DURAG/DO-RAG/: CÂU CHUYỆN VỀ SỬ DỤNG VÀ VĂN HÓA CHIẾM ĐOẠT.

Mãi mãi một vấn đề – năm này qua năm khác. Chủ đề chiếm đoạt văn hóa cứ gọi là quanh quẩn mãi trong tâm trí của chúng ta. Rapping giờ đây dù không phải là 1 culture quá sôi động như trước nhưng những rappers hiện tại đều gia tăng tầm ảnh hưởng nhất định của họ lên trên cộng đồng. Cũng chính vì lẽ đó, từng đường đi nước bước đều được nhìn nhận rõ ràng và có thắc mắc từ công chúng nhiều hơn. Trong khoảng những năm gần lại đây thì những thắc mắc của Dreadlocks và Durag luôn có những người thắc mắc rằng “Tại sao người Á Châu lại sử dụng kiểu tóc hay kiểu buộc khăn như thế. Đó có phải là cultural appropriation/chiếm đoạt văn hóa hay không?”

TOÀN CẢNH:

Vốn dĩ toàn bộ các văn hóa đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại đó là văn hóa du nhập. Thời trang đường phố, rap, hiphop, breakdance, skateboarding, punk/rock etc… tất cả đều từ nước ngoài vào Việt Nam. Nếu nói chiếm đoạt văn hóa một cách nghiêm túc thì ngay cả chúng ta đang “Chiếm đoạt’ một cách vô thức hàng ngày. Mình không phải chuyên gia về văn hóa nên sẽ chỉ xét ở phương diện thời trang – các bạn biết vải bông không? Cotton í. Nếu như ngày xưa cả người dân Châu Phi và Châu Á đều còn đang nằm ở chế độ thuộc địa thực dân thì cũng phải vất vả bán cả máu và sức lực tại các trang trại bông. Mà các bạn biết ngành dệt là ngành độc hại và biết bao người đã phải chịu hậu quả đó. Song song, denim cũng là một thứ dành cho người lao động và biểu trưng cho tầng lớp này tại các dòng chảy văn hóa toàn cầu. Và giờ thì sao, ai cũng mặc denim – ai cũng mặc cotton. Người ta có nhớ tới việc ngày xưa như thế nào không? Có người nhớ và có người không. Nhưng đa phần là không nhớ. “Mặt tối của lịch sử và dòng chảy của văn hóa” nếu xét một cách nghiêm túc thì có lẽ chúng ta sẽ bài trừ tất cả mọi thứ mất.

Xã hội ở đất nước sở tại (Ở đây là Việt Nam) và toàn cầu hóa đang có thể nói là một nền “Văn hóa toàn cầu” nơi các quốc gia trao đổi văn hóa lẫn nhau và song song với nhịp sống nhanh đó, việc giao thoa văn hóa là từng ngày từng ngày. Thế nên có những thứ mà chúng ta vô thức tiếp cận văn hóa đó mà bị giao thoa lúc nào không hay. Văn hóa Hàn Quốc, Văn hóa Nhật Bản, Văn hóa Mỹ có thể nói giao thoa rất nhiều với thời trang hiện đại Việt Nam. Có phải là chúng ta đang “Chiếm đoạt” hay không? Cũng chẳng thể nói như thế được. Và trong thời gian gần đây, các bạn rất thú vị chia sẻ một người mẫu nam da màu đang mặc trang phục của Trung Quốc – sao không nhắc là “Cultural Appropriation” đi. Đúng vậy, chúng ta đã chấp nhận việc “Giao thoa văn hóa” và “Bản sắc giữa các dân tộc” với nhau từ khi Internet bùng nổ rồi. Hoặc nếu một người Mỹ hay người Âu mặc kimono, hanbok hay kể cả là áo dài Việt Nam. Đó là chiếm đoạt?

Tất nhiên, ranh giới mong manh giữa “Chiếm đoạt” và “Giao thoa, tôn vinh văn hóa” là rất mong manh. Chiếm đoạt văn hóa được định nghĩa là “Hành động lấy hoặc sử dụng những thứ từ một nền văn hóa không phải của bạn mà không thể hiện rằng bạn hiểu và tôn trọng nền văn hóa đó”. Mình xin nhấn mạnh là “Không thể hiện rằng bạn hiểu và tôn trọng nền văn hóa đó”.

Lại nói về Durag, giống như Dreadlocks thì câu chuyện của chiếc khăn trùm đầu này đã xuất hiện từ rất lâu và có liên hệ mật thiết với văn hóa của người Mĩ Phi (người da màu). Durag được nhắc tới lần đầu tiên tại các tạp chí tại Mỹ vào tháng 6 năm 1966 với phần mô tả là “Một dải vải đeo quanh trán như một chiếc băng đô để giữ tóc vào nếp”. Chúng đã phát triển vào thế kỉ thứ 19 khi mà những người phụ nữ da màu làm nô lệ sử dụng khăn quấn đầu để giữ tóc cho họ không bị rối khi làm việc hay chuyển dạ sinh nở. Sau này, những người đàn ông Mĩ Phi yêu thích sử dụng Durag như 1 công cụ hữu hiệu để giữ nếp kiểu tóc hoặc cố định chúng (Nó cũng phụ thuộc vào chất tóc đặc biệt của người Phi) trong khi làm việc hoặc ngủ. Dần dần, chúng trở thành biểu tượng của Black-culture. Sau đó, mọi người cũng đều biết là những văn hóa được phổ biến người Da màu trở thành văn hóa đại chúng và là một phần tài sản của văn minh thế giới – tiêu biểu là underground culture. Thời trang cũng phản ánh điều đó – đặc biệt khi streetwear bùng nổ thì việc durag trở thành từ một sản phẩm thể hiện 1 phần văn hóa đến một phụ kiện thời trang và được sử dụng rộng rãi. Nhưng đa phần chúng ta thấy những người sử dụng Durag đều có liện quan mật thiết đến văn hóa hiphop – cho dù họ không phải là người Phi. Eminem là 1 ví dụ – mà để Eminem được công nhận như thế thì có nhiều vấn đề. Một là câu chuyện tuổi thơ của Eminem, hai là kĩ năng rap của Rapgod đã beat all tất cả mọi thứ và quan trọng nhất là “Eminem sử dụng Durag và thể hiện được Eminem hiểu và tôn trọng nền văn hóa này – có thể được hiểu là đưa rapping lên tầm hơn, được nhiều người biết hơn ở thế toàn cầu”.

Cụm từ “Chiếm dụng văn hóa” này hiện tại chúng ta đang sử dụng một cách rất 1 phía mà không có cái nhìn tổng quan của nền văn hóa thế giới và Việt Nam hội nhập hiện tại. Mình cảm thấy có những thứ chúng ta cần khó tính thì lại dễ tính và những thứ chúng ta dễ tính thì lại khó tính.

Mình luôn nhấn mạnh ở việc Chiếm đoạt văn hóa sẽ xảy ra khi “Chúng ta không thể hiện rằng bạn hiểu và tôn trọng nền văn hóa đó’. Thế thì trên nền tảng TT nào đấy việc chiếm đoạt đó diễn ra hàng ngày, hàng giờ và với lượt tương tác khổng lồ. Chúng ta mặc theo những văn hóa của Phương Tây, của Mỹ hay thậm chí là cổ phục Việt Nam, cổ phục Trung Quốc – nếu đẹp thì đỡ ổn mà còn làm lố làm lăng thì chúng ta có đang “Chiếm đoạt” văn hóa hay không. Đó là 1 câu hỏi mình nghĩ mỗi bạn có câu trả lời.

Tlinh – nữ rapper trẻ đầy tài năng và có ảnh hưởng lớn tới thế hệ mới Việt Nam hiện nay có sử dụng Durag hay kể cả để Dreadlock thì mình cũng cảm thấy bình thường. Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng genre nhạc mà Tlinl đang thể hiện là Rap và mang Rap cho nhiều người biết hơn đã là một cách tôn trọng nền văn hóa đó. Thế nên chắc chắc Tlinh hay các rapper Việt Nam đều biết điều này và một cách nào đó, mình nghĩ sẽ có những người cảm thấy yêu thích ảnh hưởng của họ mà tìm hiểu thêm về văn hóa Rapping, văn hóa Mĩ Phi đặc sắc và cách họ thể hiện bản thân bất chấp các khó khăn như thế nào.

NHƯNG

Nếu mình sử dụng Durag thì sao? Có thể nó là chiếm đoạt vì mình không quá liên quan đến văn hóa đó và công việc mình làm không quá tôn vinh những giá trị của Durag liên quan. Hoặc một người sáng tạo nội dung thời trang nào đó (Đơn thuần là fashion content creator có sử dụng chúng thì mình nghĩ cũng là 1 dạng “Chiếm đoạt văn hóa” bậc 1). Nếu họ sử dụng durag như 1 fashion item thì chúng ta chấp nhận được nhưng nếu bất kì hành vi hay hình ảnh nào liên đới tới hình ảnh lịch sử và văn hóa của người Mĩ Phi thì đó là chiếm đoạt và không tôn trọng.

Việt Nam đang thời kì hội nhập và mở cửa. thế nên những việc này không tránh khỏi được. Và khi gặp vấn đề thì mình mong rằng chúng ta sẽ có nhiều góc nhìn hơn dù đúng dù sai. Hòa nhập nhưng không hòa tan – “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” – Lời của Bác Hồ trong Thư gửi các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được đăng trên Báo Cứu Quốc số 1986 là một điều mình cảm thấy đúng.

Trong một thế giới mở và nhiều nguồn thông tin như này, thứ chúng ta cần kĩ tính và bảo tồn đó là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể và bản sắc văn minh của người Việt Nam (Cung đình Huế, áo dài, ca trù, quan họ, cải lương…) cũng như đó là lịch sử hào hùng của dân tộc ở một tâm thế mở và mang nó đi toàn cầu.
Cảm ơn mọi người!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *