CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI: ÁM ẢNH MANG TÊN…TRẺ CON TỚI CHƠI NHÀ

Câu chuyện mang tên trẻ con nhà họ hàng tới chơi và làm đảo lộn tung căn phòng của bạn hẳn chẳng còn xa lạ mấy nữa. Thôi thì mỹ phẩm, quần áo, giường chiếu,…cứ phải gọi là lanh tanh bành cả. Nhưng điều ức chế nhất là bạn không thể trách mắng nặng lời hay đòi bố mẹ chúng phải đền bù cho mình, chung quy cũng là người thân, chung quy là bởi “nó còn nhỏ, nó biết gì đâu” hay “tại em/cháu để đồ lung tung nên nó mới nghịch”. 

Mới đây, một cô gái ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã trải qua tình cảnh tương tự. Trở về nhà và nhìn “thảm cảnh” trong phòng mình khiến cô ngơ ngác ngỡ ngàng và bật ngửa. Mẹ cô bận rộn nấu cơm nên không thể trông chừng hai đứa cháu trai nên toàn bộ mỹ phẩm của cô đã anh dũng hy sinh dưới bàn tay các cháu mình. Cô đã chụp ảnh và gửi cho phụ huynh 2 bé, họ đồng ý sẽ dạy dỗ con mình nhưng không nhắc gì tới chuyện bồi thường. Mẹ cô cũng khuyên Tết nhất đến nơi rồi thôi thì bỏ qua đi nên cô gái đành phải tự mình dọn đống đổ nát, tự trách bản thân đã không khóa kỹ cửa phòng.

Cư dân mạng rất thông cảm với sự đen đủi này của cô gái:

# Tăng huyết áp, máu dồn lên não!

# Số mỹ phẩm này phải hơn 10.000 tệ đấy (~35 triệu)

# Đồ cũ không đi đồ mới không tới, bảo họ hàng đền đi!

# Mẹ có quyền gì mà khuyên con không đòi bồi thường? Sợ bị người ta nói ra nói vào tính toán với cả đứa trẻ con à? Nếu là tôi, không đền không xong chuyện đâu, ai cũng đừng hòng được ăn Tết!

Cảm thấy thật may mắn vì được bm tôn trọng riêng tư. Có các em, các cháu tới nhà điều đầu tiên bm nói với chúng nó là “Đừng vào phòng cô/chị ấy nhá, chị/cô về đánh đấy bác/ông bà sợ lắm” :)) Thực ra mình còn đi học nên chẳng có gì quan trọng trong phòng ngoài đống sách vở, nhưng bm cảm thấy sách vở rất đáng quý, sợ trẻ con đem nghịch, xé nên không dám để động vào. Mỗi lần thấy topic kiểu này lại thầm cảm ơn bm vì đã hiểu con 🤣

T ko ở VN nhưng phòng t ở VN luôn đc khóa cẩn thận. Có lần t về VN ăn tết bọn trẻ con của bạn bố mẹ t đến chơi chạy uỳnh uỳnh rồi mở cửa phòng t vào tự tiện nghịch ngợm. T quát ầm lên mắng rồi nhéo tai mỗi đứa một cái. Bọn nó khóc rồi chạy xuống mách bố mẹ vs bố mẹ t t nói thẳng “con các cô các chú còn bé các cô các chú ko dạy đc để cho nó thích làm gì thì làm thì để đấy cháu dạy thay. Bé ko dạy lớn lên hư hỏng thì đừng đổ tại ai”. Bố mẹ bọn nó phải đưa bọn nó về đấy. Bố mẹ t tức lắm mà t thấy mình ko làm gì sai nên t kệ khóa cửa phòng kệ ổng bả bên ngoài nói gì thì nói.

“Trẻ con có biết gì đâu” Hông biết thì dạy cho nó biết chứ :))?? Chứ qua nhà người ta xong phá muốn banh chành cái phòng, nhiều cái thiệt đắt xong nó cũng phá bà nó lun, tiếc kinh khủng. Hông dạy cho nó cái chừng sau nó hư thì đừng trách. Cứ mang câu nó có biết gì đâu quài, ớn.

Sao ng lớn lại hay có câu, trẻ con ko biết gì nhỉ. Nó ko biết là vì ng lớn ko dạy đấy chứ.Con t từ bé đi đâu cũng ko dám lục lọi đồ của ng khác chứ đừng nói là phá tanh bành.Bởi đơn giản hiểu được, đồ của mẹ ko đc phép đụng đến, thì ng khác cũng vậy.

Thiệt chứ có những đứa con nít thấy ghét láo toét đến nỗi chỉ muốn có ai đó đến tát cho nó mấy phát thấy mẹ nó ra luôn đi, gặp thêm mấy con mẹ phụ huynh biết con nghịch mà có mắt như mù vậy “trẻ con nó có biết gì đâu”, nhờ mấy má như vậy mà giờ tụi con nít ngày càng mất dạy đó. Riết rồi mị cực kì sợ con nít, lâu lâu còn tự nghi ngờ là mình có máo bạo hành trong người luôn í, mấy đứa ngoan ngoãn vâng lời thì muốn gì cũng được mà mấy đứa ngoan càng ngày càng ít 🙂

Thực sự trộm vía là được bố mẹ ở nhà tôn trọng quyền riêng tư. Mẹ t mỗi lần mà có ai đó đến chơi, mà nhất là trẻ con là đều kêu t đóng cửa phòng lại, nếu có ai đó muốn vô phòng t thì trước hết phải gõ cửa. Muốn mượn cái gì thì mở miệng ra nói, có cái miệng đó sao mà kh mở =))) có qua có lại thì cái gì t cũng cho mượn hết á, chứ gì hở chút là cứ mở miệng trẻ con kh biết gì đâu thấy ngứa mắt thiệt sự =))) kh biết thì phải dạy cho nó biết chứ. May là cái cửa phòng của mình phải biết password mới mở vô đc, mà trộm vía là bố mẹ của mình kh thích để người lạ phải dô phòng =)))

Con bạn cha t tới nhà chơi, bé nó nhìn trúng con thú nhồi bông của bạn t tặng t, mẹ t ko biết rồi cho bé nó luôn. Về t thấy mất mới biết, món đó của bạn c2, dù giờ ko còn giữ đc liên lạc nữa nhưng t quý lắm vì khi đó còn nhỏ ko có tiền mà bạn mua thú bông tặng t là biết bạn chắt chiu cỡ nào. Tới giờ vẫn còn buồn và tiếc :(((

Số t trẻ con nó ghét, nó sợ… bước vô chỗ t là đéo đứa nào dám ho 🤣 quậy cỡ nào ngồi im re, kiểu tụi nó cũng nhạy cảm với ng lớn =)))

Còn cái kiểu đồ của mình mà con nít nó nhìn trúng cái người nhà cho luôn 🙂, cái này còn tức dữ nữa. Không biết đó đồ đó bao nhiêu tiền, không cần thèm để ý đồ đó có bao nhiêu giá trị tình cảm của con mình nữa vì sĩ diện, vì hào phóng mà đem cho cái một trong khi chả phải đồ của mình.

Bố mẹ tui kết hôn muộn nên đến cả nhà cậu với nhà chú đều có con cái lớn hơn tui, cho nên là bọn trẻ con trong họ cứ gọi là đông như quân nguyên. Trộm vía cái mặt tui tuy là nữ nhưng ko cười ko nói trông khó ở hệt mấy ông già (chú thích: rất giống bố với ông nội tôi), nên là có vài cô bác ko thân trong họ còn khá e dè khi nói chuyện với tui, đừng nói là lũ trẻ con🙂 nhiều khi thấy mặt khó ở cũng là 1 sự may mắn🙂

Vào t thì t đòi cho bằng đk =))Họ hàng thì phải biết đường mà bồi thường chứ nể là nể như nào? Trườn mặt đi làm mua được đống này cũng mệt chết mẹ ra rồi còn ăn cục tức.

Nói thật tại sao càng ngày càng có những đứa trẻ phách lối. Là do cái tư tưởng “trẻ con nó biết cái gì”, “ai lại chấp trẻ con”. Hàng xóm nhà mình để trẻ con nô đùa ở hành lang chung của chung cư, vẽ bậy lên tường. Xong bao biện là trẻ con nó thế. Rồi bắt cả tầng đóng tiền sửa lại hành lang 🙂 Xong xuôi lại thả con như rông để nó phá tiếp 🙂 Ý thức như cái qq vậy thì sau này con lớn lên cũng y chang thôi. Đúng là có những đứa trẻ vốn nghịch ngợm và bướng bỉnh thật, nhưng những đứa trẻ là do được chiều hư mới thành vậy. Môi trường sống và bố mẹ ảnh hưởng tới con cái 30-50% luôn á. Thậm chí ảnh hưởng đến cả tiềm thức, những phần mà thông thường không nhận ra ấy. Mình nhìn bản đồ sao của rất nhiều người đều thấy vậy nè.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *