” Vì càng nghĩ mình thấy nhiều bao nhiêu thì bạn càng dễ bị đánh lừa bấy nhiêu ” ! – NOW YOU SEE ME
* Ắt hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng xem qua không ít nhất một lần series phim : “Now You See Me ” này . Các kỹ thuật trong này nhìn chung khá ảo nhưng vẫn có vài cái hay để học và phóng chiếu nó sang nhiều lĩnh vực khác vẫn thấy sự tương đồng
*Đề tài hôm nay của chúng ta là : ” ĐIỂM MÙ CỦA NHẬN THỨC ? “
Đã khi nào bạn ở trong tình huống này chưa?
Bạn đang ngồi trong phòng khách xem tivi thì nghe tiếng vợ bạn gọi lớn, “Anh vào bếp lấy giùm em hũ muối được không?”. “Anh không biết nó ở đâu”, bạn trả lời. Cô ấy nói vọng lại, “Anh tìm xem. Nó nằm ở đâu đó thôi”.
Một cách miễn cưỡng, bạn đứng dậy và đi vào nhà bếp lẩm bẩm một mình, “Mình không biết hũ muối ở đâu, làm sao mình tìm thấy nó được đây?”. Chắc chắn là bạn nhìn quanh quất khắp nơi mà vẫn không thấy hũ muối. Bạn đành quay ra và nói: “Anh không tìm thấy hũ muối ở đâu cả”.
Vợ bạn lại nói, “Anh tìm kỹ xem, nó ở đâu đó thôi mà”. Bạn nhìn lên, nhìn xuống mà vẫn không thấy hũ muối. Cuối cùng, vợ bạn bước vào bếp, với lấy hũ muối ngay trước mũi bạn và nói, “Thế đây là cái gì? Mắt anh để ở đâu đấy?”.
Tại sao việc này xảy ra? Theo ngành tâm lý học, hiện tượng này được gọi là điểm mù tri giác. Đây là một trong những ví dụ phổ biến nhất về việc niềm tin xoá bỏ những gì bạn nhận thức. Nếu bạn liên tục thuyết phục bản thân rằng bạn không thể nào tìm thấy hũ muối, não của bạn sẽ xoá hình ảnh hũ muối bên trong não, cho dù mắt bạn vẫn nhìn thấy hũ muối sờ sờ ngay đó.
Đây là ví dụ cho vấn đề mà tôi chia sẻ: điểm mù và ảnh hưởng của nó sở dĩ chúng ta không tìm thấy cái lỗ hổng đen ấy là do sự tưởng tượng của chúng ta gắn với bối cảnh xung quanh đã điền nốt vào điểm mù.
