Trả lời: Nick Levin, kỹ sư.
Tôi tin rằng Putin từng là một sĩ quan an ninh quốc gia rất có kinh nghiệm. Putin đã phục vụ cho KGB trong vòng 15 năm.
Vị trí này tại Xô Viết được nhìn nhận là một vinh dự, được tôn trọng và đầy trách nhiệm. Các cơ quan tình báo thường không tiết lộ về bí mật, và những nhân viên của họ, với rất ít ngoại lệ, thường giữ im lặng cho đến cuối đời. Nhưng thông tin chi tiết nhất về quá trình hoạt động tại KGB của Vladimir Putin được Alexander Rahr mô tả trong cuốn “Putin. The best German in Kremlin.”
Tháng 10/1975, Putin vừa tròn 25 tuổi. Trong luận văn của mình, ông đã nhắc đến vấn đề của việc quá ưu ái một quốc gia trong thương mại quốc, được đánh giá là “xuất sắc”. Kể từ đó, ông chính thức trở thành một luật sư. Cùng năm đó, ông được KGB tuyển mộ.
Tại trụ sở KGB ở Leningrad, Putin ban đầu là một thư ký, sau đó được chuyển sang trung đoàn 2, làm công tác phản gián. Đây là một sự thăng tiến nhanh chóng và đáng chú ý. Sau một năm rưỡi làm phản gián, Putin được đề nghị chuyển sang ban chỉ huy trung ương, nơi điều hành các hoạt động tình báo nước ngoài. Để vào được đơn vị KGB tinh nhuệ này rất khó. Putin lúc đó chỉ mới 24 tuổi! Ông phải chứng minh bản thân phù hợp với hoạt động tình báo thông qua một khoá đào tạo kéo dài 1 năm ở Moscow. Thầy dạy của ông kể lại trong một cuộc phỏng vấn với báo Nga là lính mới buộc phải tập nhảy dù để vượt qua cảm giác sợ hãi, và sau đó học sử dụng các công cụ tình báo và tiếng nước ngoài.
Khi Gorbachev trở thành lãnh đạo Xô Viết tháng 3/1985, thiếu tá KGB Putin lúc đó mới 32 tuổi.
Putin được cử đi đào tạo nâng cao ở học viện tình báo nước ngoài. Tất cả sinh viên đều có bí danh. Bí danh của Putin là Platov. Thành tích học tập của ông cũng rất đáng nể, điểm “xuất sắc” khi thi bắn sung, và được cử làm trưởng nhóm.
Năm 1985, Putin được cử đi hoạt động ở Dresden (Đức).
Nhóm tình báo của Xô Viết lúc đó ở Dresden đóng đô tại số 4 Angelika-Strasse. Năm 1987, Putin cùng nhiều sĩ quan KGB khác, được tặng huân chương vàng “do có thành tích phục vụ quân đội quốc cộng hoà dân chủ Đức (GDR)”. Ngày 7/2/1988, Putin được bộ trưởng an ninh GDR tặng huân chương danh dự của quân đội quốc gia. Chủ tịch hội đồng Xô Viết cũng tặng ông huy chương danh dự.
Putin rời Đông Đức tháng 1/1990, chỉ 2 tháng sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Một sự thật thú vị.
Ngày 6/12/1989, khi một nhóm quá khích sắp đột nhập vào nhà số 4 đường Angelika-Strasse, trụ sở của KGB ở Dresden. Putin đã gọi đến trụ sở của nhóm phía Tây ở Đông Đức và nhờ trợ giúp, nhưng ông được trả lời là sẽ không có sự trợ giúp nào cả. Những sĩ quan KGB lúc đó đã sẵn chiến đấu với vũ khí trên tay. Putin ra khỏi toà nhà. Ông tự nhận mình là một nhà thương thuyết – thông dịch viên của quân đội. Ông nói với đám đông đang chuẩn bị tấn công khi đó “Tôi là một người và tôi sẵn sàng hy sinh!”. Không một ai dám tấn công toà nhà. Ông lúc đó 37 tuổi và đang là trung tá KGB.
Putin được phong huân chương chiến công KGB hạng 2 và 3.
Năm 1991, Putin rời khỏi KGB. Ông giải thích cho sự ra đi này là do thất vọng với sự sụp đổ của Xô Viết và lực lượng an ninh. Theo như ông nói thì ông cảm thấy rằng đất nước không còn cần đến mình nữa.
Putin mang hàm thượng tá.
Vài người cho rằng Putin khi còn là một sĩ quan KGB thì không có nhiều kinh nghiệm. Tôi nghĩ họ sai. Đây là những bằng chứng cho thấy sự nghiệp của ông. Nằm trong số những sĩ quan tinh nhuệ nhất của lực lượng an ninh quốc gia. Putin là một nhà lãnh đạo được tôn trọng, một sĩ quan cẩn thận và mô phạm, người có thể tự mình đưa ra những quyết định chính xác.