KHOẢNH KHẮC NÀO KHIẾN BẠN NHẬN RA MẶT TỐI TRONG BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI?

Tôi là một thẩm phán, nhìn thấy câu hỏi này, trong đầu tôi bỗng nhớ đến một vụ án đã từng khiến tôi lạnh hết cả sống lưng và phải nghi ngờ về nhân tính con người.
Vụ án xảy ra vào năm 2009, lúc tôi đang làm việc tại tòa án cấp huyện. Một ngày nọ, khi tôi vừa tan làm chuẩn bị lấy xe về nhà, một ông cụ khoảng hơn 70 tuổi, mặc bộ quần áo rách rưới, run run rẩy rẩy chạy đến trước mặt tôi kêu oan, nói muốn kiện con gái vì đã không cấp tiền phụng dưỡng cho ông ta.
Thấy ông cụ trông có vẻ khổ sở nên tôi động lòng thương, đỡ ông ta đứng dậy hỏi rõ tình hình. Nghe ông cụ này kể lại, con gái ông ta đang làm trong chi cục thuế cấp huyện, đã là nhân viên được vào biên chế. Con rể còn là người đứng đầu một thị trấn. Nghe thế, tôi đã vô cùng tức giận, cho rằng con gái con rể ông ta quá vô ơn bạc nghĩa với người có ơn sinh thành dưỡng dục, quyết định giúp ông cụ phát giấy triệu tập của tòa đối với hai người kia.
Thế nhưng, con gái và con rể ông cụ này lại từ chối nhận giấy và không đến giải quyết sự việc. Sau đó, tôi đã gọi trực tiếp cho lãnh đạo chi cục thuế nơi con gái ông cụ đang làm, khéo léo chuyển lời rằng, nếu còn không đến thì không những sẽ gặp bất lợi khi tòa xét xử vắng mặt bị cáo mà còn có thể bị đưa lên viện kiểm sát vì tội chối bỏ nghĩa vụ phụng dưỡng với bố mình.
Cuối cùng, cô con gái mới đến với vẻ rất miễn cưỡng
Nhưng những chuyện xảy ra sau đó đã khiến tam quan của tôi suýt chút nữa đã sụp đổ.
Lúc mở phiên toà, người con gái kia không thèm nhìn bố mình lấy một cái, hơn nữa còn yêu cầu chúng tôi xét xử không công khai vụ việc này, không cho chồng cô ấy đến dự. Tuy nhiên mẹ cô ấy, cũng là vợ cũ của ông cụ kia vẫn đến, và còn nộp đơn kiện ngược lại ông ta.
Sau đó tôi mới biết, ông cụ đến kiện đã từng ngồi tù, mới được thả ra vào năm 2007.
Tội danh của ông ta là cưp của và HD. Hóa ra trước đây ông ta là một tên ác bá không chuyện xấu nào chưa từng làm, nghiêm trọng hơn nữa là đối tượng ông ta XHTD lại chính là con gái ông ta, cũng chính là bị cáo của phiên tòa này. Chuyện này không chỉ diễn ra 1 2 lần, cô bé năm đó đã bị tổn thương nặng nề về cả thể chất lẫn tinh thần. Ngay sau khi biết được chuyện đó, ánh mắt của tôi khi nhìn ông lão trông có vẻ khổ sở ấy đã lập tức thay đổi, không còn sự thương xót cho người già yếu như lúc ban đầu, mà thay vào đó là sự chán ghét đến vô hạn đối với một kẻ xấu. Pháp luật quy định con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những trường hợp như cha mẹ bỏ rơi con, ngc đi con, thậm chí là lấy đi sự sống và có hành vi XHTD đối với con cái thì con cái cũng được quyền không cấp dưỡng hoặc hoãn cấp dưỡng đối với những người cha làm mẹ như vậy.
Vụ án này nằm trong số những trường hợp đặc biệt kể trên.
Biết được những chuyện xấu ông ta đã từng làm, với tư cách là một thẩm phán và là một người có tam quan ngay thẳng, tôi không thể không đồng tình với việc bỏ mặc cha ruột mình của cô gái kia, đưa ra phán quyết bãi bỏ vụ kiện.
Không ngờ lão già này lại không vừa lòng, in một tấm băng rôn lớn tố cáo chúng tôi vì tư tình mà làm trái pháp luật, chạy đến tòa án nhân dân cấp tỉnh “kêu oan”. Giới truyền thông không phân biệt rõ trắng đen cũng hùa theo cái gọi là “chính nghĩa” để kêu oan hộ ông ta, điều hướng dẫn dắt dư luận khiến chúng tôi và cả cô con gái bị chỉ trích rất nhiều.
Cuối cùng, phía tòa án không chịu được áp lực, hội đồng xét xử đưa ra phán quyết như sau: mỗi tháng con gái lão già kia phải chu cấp cho ông ta 200 tệ sinh hoạt phí. Nhưng ông ta vẫn không chịu từ bỏ và kháng cáo, đưa ra lý do là số tiền này quá ít, một hai đòi thêm, thậm chí còn đòi con gái phải đến thăm mình theo định kỳ, tốt nhất là đón ông ta về nhà ở cùng.
Người già bình thường mà đưa ra yêu cầu như thế, có lẽ sẽ được tòa chấp nhận. Vì phụng dưỡng cha mẹ không chỉ là về vật chất mà còn là về tinh thần. Nhưng ông già kia là kẻ có nhân phẩm như nào, tất cả mọi người trong tòa án chúng tôi đều nhìn ra. Con gái ông ta cũng có con gái, cô bé mới 14 15 tuổi thôi. Ông ta luôn nhìn cháu gái mình với ánh mắt dơ bẩn như thế, ai dám đảm bảo nếu ông ta đến sống chung với gia đình họ liệu có xảy ra chuyện gì hay không?
Cuối cùng, qua rất nhiều bản báo cáo được viết ra cùng với việc chấp nhận chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía, tòa án đã quyết định bác bỏ đơn kháng cáo của ông ta.
Lão già này lại một lần nữa không chịu yên phận, đến tận chỗ con gái làm để gây chuyện. Sau cùng thì chồng cô gái cũng đã biết rõ chuyện năm xưa, may mắn là người ta thấu tình đạt lý, không quay ra chê bai oán trách vợ. Chỉ là có một tối nọ, lão già kia bị một đám xã hội đen đã uống rượu say dồn đến một góc khuất nằm ngoài tầm kiểm soát của camera đường phố. Sau đó chuyện như thế nào hẳn là mọi người cũng đoán được, nửa đời sau của lão phải sống trong cảnh bán thân bất toại.
Sau khi xảy ra chuyện cũng có người báo cảnh sát, nhưng không bắt được người gây án, ông già thì đã bị liệt nửa người, bị đưa đến viện dưỡng lão. Nghe nói hai năm trước lão đã qua đời.
Trước khi lão mất, con gái và vợ cũ của lão không một ai đến thăm. Sau khi lão mất, họ cũng không đến tổ chức tang lễ.

Hồi mới đi làm, vào chung đợt còn có 1 bạn nhân viên khác tuổi tác cũng tương đương. Tôi là người hướng nội, lại không có cảm giác an toàn nên rất khó kết thân. Sau này có nhiều điểm trùng nên thân thiết với cô bạn ấy. Thời điểm này, sếp có giao việc cho cả hai nhằm mục đích khảo sát năng lực. Lúc đầu còn ổn, ai làm việc ấy. Sau một lần cô ấy mượn ipad của tôi trong giờ nghỉ, nói là xem phim nhưng lại bê phần số liệu của tôi ra làm báo cáo cá nhân. Họp lần 1, tôi biết mình bị cắn rồi nhưng không làm thế nào được. Lần sau, vẫn số liệu ấy cô ấy lại làm theo hướng của tôi. Nhưng đến lúc nộp, tôi phát triển theo hướng khác, chuyên sâu hơn nên bài báo cáo của cô ấy bị gạt ra phía sau.

Một thời gian sau, tôi bóng gió nói: người mượn đồ người khác, chung quy cũng chỉ đợi người ta có mới mượn về dùng được thôi. Không phải của mình, không biết cách dùng cũng phải.


” Giới truyền thông không phân biệt rõ trắng đen cũng hùa theo cái gọi là “chính nghĩa” để kêu oan hộ ông ta, điều hướng dư luận khiến chúng tôi và cả cô con gái bị chỉ trích rất nhiều.”

Nên là nhiều trường hợp chưa nhìn rõ hết hoàn cảnh câu chuyện thì tốt nhất không nên nhảy vào làm anh hùng mạng, nhiều khi kẻ giở trò kêu khóc ra vẻ đáng thương chẳng phải là nạn nhân đâu. Mà đám truyền thông thích nhất là dắt mũi dư luận.


Hồi mới ra trường ở trọ là ở ghép tại nghèo ????. 2 đứa dọn vô 1 lượt, nhỏ đó nó đẹp, trắng tươi, cùng quê t luôn mà khác huyện. Mẹ nó khen nó nấu ăn ngon lắm, sạch sẽ gọn gàng yên tâm ở chung. Nó ra đường là thơm phức, trang điểm lộng lẫy. T còn ngưỡng mộ luôn á. Ở 3 ngày t về quê làm giấy tờ. Đi lên thì má ơi à, đi lộn bãi rác hay kênh Nhiêu Lộc dậy chài. Hộp cơm, chai nước, quần áo bẩn đắp có nùi. Chăn màn k xếp. Nó lấy mền t nó lót đít ngồi. Chưa hết. Nó kho cá mà k có nước màu. Nó để trắng như ma da vậy đó. K có hành tiêu tỏi ớt chi luôn. Tanh muốn xỉu. Kêu t ngon lắm ăn đi. Nó mặc bộ đồ 3 ngày trước t về quê luôn á. T chạy mất dép. Bỏ luôn tiền thuê phòng còn tốn thêm tiền mướn phòng mới ????????.


Cuộc sống tôi đơn giản và chill lắm, chỉ shock vì thằng bạn mình rất thân là một hội viên cấp cao trong hội nhóm chăn rau. (Tôi là nữ)

Nhiều khi muốn hỏi nó là m đã bao giờ tiếp cận và chơi với t k phải vì tình bạn chưa…

Nhưng chẳng dám hỏi, nó k làm gì mình thì thôi vậy, chơi với nhau gần 13 năm rồi có ít đâu.


Nếu như k phải vì bị XHTD bởi chính cha ruột mình thì có lẽ cô con gái trong bài đã mạnh mẽ công khai bộ mặt kinh tởm của ông già kia cho dư luận biết chứ k để lão mặt dày làm càn như vậy, thực sự nạn nhân XHTD là những ng phải chịu mất mát quá lớn, bị tổn thương nhưng lại khó công khai đòi lại công bằng cho mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *