
Đầu tiên, mình xin rõ ràng với mọi người rằng đây không phải là một bài viết tập trung vào việc nói về “Truyền thông half-season” chứ không phải về nhân vật liên quan cũng như cái cách mà người đọc hiện tại thiếu nguồn thông tin cũng như thói quen xấu “Đọc title, luận cả vấn đề”.
Trong khoảng thời gian vừa rồi thì có rất nhiều kênh truyền thông nói về một vấn đề “Giá trị truyền thông” nhưng bản chất không ghi rõ về “giá trị truyền thông” đó là gì – từ đó tạo ra sự nhầm lẫn thông tin của thị trường nội địa Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từ “MIV” – “Media Impact Value”.
“MIV” là từ đang rất được sử dụng nhiều trong khoảng 1 năm trở lại đây tại các kênh truyền thông liên quan tới thời trang, beauty như một thước đo tiêu chuẩn để so sánh về hiệu quả lan truyền hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội. Media Impact Value là một thuật toán độc quyền do Launchmetrics tạo ra để đo lường và tính toán các tác động của những sản phẩm truyền thông để từ đó xác định được “Share of Voice” và Social Listening của cộng đồng trong các ngành Launchmetrics hướng tới là Fashion, Luxury và Beauty.
Vậy MIV được tạo ra để làm gì?
Kỉ nguyên số 4.0 mang tới nhiều công cụ truyền thông hơn và nó tác động rất lớn trong việc quảng bá và marketing. Người nổi tiếng bao gồm celebs và influencers hạng A+ nhanh chóng trở thành một kênh để các thương hiệu tiếp cận và thuyết phục thị trường nhanh chóng và dễ dàng hơn, cộng thêm rằng chúng ta đang mua thời trang và đồ mỹ phẩm dựa vào tiếng nói và hình ảnh của những tệp người này rất nhiều. Sao này mặc gì? Sao này mặc ra sao? Sao này sử dụng mĩ phẩm gì, skincare như thế nào? đã khiến sự bùng nổ của các đại sứ thương hiệu, đại diện thương hiệu. Xét ở phương diện là các brands – họ cần có một metric, một công cụ để xác định hiệu quả của những con người này- bao gồm là về mặt truyền thông (Branding) và doanh thu (Profit). Tất nhiên sẽ tuyệt vời nếu người đó mang cả giá trị lợi nhuận và giá trị hình ảnh – nhưng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và câu chuyện truyền tải mà các brands sẽ xác định đó phải là một sự đầu tư hiệu quả vào người nổi tiếng đó không? ROI (Return on Investment : tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) cũng đang được xem xét nghiêm túc.
Con số mà MIV đưa ra là một con số tiền nhưng đó không phải là tiền thật như nhiều người lầm tưởng mà đó được dựa trên một công thức theo các tiêu chí nhất định. Đây là con số được tính trên nhiều yếu yếu tố như Voices of Who (Tiếng nói của ai?), loại hình truyền thông, kênh truyền thông nào, nó nằm ở khoảng thời gian nào? Loại sản phẩm là gì và đặc biệt ở khu vực nào?. Việc sử dụng con số này không phải là một thước đo để xem ai nổi tiếng hơn ai mà thực ra các brands sẽ nhìn vào để phân tích chuyên sâu tùy theo từng hạng mục khác nhau.
Con số tiền chỉ là tượng trưng khi mà có quá nhiều kênh truyền thông trực tuyến miễn phí và trả phí hiện tại, bên cạnh đó là tính tín nhiệm của sự xuất hiện và tập tính của người xem tại mỗi khu vực và mỗi kênh truyền thông. Để lấy ví dụ cụ thể cho các bạn hiểu rằng: Chúng ta không thể nào so sánh được sự xuất hiện của một nhân vật trên bìa tạp chí thời trang nổi tiếng như Vogue, GQ hay Elle, L’Officiel với việc một nhân vật xuất hiện trên Tiktok – hay tương tự lượt view của các chương trình Podcast của Vietcetera chắc chắn còn thua một livestream trên nền tảng Tiktok của một ai đó. Nhưng giá trị mang tới thương hiệu là hoàn toàn khác nhau – việc đo lường không thể nào so sánh được. Bên cạnh đó, khu vực Châu Á và Châu Âu tệp tính người xem và người đánh giá cũng hoàn toàn khác nhau – đơn cử là Youtube, giá trị kiếm tiền dựa trên views của thị trường Bắc Mỹ cũng khác xa thị trường Việt Nam. Phạm vi tiếp cận và tiếp cận tới ai cũng là một vấn đề cực kì lớn trong việc xác định sự ảnh hưởng của người nổi tiếng đó.
Rõ ràng rằng một người có kiến thức chuyên sâu nhưng ảnh hưởng trên mạng xã hội ít có kém hơn một người có tác động tới thị trường đại chúng nhưng theo dạng tiếp cận khác hay không? Đây là câu hỏi thừa vì xét cho cùng, giá trị mà họ mang tới cho brands là khác nhau – nên hỏi một câu là “Giá trị sử dụng của người đó với thương hiệu như nào? Outcome họ mang tới là gì? Họ có dễ dàng bị thay đổi hay không? Tác động của họ với thị trường mục tiêu ra sao?” thì chúng ta mới rút ra được một kết luận tổng quan và khái quát hơn.
MIV được dưa trên 3 tiêu chí là giá trị quảng cáo, yếu tố nguồn gốc của hình ảnh truyền thông đó và yếu tố dựa trên nội dung. Quay trở lại Châu Bùi – không thể phủ nhận Châu Bùi vừa có một tuần lễ thời trang vô cùng thành công trên đất khách và mang tới những hình ảnh khiến thế giới phải có cái nhìn rộng mở hơn với Việt Nam. Đó là công sức của Châu Bùi và ekip đi theo. Yếu tố nội dung là không có gì để bàn cãi.
NHÌN RỘNG:
Xét theo về hình ảnh những influencers đi sang các sự kiện Fashion Week thì hiện tại ở Việt Nam Châu Bùi có thể nói là đang giữ vị trí tiên phong. Thời gian trước còn có Cô Em Trendy Khánh Linh và Quỳnh Anh Shyn nhưng sự ổn định vẫn nằm ở Châu Bùi, nên có thể coi như Châu Bùi đang là Top 1 trong Việt Nam’s Fashion Ifluencer ở việc “Đem chuông đi đánh xứ người”. Do đó chẳng lạ gì khi toàn bộ sự chú ý của cộng đồng yêu thời trang, những người quan tâm thời trang cũng như sự quan tâm của quốc tế tới nhân vật đến từ Việt Nam này là cao nhất trong một môi trường không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Việc này đẩy mạnh giá trị tương tác (Like, share, comments) và số lượng người theo dõi lên Châu Bùi trong Fashion Week vừa qua lên cao và kết quả là có số $1.8mil MIV ( 1,8 triệu dollar giá trị truyền thông). Nhưng có thể nói Châu Bùi sánh ngang với những global influencer khác hay không như báo chí Việt Nam đưa hay không thì xin thưa là không. Nên nhớ Kim Kardashian cũng chỉ đạt con số $1.5 mil MIV với Balenciaga trong 1 tuần tại sự kiện Met Gala hồi nào – chúng ta có thể nói Châu hơn Kim không? Definitely not.
Vậy với con số 1.8 triệu dollars đó có ảnh hưởng tới các thương hiệu thời trang không? Có – nhưng hiệu quả thì maybe not, maybe yes. Nếu đứng vị trí là thương hiệu thì họ sẽ xét xem vì sao nhân vật này lại có impact value đến vậy tại media, nhân vật này ở đâu – làm gì – tác động ảnh hưởng như thế nào. Dẫu rằng, Châu có ảnh hưởng tốt và MIV cao nhưng tại Việt Nam, Châu có mang tới cho việc thu hút doanh số mua sắm xa xỉ lên cao hay không? Điều này còn dựa vào kinh tế và mức độ nhận thức của thị trường Việt nữa. Và hẳn ai cũng biết tới vấn đề này thì xin thú thật Việt Nam còn là 1 mảng thị trường rất – rất – rất – rất bé trong ngành hàng thời trang trung cấp chứ chưa cần nói là cao cấp.
Chắc chắn Châu Bùi không công nhận điều này và cũng không giải thích quá sâu về điều này vì rõ ràng nó sẽ “Vuốt mặt mà không nể mũi” các kênh truyền thông nội địa nhưng thực tình mình không ưa cách thổi phồng thông tin của nhiều kênh báo chẳng liên quan tới thời trang hoặc đưa tin giật tít khiến người xem lệch lạc và có những sự “khúc mắc” với cả chính nhân vật trong đó. Đó mình gọi là truyền thông “Half-season”.
“Ranking’s just a number” – Một người anh tên là Dendi đã từng nói. Việc con số MIV ra sẽ giúp các thương hiệu đánh giá được hiệu quả sử dụng của truyền thông và người nổi tiếng nhưng nó còn tùy thuộc vào Khu vực, ai là người đánh giá, tương tác với ai nữa. Các báo chí nhắc tới con số MIV mà không hề nhắc tới nó được tính dựa trên sự quan tâm và khu vực, nhân khẩu học và hành vi tương tác mà chỉ chăm chăm lấy con số đó ra để làm nội dung giật tít le thì vừa tội người đưa tên lên bài (Vì họ có lỗi lầm gì đâu), vừa thương những người tiếp nhận thông tin. Nó làm mình nhớ tới mỗi lần Nguyễn Quang Hải hay Đoàn Văn Hậu qua các đội bóng quốc tế (Dù là hạng 2 thôi) nhưng giá trị truyền thông của họ rất cao – báo chí thổi rùm beng, rồi kết quả ra sao? Nó chỉ tạo ra áp lực của sự kì vọng lên các cầu thủ mà thôi.
Dù sao Châu Bùi được nhận diện bởi nhiều thương hiệu lớn thông qua cái MIV này cũng là 1 điểm vô cùng tích cực trong việc mở đường cho các thương hiệu thời trang quốc tế du nhập vào Việt Nam. Và mong rằng trong tương lai, với sức ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ này – chúng ta sẽ có Global brand ambassadors là người thuần Việt.
Thế nên mới do không thích cách truyền thông của báo chí nên viết chứ chẳng ghét ai cả.
