vietcetera] (https://vietcetera.com/vn/lucid-dream-la-gi)

– [Wikipedia] (https://en.wikipedia.org/wiki/Lucid_dream)

– Kahan T.; LaBerge S. (1994). “Lucid dreaming as metacognition:implications for cognitive science”. Consciousness and Cognition. 3 (2): 246–64. doi:10.1006/ccog.1994.1014. S2CID 54332622.

– Adrienne Mayor (2005). Fossil Legends Of The First Americans. Princeton University Press. p. 402. ISBN 978-0-691-11345-6. Retrieved 29 April 2013. The term “lucid dreaming” to describe the technique of controlling dreams and following them to a desired conclusion was coined by the 19th-century Dutch psychiatrist Frederik van Eeden.

– Lewis Spence; Nandor Fodor (1985). Encyclopedia of occultism & parapsychology. 2. Gale Research Co. p. 617. ISBN 978-0-8103-0196-2. Archived from the original on 20 March 2021. Retrieved 29 April 2013. Dr. Van Eeden was an author and physician who sat with the English medium Mrs. R. Thompson and was also … 431) in which he used the term “lucid dream” to indicate those conditions in which the dreamer is aware that they are dreaming.

– Eeden, Frederik. “A Study of Dreams”. lucidity.com.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *