Khi một người đã sống với bệnh tâm thần cả đời mình, và sau đó mắc Alzheimer, liệu các bệnh tâm thần kia có tiếp diễn không? Có đặc điểm tính cách nào vẫn còn lại sau khi người đó mắc Alzheimer không?
Là một y tá tại đơn vị chuyên phục vụ nhu cầu của những người lớn tuổi mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng, dai dẳng cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần nội trú (Geropsychiatric unit), mình thường xuyên chứng kiến tình trạng này trong quá trình làm việc của mình.
Chúng ta vẫn thường thấy những bệnh nhân tâm thần mãn tính dần mắc các chứng sa sút trí tuệ (dementia), sớm hơn so với dân số nói chung. Những căn bệnh tâm thần phần nào đẩy nhanh quá trình sa sút trí tuệ, và chính sự sa sút trí tuệ cũng khiến những bệnh tâm thần khác trở nên trầm trọng hơn.
Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) vẫn trải qua những giai đoạn hưng cảm. Khi đã sa sút trí tuệ, trong giai đoạn hưng cảm, hành vi của họ trở nên vô tổ chức hơn và có khuynh hướng phát triển những triệu chứng loạn thần *(psychotic features). *
Bệnh nhân tâm thần phân liệt (schizophrenia) thường trải qua ảo giác – điều vốn thường thấy ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, và những ảo tưởng kì dị – điều không thường xảy ra với bệnh nhân sa sút trí tuệ mà là đặc điểm đặc trưng của bệnh nhân tâm thần phân liệt.
(Ảo giác (hallucinations) là tình trạng các giác quan bị rối loạn, khiến chúng ta nghe, nhìn, cảm nhận những điều không có thật; ảo tưởng (delusions) là những nhận định, niềm tin sai mâu thuẫn với thực tế)
Những rối loạn nhân cách* (personality disorders)* cũng có xu hướng tiếp tục kéo dài, mặc dù cũng có một chút biến đổi khi người bệnh sa sút trí tuệ. Người rối loạn nhân cách ái kỷ* (NPD) *vẫn sẽ duy trì các đặc điểm của chứng ái kỷ, và phát triển một số khuynh hướng chống đối xã hội khi bắt đầu sa sút trí tuệ. Những đặc điểm của chứng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) cũng có xu hướng duy trì. Các đặc điểm của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) cũng tiếp tục tồn tại, mặc dù khi chứng mất trí nhớ tiến triển và nhận thức suy giảm, khả năng duy trì các thói quen và nghi lễ của những bệnh nhân này cũng kém đi. Điều này lại khiến họ trở nên lo âu và kích động hơn.
Sau cùng, sa sút trí tuệ sẽ đem đến kết cục chung cho tất cả bệnh nhân: mất khả năng hoạt động như một con người đúng nghĩa, và chết. Khi đã đi đến giai đoạn cuối, những biểu hiện của các chứng bệnh tâm thần sẽ trở nên mờ nhạt dần.
Buồn quá…
Nghiêm túc mà nói, nếu mình bị sa sút trí tuệ, mình chỉ muốn chết đi luôn.
Thật buồn khi phải chứng kiến những người đã dành cả đời mình làm lụng, để rồi những năm tháng cuối đời lại bị cướp đi bởi căn bệnh quái gở như vậy ????.