Đầu tư trái phiếu hiện đang là một kênh đầu tư đem lại lợi nhuận khá tốt cho nhà đầu tư so với gửi tiết kiệm Ngân hàng.
Tuy nhiên trên thị trường có vô số các loại trái phiếu đang phát hành làm cho mọi người khó lòng mà lựa chọn được.
Về cơ bản việc lựa chọn đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư thường dựa vào tài sản đảm bảo của trái phiếu đó và lãi suất của trái phiếu đó mang lại.
Đó là một căn cứ thực sự rủi ro khi mà mọi người đang tham gia vào đầu tư trái phiếu.
Bởi bản chất chất của trái phiếu là một khoản vay, mà khi cho vay thì khả năng trả nợ của người vay mới là điều quan trọng nhất. Bởi họ trả được nợ cho mình thì mình mới nhận được gốc và lãi đúng không ạ !!!
Vậy thì khả năng trả nợ của trái phiếu sẽ dựa trên yếu tố nào ?
+Thứ nhất đó chính là khả năng làm ra tiền lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Mình nói tới yếu tố Tiền Lợi Nhuận ở đây là tiền thật chứ không phải là doanh thu dựa trên các khoản phải thu. Ủa vậy thì báo cáo tài chính có thể hiện cho bạn lợi nhuận thật không ? Giá trị tài sản thật của doanh nghiệp hiện có tăng trưởng thật không và đơn vị nào thẩm định đánh giá báo cáo đó để đảm bảo luy tín cho báo cáo tài chính.
Thứ hai đó chính là lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của trái phiếu đó. Nếu trái phiếu kinh doanh về du lịch, khách sạn, bất động sản thương mại… thì 2 năm nay khó mà có dòng tiền mạnh để trả cho nhà đầu tư. Nhưng nếu kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm thiết yếu, vận tải, thì dòng tiền vẫn dồi dào để trả nợ phải không ạ bất chấp dịch bệnh phải không ạ.
Thứ 3 là tình trạng nợ của doanh nghiệp đó hiện tại gồm nợ cơ quan nhà nước, nợ ngân hàng, nợ đối tác… thì sao ? Họ có khả năng trả cho cho đối tác không? . Và liệu rằng họ còn đủ khả năng trả cho khoản vay mới hay không?
Vậy thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà bạn định mua liệu có khả năng làm ra tiền trong tương lai để trả nợ cho bạn không ?
Đây quả là một vấn đề thực sự khó khăn khi đánh giá một trái phiếu để cho vay phải không ạ? Bạn có biết rõ tình trạng nợ của doanh nghiệp hay không ? Bạn có biết rõ được năng lực tài sản của doanh nghiệp đã tích lũy qua nhiều năm không ? Bạn có biết rõ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua nhiều năm không ? …
Và một điều rất quan trọng là vốn mà doanh nghiệp sử dụng khi bạn mua trái phiếu đó có được sử dụng đúng mục đích và liệu phương án kinh doanh đó có khả quan và làm ra tiền để trả nợ cho bạn không ?
Vậy mà rất nhiều các nhà đầu tư đã rất nhẹ nhàng bỏ khoản tiền của mình để đầu tư vào các trái phiếu mà chỉ nhìn qua 2 yếu tố chung chung là có tài sản đảm bảo và có lãi suất cao hơn ngân hàng một vài %.
Nói đến tài sản đảm bảo thì về bản chất nó là một công cụ để giúp tăng áp lực trả nợ cho nhà đầu tư và cũng là phương án cuối cùng để giảm thiểu tổn thất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên để xử lý được tài sản đảm bảo cũng đâu phải chuyện dễ dàng. Đặc biệt là các tài sản chưa rõ ràng về pháp lý, thiếu mình bạch, đang dỡ dang…
Sau một thời gian nghiên cứu về các trái phiếu doanh nghiệp hiện đang phân phối phổ bến trên thị trường thì tài sản đảm bảo của các trái phiếu phổ biến là cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó hoặc tài sản là quyền tài sản của dự án bất động sản hoặc quyền phải thu hoặc bảo lãnh của một doanh nghiệp thứ 3 nào đó.
Rõ ràng khi thế chấp bằng cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó thì không khác gì nhà đầu tư dang cho vay tín chấp cả. Doanh nghiệp mà mất khả năng trả nợ thì giá trị cổ phiếu đâu còn giá trị phải không ạ. Quyền sở hữu còn đứng sau cả quyền của chủ nợ khi mà xử lý doanh nghiệp này.
Đối với các quyền tài sản của bất động sản dự án thì rủi ro lớn nhất là pháp lý dự án đó đã hoàn thành chưa, đã nộp thuế đầy đủ chưa, và đặc biệt là tiến độ xây dựng của dự án đó đến đâu rồi. Nếu dự án chưa hoàn thiện pháp lý và còn chưa xây dựng xong nổi cái móng thì giá trị của nhà đầu tư thu được khi xử lý được là gì ? Ai là người sẽ quản lý tài sản đảm bảo này và động lực nào để cho đơn vị quản lý tài sản đảm bảo thực thi khi có rủi ro xảy ra. Có quá nhiều vấn đề liên quan đến các tài sản này mà rất nhiều nhà đầu tư không rõ nhưng vẫn nhẹ nhàng bỏ tiền của mình vào đó. Thậm chí có nhà đầu tư bỏ toàn bộ tài sản của mình vào đó để đầu tư nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn so với Ngân hàng 1 vài %.
Tất nhiên cơ hội luôn đi kèm với rủi ro và quyết định là của mỗi người. Vì vậy mà bài viết này không nhằm mục đích khuyên mọi người đầu tư hay không đầu tư. Mà nhằm mục đích gợi mở cho nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ về các vấn đề mà nhà đầu tư cần phải nắm chắc trước khi đầu tư.
Mình có đọc một câu tâm đắc trong cuốn sách nhà đầu tư thông minh :
” Một quyết định đúng là một quyết định mà bạn hiểu được hậu quả sẽ xảy ra với mình nếu bạn sai lầm”.
Hãy nhìn vào hậu quả sẽ xảy ra với mình trước khi quyết định để không phải ân hận với nó.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc hết bài viết này.