HAI BÀ TRƯNG VÀ TAI-KDAI

HAI BÀ TRƯNG VÀ TAI-KDAI

Trong bài hôm trc, em ko có í muốn bàn về việc có Hồng Bàng thị hay không, nhưng thấy mọi ng hứng thú với nó, nên nhân thông tin nói “Hai Bà Trưng là người Thái” em xin bàn thêm trong bài này

1/ Kinh Dương vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ và Hùng vương

1.1 Như trong bài trc em có dẫn các sử liệu cho thấy, có 2 nhóm tài liệu:

– Nhóm 1 là các tài liệu tính từ Việt sử lược (1377) trở về trước: theo các nhóm tài liệu này thì ở Giao Châu có Hùng vương, nhưng đó là người bản địa và không có mối liên hệ gì với Kinh Dương vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ngài Hùng vương này ở ngôi từ khoảng năm (696-698Tcn) và truyền dc 18 đời, nên so với tuổi thọ của con ng thì hoàn toàn hợp lí.

– Nhóm 2 là các tài liệu tính từ Lĩnh Nam chích quái (sách chép những chuyện kì dị tại Lĩnh Nam) trở về sau: theo các nhóm tài liệu này thì ở Giao Châu có Hùng vương và ngài ấy được cho là con của Lạc Long Quân với Âu Cơ, xa hơn là hậu duệ của Viêm Đế họ Thần Nông.

-> Từ đây chúng ta dễ dàng thấy rằng 3 nhân vật: Kinh Dương vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã được Thêm Vào Làm Tổ Tiên Của Hùng Vương trong khoảng thời gian từ Việt sử lược đến Lĩnh Nam chích quái.

1.2 Nhận xét

– Căn cứ vào những điểm đã bàn ở trên và dựa vào các chi tiết Thần Dị mô tả về Kinh Dương vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ trong Truyện Hồng Bàng thì ng viết kết luận: 3 nhân vật Kinh Dương vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ là ko có thật. Tuy nhiên, do những nhân vật này có Giá Trị Tinh Thần đối với người Việt nên ng viết luôn tỏ thái độ kính trọng (Không Tin Nhưng Không Bài Bác).

– Thế còn Hùng vương thì sao ? Cứ theo những ghi chép sớm nhất của Giao Châu ngoại vực kí được Thủy Kinh chú dẫn lại thì Rất Có Thể ở Giao Châu có Hùng vương (hoặc tên khác là Lạc vương) thật. Tuy nhiên Giao Châu ngoại vực kí cũng chép nhiều chi tiết trái với chính sử của tàu như Sử kí và Hán thư, nhưng để bác bỏ ghi chép ấy thì cũng không có cơ sở rõ ràng.

-> Tóm lại, nói Hồng Bàng kỉ là có thật hoặc không có thật thì phải nói rõ là Nhân Vật nào, Chi Tiết nào, chớ không thể gom cả cái kỉ Hồng Bàng vào dc. Nói Kinh Dương vương không có thật thì đúng, nhưng nói Hùng vương không có thật thì chưa chắc, rồi ngay cả nói về Hùng vương thì nếu nói Hùng vương trong Lĩnh Nam chích quái là không có thật thì đúng, nhưng nếu nói Hùng vương trong Việt sử lược không có thật thì chưa chắc (vì thế bàn sử là bàn cái chi tiết, cái cụ thể, không phải bàn cái chung chung).

2/ Hai Bà Trưng

2.1/ Chế độ mẫu hệ

– Tam Quốc chí, Tiết Tống truyện có chép 1 thông tin như sau: “Từ thời trước thần làm khách đến đấy, người (…) ở hai huyện Mi Linh quận Giao Chỉ, huyện Đô Lung quận Cửu Chân, có tục anh chết thì em lấy chị dâu, nhiều đời cho đấy là thói thường, quan lại nghe biết cũng không ngăn được”

– Chuyện rằng sau khi Sĩ Nhiếp ở Giao Châu mất năm 226, con là Sĩ Huy ko nghe lệnh nhà Ngô nên Lữ Đại được cử đi đánh Giao Châu, người theo giúp có Tiết Tống, đến khi Đại được gọi về thì Tống dâng sớ lên triều đình nhà Ngô, nói tùm lum tà la, nhưng trong lời sớ đó có câu, mà người viết đã dẫn ở trên.

– một là như lời Tiết Tống nói, thì chính ngài ấy đã tận mắt chứng kiến ở 2 huyện là Mi Linh (thuộc Giao Chỉ) và Đô Lung (thuộc Cửu Chân) có Tục anh chết thì em lấy chị dâu. Sự việc được mô tả đó thường kiến ng ta liên tưởng tới Tục nối dây (một tục thể hiện chế độ mẫu hệ).

– hai là trùng hợp rằng huyện Mi Linh chính là lãnh địa của bà Trưng Trắc (Toàn thư nói bà đóng đô ở Mê Linh chứ không phải Cổ Loa) (*) và trùng hợp hơn là ng có vị trí quan trọng thứ 2 trong cuộc khởi nghĩa là 1 ng phụ nữ (là em gái của bà Trưng Trắc) chứ không phải là 1 ng đàn ông dũng mãnh.

-> Từ 2 điều trên, ng viết cho rằng: xã hội của 2 bà Trưng là xã hội Mẫu Quyền.

(*) Bàn thêm về chỗ này: Cứ theo mô tả của Tiết Tống thì tại Giao Châu và Cửu Chân chỉ có 2 huyện Mi Linh và Đô Lung là có Tập Tục kì lạ, còn những vùng khác thì không -> điều này chứng tỏ ng ở 2 huyện Mi Linh và Đô Lung Khác Biệt với ng còn lại tại Giao Châu và Cửu Chân (nhưng có phải là 2 tộc ng khác nhau hay không thì chưa đủ cơ sở).

2.2/ Tai

Ngày nay ng Tày Nùng Choang dc xếp vào nhóm Tai-Kdai, nhưng mà

– Hoài Nam Tử (Nhân gian huấn) có chép 1 chi tiết là: khi ng Tần đánh Tây Âu (tổ tiên của ng Choang) giết dc Quân trưởng là Dịch Hu Tống, ng Tây Âu trốn vào rừng, bầu ng tuấn kiệt lên làm thủ lĩnh, đến đêm thì ra đánh.

– Rồi trong Sử kí và Hán thư còn chép 1 chi tiết là: phía tây (Phiên Ngung) có nước Tây Âu là dân cởi trần mà cũng xưng Vương.

-> Như thế Hoài Nam Tử cho chúng ta thấy thủ lãnh của ng Tây Âu là 1 ng Đàn Ông và Hán thư cho chúng ta biết xã hội của ng Tây Âu có Tổ Chức khá giống với ng Hán (qua chi tiết xưng Vương). Rõ ràng là không giống với xã hội tại Mê Linh. Tuy nhiên, cùng một tộc ng, cư trú tại 2 vùng địa lí khác nhau, dẫn đến các phong tục khác nhau là chuyện thường, nên vì thế ng viết không đưa ra kết luận, mà chỉ nêu lên điểm khác biết để mọi ng cùng thấy.

2.3/ Mâu thuẫn

Chúng ta biết rằng Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Giá trị thặng dư và Sứ mệnh của giai cấp công nhân là 3 phát kiến vĩ đại của Marx, theo học thuyết Marx thì Tiến Trình phải là Chế độ mẫu hệ rồi mới đến Chế độ phụ hệ. Nên nếu chúng ta chấp nhận xã hội của Mi Linh thời Hai Bà là chế độ mẫu hệ thì không thể nào có Hùng vương được hoặc Hùng vương phải là phụ nữ hoặc Jko thể nói dc. Đó là chúng ta chấp nhận xã hội Mi Linh thời Hai Bà là chế độ mẫu hệ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ko chấp nhận điều đó, í mình muốn nói là chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định.

P/S: vui xíu nhé, ngâm sử khó lắm, ko đơn giản như uống trà sữa chân trâu đâu, ko thuộc lòng Toàn thư, chưa đọc qua Việt sử lược, Tiền biên, Cương mục, chưa ngó Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, cũng như chưa đọc An Nam truyện (do dịch giả Châu Hải Đường dịch) và các bài viết của những tác giả như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Lê Mạnh Thát, Hà Văn Tấn, Phạm Lê Huy … thì cũng chỉ được coi là đọc Tiểu Thuyết Lịch Sử thôi … í quên, cả học thuyết Marx nữa J (ảnh lấy từ mạng)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *