FALSE FRIENDS – NỖI ĐAU CỦA DÂN HỌC NGOẠI NGỮ

Nếu bạn hiểu “false friends” theo nghĩa “mấy đứa bạn giả dối lật mặt nhanh hơn bánh tráng” thì nồ, mình muốn nói đến nghĩa “những từ nhìn hoặc nghe có vẻ giống nhau nhưng thực ra nó khác nhau hoàn toàn, bởi vì nó thuộc 2 ngôn ngữ khác nhau” cơ.

Chẳng hạn như đội bóng Real Madrid, bạn thấy từ ‘real’ và vì bạn đã được học từ đó trong tiếng anh rồi nên bạn nghĩ “À đây là đội bóng thật, đội bóng chính hiệu auth chứ không phải hàng fake”, nhưng không, tiếng Tây Ban Nha từ ‘real’ có nghĩa là “Hoàng gia” các bạn ạ, và nó đọc là rê-al chứ không phải riu, từ đây mình lại thắc mắc có khi nào người nước ngoài nghe bún riêu lại nghĩ “ồ hàng thật ko phải hàng fake” không. À còn con tắc kè người nước ngoài bảo nghe tiếng nó kêu giống “f*ck you” ngân rõ dài nên đặt tên nó là F*ck you lizard luôn =))

Thông thường thì khi học ngoại ngữ mình hay liên tưởng đến tiếng nào mà mình rành rồi cho nó dễ học dễ nhớ, chẳng hạn như “Tung Của là Trung Quốc, pan là bánh mì, biên thai là biến thái, ciao là chào, bomb là bom,…” Nhưng cách học này lại dễ gây nhầm lẫn khi gặp mấy từ giống giống mà lại khác nghĩa, ví dụ như:

– Gift (Anh): món quà =/= Gift (Đức): thuốc độc

– Excitado (Tây Ban Nha): nungws =/= excited (Anh): hào hứng

– Bombero (Tây Ban Nha): lính cứu hỏa =/= bomber (Anh): người hoặc máy bay đánh bom

– Klozet (Ba Lan): nhà vệ sinh =/= closet (Anh): tủ quần áo

– Parfum de toilette (Pháp) =/= perfume of toilet (Anh) (này thì có hẳn một bài nên chắc nhiều bạn biết rồi)

Những ví dụ nêu trên mình chỉ mới đề cập tới nhầm lẫn vì cách viết na ná nhau, chưa đề cập đến nhầm vì nghe gần giống nhau, nếu muốn các bạn có thể coi tác phẩm hài này của Hoài Linh để cảm nhận (https://www.youtube.com/watch?v=_FQZLrIfmlg) hoặc nhiều tiểu phẩm hài khác cũng kể về trải nghiệm nghe lầm =))

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *