cay-canh-co-la-rat-“ninh-mat”,-hoa-giong-nhu-chiec-chuong,-trong-trong-phong-khach-vua-sang-vua-hut-loc

Cây cảnh có lá rất “nịnh mắt”, hoa giống như chiếc chuông, trồng trong phòng khách vừa sang vừa hút lộc

Trong những năm gần đây, cây cảnh thạch nam là cái tên gây sốt cho nhiều người trẻ mê cây cối, hoa lá trang trí nhà cửa. Loại cây này có tên khoa học là Ericaceae, có nguồn gốc từ châu Âu và Nam Á.

Cây cảnh có nhiều nhánh, lá xanh quanh năm và mọc thành từng chùm. Mỗi chùm có khoảng 5-6 lá nhỏ chụm lại với nhau tạo thành hình tròn. Tuy nhiên, có một số loại, lá sẽ chuyển sang màu đỏ và vàng vào mùa thu.

img

Không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái, cây cảnh thạch nam còn tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.

Vào cuối mùa xuân, các nụ hoa sẽ xuất hiện ở đầu cành. Hoa nhỏ nhắn, xinh xắn trông giống như chiếc chuông với màu tím, hồng hoặc trắng. Hoa tỏa hương thơm đặc trưng có thể thu hút ong, bướm và chim ruồi.

Không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái, cây cảnh thạch nam còn tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Ngoài ra, nhiều người còn tin rằng trồng hoặc cắm cành thạch nam trong nhà có thể trừ tà, hóa giải năng lượng tiêu cực, từ đó tạo ra không gian sống và làm việc tích cực, sảng khoái.

img

Cách trồng và chăm sóc cây cảnh thạch nam

Cây cảnh thạch nam có vẻ ngoài “nịnh mắt” người nhìn vì có dáng cành thanh mảnh nhưng toát lên sự sang trọng và tinh tế, chính vì thế nhiều người đã trồng đó trong nhà.

Trồng cây thạch nam tại nhà không hề khó, bạn có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Hãy lấy những cành khỏe mạnh, có ít nhất 2-3 bộ lá để nhân giống, giúp tăng tỷ lệ bén rễ của cây.

img

Quá trình chăm sóc cây cảnh thạch nam rất đơn giản, chỉ cần đảm bảo những yếu tố sau đây thì cây sẽ phát triển xanh tốt:

– Đất trồng:

Cây thạch nam ưa đất chua, vì thế khi trồng cây bạn nên trộn đất với bùn và phân hữu cơ để tạo độ chua cũng như cung cấp chất hữu cơ cho cây phát triển. Để cải thiện khả năng thoáng khí của đất, bạn có thể thêm đá chân châu hoặc cát thô vào. Nên trồng trong chậu có lỗ thoát nước tốt để tránh ngập úng cho rễ cây.

img

– Ánh sáng:

Cây cảnh thạch nam ưa sáng, chỉ khi cây nhận đủ ánh sáng mới có khả năng ra hoa. Nhưng, cây cũng sợ nắng gắt, vì thế tốt hơn hết bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng tán xạ. Nếu trồng cây trong nhà, mỗi ngày nên mang cây ra ngoài phơi nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối để cây phát triển tốt.

– Tưới nước:

Loại cây cảnh này có khả năng chịu hạn vừa phải, sợ ngập úng. Nên tưới nước mỗi tuần một lần cho cây là đủ.

img

– Bón phân:

Cách tốt nhất là bạn hãy bón phân dạng hạt, giải phóng chậm cho cây thạch nam vào đầu mùa xuân khi cây phát triển mạnh. 

Vào mùa hè, nên ngừng bón phân, nếu cần, hãy tiếp tục bón phân vào mùa thu. Tưới nước chăm chỉ sau khi bón phân để đảm bảo cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và ngăn ngừa cháy rễ.

– Cắt tỉa:

Nên cắt tỉa cây cảnh vào cuối mùa xuân, sau khi nở hoa, để thúc đẩy cây mọc cành mới và duy trì hình dạng của cây. Hãy loại bỏ các cành khô héo, bị bệnh hoặc quá rậm rạp để lưu thông không khí và sự thâm nhập của ánh sáng. Lưu ý, tránh cắt tỉa quá nhiều kẻo làm giảm khả năng ra hoa vào năm sau.

img

Cách cắm và chăm sóc cây cảnh thạch nam

Nếu không có điều kiện trồng cây thạch nam trong nhà, bạn cũng có thể mua cành về cắm trong bình. Để cành thạch nam tươi lâu, bạn hãy chú ý tới những điều sau:

– Chọn bình: Nên chọn bình tròn, nặng để đỡ lấy cành. Nên chọn bình có họa tiết nhã nhặn để tôn lên vẻ đẹp thanh mảnh của cây.

img

– Cách cắm: Nên sắp xếp cành theo hình dáng nghiêng, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên.

– Cách chăm sóc: Nên cho thêm dung dịch dinh dưỡng vào nước, đồng thời đặt bình ở nơi có ánh nắng mặt trời, như ban công, cửa sổ hoặc giếng trời để cành nhận đủ ánh sáng, từ đó sẽ tươi lâu hơn. Thay nước trong bình 3-5 ngày một lần. Khi thấy cành có dấu hiệu héo úa, hãy cắt tỉa kịp thời. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *