Lâu lắm mới thấy một vụ trên reddit hay thế này: Vụ án cậu bé biến mất trong 20 giây và vẫn mất tích sau 33 năm

Tỉnh Tokushima, 1989; Một người bố đưa đứa con sơ sinh cho vợ ở cửa nhà, khi quay lại, đứa con 4 tuổi-người vừa mới theo ông lên cầu thang đã biến mất. Cậu bé biến mất trong vòng 20 giây đã mất tích được 33 năm.

Chuyến đi đến Tokushima

Shinya Matsuoka, 4 tuổi, sống với bố mẹ cùng một người chị và một em trai ở tỉnh Ibaraki. Khi bà ngoại mất đột ngột vào ngày 5/3/1989, toàn bộ gia đình đến Tokushima để viếng đám tang bà diễn ra ngày sau đó. Tiếp đến, gia đình lái xe một tiếng để đến nhà một người thân bên ngoại và ngủ nhờ tối hôm đó.

Vụ mất tích

Sáng ngày 7/3, tầm 8 giờ sáng, người bố, Shinya cùng em trai 2 tuổi đi dạo. Sau 10 phút, người bố muốn về nhưng Shinya muốn đi tiếp nên họ quyết định thả người em ở nhà rồi đi tiếp một vòng quanh khu phố, lúc đó là một khu vực hẻo lánh với ít nhà cửa.

Dẫn tới nhà người họ hàng mà họ đang ở nhờ là một cái cầu thang dài tầm 10 mét. Bố Shinya bế đứa con trai bé trong tay đi phía trước Shinya-người tuy chậm nhưng chắc chắn là leo được cầu thang. Người bố thấy Shinya đã đi hết các bậc cầu thang. Ông bước vào của nhà và trao đứa con trai bé cho người vợ.

Một việc chỉ tốn vài giây.

Người cha nhận ra rằng Shinya đã không theo ông vào nhà liền đi ra ngoài tìm nhưng cậu bé đã biến mất. Người bố đã đi tìm xung quanh căn nhà nhưng không có dấu vết gì. Ngay sau đó, gia đình và người thân cùng trợ giúp cuộc tìm kiếm, một lúc sau, cảnh sát cứu hỏa địa phương cũng tham gia tìm kiếm đứa trẻ 4 tuổi. Do có lo ngại cậu bé đã đi lạc vào vùng núi, mọi người cũng bắt đầu tìm kiếm khu vực đó.

Sau trưa, vấn đề đã trở thành trách nhiệm của cơ quan hành pháp. Đội ban đầu gồm 15 sĩ quan và khoảng 100 cảnh sát chống bạo động, lính cứu hỏa và người dân, ngày hôm sau con số đã tăng lên 200 người.

Trong vòng 3 tháng sau đó, cuộc tìm kiếm diễn ra mà không đem lại manh mối nào về số phận của Shinya.

Sau vụ mất tích

Hiển nhiên, yếu tố khó hiểu nhất của vụ án là khoảng thời gian ngắn mà Shinya biến mất.

Hãy làm rõ lại những sự thật mà các điều tra viên phải đối mặt:

– Khu vực mà gia đình đang ở rất hẻo lánh và ngôi nhà nằm ở cuối con đường thị trấn. Điều này nghĩa là ít người đến khu vực này nếu họ không sống ở đó.

– Những người làm đồng cách đó 100 mét không thấy chiếc xe lạ nào. Và không cũng không có dấu hiệu rằng đã xảy ra tai nạn giao thông nào trong khu vực.

– Không ai ở ngoài khu vực đó biết rằng gia đình đang ở nhà người họ hàng.

Cho dù Shinya rất trưởng thành so với tuổi và hoàn toàn có thể nói số điện thoại, địa chỉ nhà và tên bố mẹ, các điều tra viên cho rằng khả năng cậu bé bị bắt cóc là thấp do những lý do nêu trên.

Cuộc điện thoại kỳ lạ

Ngay sau khi cậu bé mất tích, gia đình có đặt một máy thu âm vào điện thoại bàn của nhà người họ hàng. (TN: mình nghĩ là để đề phòng kẻ bắt cóc gọi đến)

Ngày 16/3, một ngày trước khi gia đình định về nhà, điện thoại reo.

Bố của Shinya nhấc máy.

“Vợ anh có ở đó không?” một giọng nữ vang lên với chất giọng đặc trưng vùng Tokushima.

Người chồng chuyển máy cho vợ.

“Tôi là mẹ cháu Mariko Nakahara, cháu nhà tôi ở trong nhóm “mặt trăng” ở trường mẫu giáo Seikei”.

Đó chính là tên ngôi trường chị Shinya đang theo học.

Giọng nói tiếp tục: “Chúng tôi có quyên góp chút tiền để hỗ trợ gia đình. Chúng tôi nên gửi đến đâu đây? Gia đình có định về nhà sớm không?”

Người mẹ nói rằng gia đình đang tính ngày hôm sau sẽ về.

Một thời gian sau, người mẹ không thấy động tĩnh gì về số tiền quyên góp nhưng ngại hỏi vì sợ thiếu tế nhị. Cũng không có cuộc gọi nào khác từ mẹ của Mariko.

Vài ngày trôi qua và người mẹ quyết định hỏi về khoản tiền quyên góp. Hóa ra, không có học sinh nào tên Mariko Nakahara và cũng không có khoản quyên góp nào cả.

Nghĩ lại, người mẹ mới nhận ra rằng cuộc gọi đến từ người có chất giọng Tokushima trong khi họ sống ở Ibaraki. Kỳ lạ hơn nữa, sao người giám hộ bạn học con gái họ lại có số điện thoại của nhà người họ hàng họ đang ở?

Hơn nữa, tại sao có người ở Tokushima lại biết tên trường mẫu giáo của con gái họ?

Đáng buồn là không có thêm thông tin hữu dụng nào đến từ vụ việc kỳ lạ này.

Những lần nhìn thấy từ đó

Vụ mất tích của Shinya có được công chúng quan tâm và gia đình đã xuất hiện trên TV hơn 50 lần và còn công khai số điện thoại và để có thể nhận được nhiều thông tin nhất có thể.

Dưới đây là tổng hợp tất cả những lần Shinya được cho là đã được nhìn thấy (đây là bản dịch của tôi của danh sách trên trang web này https://kowaiohanasi.net/matuoka-sinya-jiken)

– Tháng 5/1989 – một người đàn ông mang một cậu bé với ngoại hình giống Shinya được nhìn thấy bên bờ biển ở Tokushima. Khi nhân chứng cố nhìn kỹ mặt cậu bé hơn, người đàn ông quay đi và vào trong 1 chiếc xa trắng. Đây là khu vực mà các tàu Triều Tiên hay qua lại.

– Tháng 4/1990 – Một bà nội trợ ở Tokushima đã gọi trực tiếp đến số điện thoại của gia đình và quả quyết rằng bà đã thấy Shinya. Người bố có gặp người phụ nữ để hỏi chi tiết. Người bố chuyển tất cả thông tin cho cánh sát và yêu cầu cảnh sát xác minh. Khi ông hỏi về vấn đề này sau khi không thấy cảnh sát báo lại, trưởng phòng nói rằng ông ta bận vì bố vừa mất. Không có manh mối nào.

– 1990 – Nghe rằng có một cậu bé trông giống Shinya được nhìn thấy đứng trước một khu mua sắm ở Yamagata, người cha đã đến đó là phát tờ rơi trẻ mất tích cho dân địa phương, họ cũng khẳng định rằng đã nhìn thấy cậu bé ở khu vui chơi. Không có manh mối gì nữa.

– 1991 – Người mẹ được báo rằng có một cặp đôi được nhìn thấy ở đền Shikoku đi cùng một cậu bé mà, dựa trên tuổi tác, không phải con của họ. Người mẹ có đến và tìm kiếm nhưng không thấy gì.

– 1995 – Một người đàn ông có tuổi ở Hokkaido nói rằng ông biết một người từng nói với ông rằng họ được tặng một cậu bé tên là Shinya từ đảo chính. Không manh mối.

– 1997 – Một người phụ nữ trên đường về nhà từ chỗ làm được cho rằng đã nhìn thấy Shinya ở trên tàu điện ngầm ở Yokohama. Cậu bé ngồi cạnh bà và bà sởn gai ốc khi nhận ra cậu nhìn rất giống với cậu bé mất tích. Đứa bé có vẻ bị thương ở cổ tay và được băng lại một cách sơ sài, cậu bé nhìn chung có vẻ không được chăm lo. Bà có nói chuyện với đứa trẻ và nó nói rằng nó đang bị một người đàn ông có tuổi ngược đãi. Bà có đưa số điện thoại cho đứa bé và bảo cậu gọi nếu cần giúp đỡ và sau đó cậu bé có gọi đúng 1 lần. Không có manh mối nào thêm.

– 1998 – Một nhân viên thu ngân tại một cửa hàng cho thuê băng đĩa ở vùng Chugoku nói rằng anh đã thấy một đứa bé bị thương ở cổ tay. Cậu bé lấy một tấm thiệp có hình Titanic rồi đưa cho một người trông giống như Yakuza (TN: mafia Nhật) xem, người này có vẻ như đang trông chừng cậu bé. Cậu bé sau đó mua tấm thiệp. Người nhân viên ngay sau đó đã báo chủ cửa hàng và 2 người cùng đi tìm cậu bé nhưng cả 2 đã đi mất.

Người đàn ông nhận mình là Shinya

Năm 2018, một người đàn ông tên Ryuto Wada xuất hiện trên TV và tự nhận mình là Shinya Matsuoka. Tôi vẫn nhớ sự kiện này khá rõ, do mạng Nhật lúc bấy giờ khá sôi nổi. Liệu đây có phải là cái kết của bí ẩn và cuộc tìm kiếm Shinya? Liệu mọi việc có kết thúc? Ryuto quả thật khá giống với Shinya theo một số người và mọi người đều rất mong chờ kết quả xét nghiệm DNA, thứ sẽ trả lời cho cả quốc gia liệu rằng đây có đúng là cậu bé đã mất tích gần 3 thập kỷ trước.

Trang web này https://www.wareko.jp/…/shinya-matsuoka-missing-place… (tiếng Nhật) liệt kê mọi thông tin về Ryuto Wada vào lúc đó.

Không may thay, kết quả xét nghiệm DNA kết luận rằng Ryuto không phải Shinya Matsuoka.

Cậu bé biến mất trong vòng 20 giây vẫn mất tích sau 33 năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *