Có tiến bộ y học nào đạt được nhờ vào sự tuyệt vọng không?

Là ca sinh mổ thành công đầu tiên mà chúng ta biết đó.

Vào khoảng năm 1500, vợ của bác sĩ thú y Jacob Nufer chuyển dạ.

Cô ấy đã phải vật lộn để sinh đứa bé trong nhiều ngày và có đến tận mười ba nữ hộ sinh (nghe khó tin thật nhưng lịch sử ghi lại như vậy) đã được gọi đến nhưng không ai có thể giúp đứa trẻ ra được ra đời.

Về cơ bản, Nufer biết cách giúp vợ mình vì anh ấy có đủ kiến thức và kỹ năng sâu rộng thông qua công việc của mình.

Những người như bác sĩ thú y từ lâu đã luôn thực hiện những ca mổ đẻ đối với động vật khó sinh như ngựa, bò, chó, cừu và lợn.

Họ thường làm điều này để cứu con non khi sợ rằng con mẹ có thể chế.t.

Các nữ hộ sinh cũng khá quen với kỹ thuật này nhưng cho đến đầu thế kỷ 16 thì việc sinh mổ chỉ được phép thực hiện khi người mẹ đã qua đời thôi.

Những gì chúng ta làm ngày nay, việc cứu sống người mẹ trước nguy cơ gây t.ử vong cho đứa bé là bị cấm một cách nghiêm ngặt.

Jacob tuyệt vọng vô cùng.

Rồi cuối cùng anh ấy cũng xin được sự cho phép khẩn cấp từ chính quyền để thực hiện ca mổ trên người vợ còn sống của mình.

Anh dùng lưỡi dao lam để thực hiện ca mổ.

Cả mẹ và con đều sống sót lành lặn.

Người mẹ sau đó còn có thêm 5 đứa con nữa và đều là sinh thường nhé.

Điều này có nghĩa là Jacob đã khâu tử cung lại rất khéo.

Và với lòng dũng cảm của mình, anh không chỉ cứu được vợ và con trai mà còn là hàng triệu người khác sau này.

Xã hội luôn cần những người có đủ can đảm để chống lại các quy tắc hiện hữu.

Hoặc là chúng ta sẽ chẳng đi tới đâu cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *