Tại sao AIDS lại không tác động đến con người mãi cho đến những năm 80?
Trả lời:
Anita Baklund, Bác sĩ Y khoa Scandinavia
Link: https://qr.ae/pNygTz
Đây thực sự là một câu hỏi thú vị!
Vốn là một bác sĩ của Scandinavia ngày trước, tôi nhớ về quãng thời gian trước khi người ta biết đến nguyên nhân gây nên AIDS. Và tôi nhớ về nỗ lực nghiên cứu tìm hiểu về căn bệnh này, cũng như cách để bảo vệ ta khỏi nó.
HIV/AIDS là một căn bệnh bắt nguồn từ loài tinh tinh. Như Ajeje Brazof đã chỉ ra trong phần bình luận, ta không thực sự biết được thời điểm chính xác xảy ra việc tạp giao, và có thể đã có nhiều hơn một con đường tạp giao. Câu chuyện về sự phát triển toàn diện của HIV/AIDS khá phức tạp.
Mãi cho đến năm 1920, HIV chuyển từ tinh tinh sang người ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Nó xảy ra bởi việc chuyền tay thịt sống từ công cuộc săn bắn. Các nhà Sử học về AIDS đã xác định được 14 biến cố có khả năng xảy ra.
Cho đến năm 1970, chỉ có một số ca mắc HIV lẻ tẻ, và như đã trình bày ở trên: Không ai biết nguyên nhân gây ra căn bệnh cũng như cách mà nó lan truyền.
Như Kurt Mager đã nêu trong phần bình luận, vào những năm 1970, trong cộng đồng người đồng tính đã xuất hiện thông tin về một căn bệnh lạ đang lan truyền giữa những người này. Chưa có thông tin cụ thể về nguyên nhân gây ra căn bệnh, cũng như việc những căn bệnh đặc trưng như Kaposi’s sarcoma hay Viêm phổi kết hợp suy yếu hệ miễn dịch do vi sinh vật Pneumocystis carinii vẫn chưa bắt đầu xảy ra.
Trận dịch hiện tại bắt đầu từ cuối những năm 70.
Vào năm 1980, căn bệnh đã lan tới năm lục địa khác nhau: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi (nơi bắt nguồn) và châu Úc. Vào thời điểm này, ước tính có khoảng 100.000 tới 300.000 nhiễm bệnh.
Trước năm 1980, người ta không thể nhìn thấy được kiểu mẫu lan truyền của căn bệnh.
Nhưng vào đầu những năm 80, đã xuất hiện vài ca chưa từng ghi nhận trước đây: Những người đàn ông đồng tính trẻ ở California mắc phải các chứng viêm phổi hiếm gặp, như Viêm phổi kết hợp suy yếu hệ miễn dịch do vi sinh vật Pneumocystis carinii (PCP), và các dạng ung thư hiếp gặp như Kaposi’s sarcoma. Đây rõ ràng là kết quả của phản ứng miễn dịch tự vệ, nhưng không ai biết chúng bắt nguồn từ nguyên do nào.
Ít lâu sau, điều tương tự được phát hiện trong cộng đồng người mắc bệnh ưa chảy máu (haemophiliac) ở Haiti (những bệnh nhân này thường được chữa trị bằng cách truyền các yếu tố đông máu từ người hiến).
Vào năm 1982, một vài tổ chức chống AIDS đã được thành lập, một vài trong số chúng nằm ở San Francisco, Mỹ, và Terrence Higgins Trust, Vương quốc Anh.
Vào năm 1983, xuất hiện báo cáo về những ca nhiễm AIDS đầu tiên ở nữ, những người có bạn tình là nam giới mắc bệnh, cho thấy khả năng truyền nhiễm giữa những người dị tính.
Năm 1983 cũng là năm đột phá về khoa học. Viện Pa-xtơ ở Pháp công bố phát hiện về một chủng retrovirus mới gọi là vi-rút liên hệ tới bệnh hạch bạch huyết (Lymphadenopathy-Associated Virus – LAV), có thể là nguyên nhân gây ra AIDS. Một xét nghiệm máu sàng lọc để phát hiện vi-rút đã được phát triển.
Trong cùng năm, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã xác định tất cả những con đường lây truyền chính và loại trừ khả năng lan truyền qua tiếp xúc thông thường, thức ăn, nước uống, không khí hay tiếp xúc bề mặt. Họ cũng đã công bố hướng dẫn đầu tiên về cách phòng ngừa bệnh dịch lan truyền cho các nhân viên y tế.
Cũng trong năm đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có buổi hội nghị đầu tiên để đánh giá tình hình AIDS toàn cầu và khởi động việc giám sát quốc tế.
Cuối những năm 1980, người ta đã tiến hành các biện pháp phòng chống hành vi tình dục có nguy cơ lây nhiễm cao giữa nam giới đồng tính, thông qua việc lan truyền thông tin về hành vi tình dục có nguy cơ cao, sự cần thiết của bao cao su, và hỗ trợ để bao cao su được tiếp cận dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người ta cũng đã áp dụng các biện pháp chống việc xài chung kim tiêm giữa những người nghiện heroin, thông qua việc cung cấp thông tin cũng như khả năng tiếp cận với ống tiêm sạch.
Bản thân tôi còn nhớ vào những năm 80 ở Scandianavia, chúng tôi đã có những buổi thảo luận về cách để thích ứng với mối đe dọa này: Liệu ta có nên xét nghiệm và xử phạt những người mắc bệnh do thiếu cẩn thận, hay ta nên cung cấp các giải pháp bảo vệ chung cho tất cả mọi người?
Vào thời điềm ấy, HIV/AIDS vẫn còn là bản án tử, hơn cả ung thư, do đó sợ hãi là tất yếu. Đề xuất tồi tệ nhất bao gồm cả việc tập trung và tách biệt tất cả những người dương tính với HIV, hay buộc họ phải đeo một bảng hiệu.
Cuối cùng, chúng tôi đã thống nhất với việc đưa ra những lời khuyên tổng quát: Cách để quan hệ tình dục an toàn, cách để tránh sử dụng kim tiêm nhiễm bệnh, cùng những lời khuyên về cách mà vi-rút lan truyền – và cách mà chúng KHÔNG THỂ lan truyền.
Mô hình Scandinavia đã rất hiệu quả trong việc ngăn chặn HIV/AIDS. Ở những quốc gia Scandinavia, chúng tôi có tỷ lệ gia tăng số lượng bệnh nhân HIV/AIDS rất thấp, và thực tế thì hầu hết sự gia tăng đều đến từ những người nhập cư chứ không phải dân Scandinavia. Hệ quả này có thể bắt nguồn từ việc Scandinavia là một trong những nơi tự do tình dục nhất trên thế giới, hoặc cũng có thể việc tự do tình dục ở Scandinavia khiến thông tin phòng ngừa dễ dàng lan truyền trong công chúng hơn.
Vào năm 1999, WHO tuyên bố HIV là một trong bốn căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong lớn nhất trên thế giới, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở châu Phi. Hiện nay ước tính có khoảng 33 triệu người sống với HIV/AIDS, và 14 triệu người đã tử vong vì căn bệnh này.
Quá trình phát triển số ca mắc bệnh bắt nguồn những số lượng, tôi đang muốn nói tới việc “lan truyền vi-rút”. Càng nhiều người mắc bệnh có khả năng lây nhiễm, thì càng nhiều người có khả năng mắc bệnh.
Việc truyền nhiễm cũng khác biệt với các chủng vi-rút khác bởi việc tích lũy số lượng bệnh nhân – vì hầu như không ai nhiễm bệnh có thể khỏe lại. Họ phải mang mầm bệnh với khả năng lây nhiễm cho người khác đến hết cuộc đời – thông thường là hơn 10 năm. Nó không giống những dịch bệnh do vi-rút khác lây lan khắp thế giới, giết chết một số người trong khi số khác thì khỏe lại trong một quãng thời gian ngắn – để lại một dân số thấp hơn, nhưng khỏe mạnh và không còn nhiễm bệnh.
Một số nhân tố rủi ro đến từ kiến trúc xã hội. Ở Nam Sahara của châu Phi, hầu hết nữ giới trẻ nhiễm bệnh đều bị lây nhiễm từ chồng mình. Một hệ thống với những người chồng lớn tuổi và người vợ trẻ tuổi hơn, cũng như các hành vi tình dục nguy cơ cao ngày trước đã gia tăng số ca lây nhiễm.
Việc du lịch cũng đã tăng cường mạnh mẽ khả năng lan truyền của căn bệnh.
Đỉnh điểm về số ca tử vong do AIDS là vào năm 2005. Nhờ vào các loại thuốc hữu hiệu, số ca tử vong và lây nhiễm ở Mỹ và châu Âu đã có dấu hiệu suy giảm.
Vào năm 2016, 64% số ca nhiễm HIV mới ở châu Âu đều bắt nguồn từ Nga. Ở châu Phí, các ca nhiễm mới đã giảm một phần ba suốt sáu năm qua, hầu hết là ở nữ giới và các bé gái. Điều này một phần nhờ vào sáng kiến DREAMS, nhắm vào việc giảm số ca lây nhiễm HIV nữ tại phía nam Sahara bằng việc cung cấp sự hỗ trợ kinh tế, dịch vụ về HIV và giáo dục. Việc giáo dục khiến họ nhận thức được cách mà vi-rút lan truyền. Nhưng quan trọng không kém: có được kinh tế tự chủ, phụ nữ ít rơi vào nguy cơ bị ép buộc vào những cuộc hôn nhân hay mối quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm cao.
Hiện nay, chúng ta đã có những loại thuốc kháng vi-rút khiến bệnh nhân HIV giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác xuống mức tối thiểu, và giúp họ có sức khỏe tốt với tuổi thọ bình thường. Tuy nhiên phương pháp điều trị này không hề dễ dàng, ở Scandinavia, quá trình điều trị phối hợp giữa ba loại thuốc kháng vi-rút khác nhau dùng cùng lúc. Chế độ dùng thuốc rất nghiêm ngặt vì e ngại việc vi-rút sẽ phát triển khả năng kháng thuốc nếu không sử dụng đúng cách. Ngoài ra còn có những tác dụng phụ vì phải dùng thuốc liều cao. Việc phối hợp này được biết đến với tên gọi Liệu pháp kháng retrovirus có hoạt tính cao (Highly Active AntiRetroviral Therapy – HAART), được khuyến nghị bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, vấn đến lớn nhất là phương pháp điều trị này không hiện hữu với tất cả những người cần nó. Vào năm 2017, chỉ có một nửa số bệnh nhân HIV/AIDS được áp dụng biện pháp chữa trị.
- Tại sao việc phát triển vắc-xin phòng ngừa HIV lại bất khả thi?
Việc nghiên cứu vắc-xin phòng ngừa HIV đã được tiến hành suốt nhiều năm qua nhưng không mang lại kết quả. Khi vi-rút HIV xâm nhập vào cơ thể, nó nhanh chóng thâm nhập tế bào lim-phô T, hay còn gọi là tế bào lim-phô CD8, mà không khiến tế bào lim-phô thay đổi bề mặt trong quá trình lây nhiễm. Do đó, cơ thể ta không thể nhận ra những tế bào này đã bị vi-rút lây nhiếm.
Những bệnh nhân nhiễm HIV sẽ tự nhiên phát triển các khảng thế chống vi-rút trong 2 – 6 tuần, và sẽ duy trì các kháng thể này suốt cuộc đời, nhưng thực tế thì gần như không ai khỏe lại cả. Vì bản thân kháng thể của ta không thể hạ gục vi-rút, các chế phẩm vắc-xin nhằm bổ sung kháng thể cũng không làm được điều đó.
- Không có mối liên hệ giữa việc cắt xẻo bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ (FGM) và HIV/AIDS
Tôi đã tự hỏi vì sao nghi thức cắt xẻo bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ một cách nghiêm trọng (FGM) – lại không được xem xét nhiều hơn khi nghiên cứu về việc lây nhiễm HIV giữa những người dị tính ở châu Phi. Các chi tiết cụ thể có khá nhiều ngoài kia, và FGM là một đối tượng cần được thảo luận riêng, bên cạnh sự thật là nó mang đến cho người phụ nữ những vết thương bầm trong phần quan hệ tình dục của hôn nhân.
Câu trả lời từ Caroline Glass là chính xác: FGM chiếm ưu thế ở những quốc gia ở phía bắc hơn là những quốc gia đông ca nhiễm HIV/AIDS nhất ở châu Phi. Đơn giản là không có mối liên hệ nào giữa hai hiện tượng này.
- TÓM TẮT
Có bốn yếu tố phối hợp khiến AIDS có vẻ không tác động đến con người cho đến những năm 80, mặc dù bây giờ nó đã trở thành một căn bệnh toàn cầu với hàng triệu người mắc:
- AIDS không hiện hữu ở người trước năm 1920.
- Sự gia tăng về du lịch theo cấp số mũ. Trước năm 1970, du lịch thế giới rất đắt đỏ và kém phổ biến. Việc gia tăng số lượng khách du lịch quốc tế hiện nay khiến vi-rút nhanh chóng lan đến mọi phần của thế giới.
- Sức mạnh của số lượng: Số lượng người nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm càng nhiều, thì sẽ càng có nhiều ca nhiễm mới. Đây chính là bản chất của “lan truyền vi-rút”.
- Sự tích lũy số lượng bệnh nhân AIDS. Khác với các chủng vi-rút khác, AIDS có số lượng bệnh tích lũy ngày một nhiều, vì gần như không một ai khỏe lại sau khi nhiễm bệnh. Thậm chí nếu không được chữa trị, họ thường cũng sẽ sống thêm hơn 10 năm sau khi nhiễm bệnh, và truyền nhiễm trong suốt thời gian này.
____________________
Nguồn tham khảo
https://en.wikipedia.org/wiki/HIV
https://en.wikipedia.org/wiki/Kaposi%27s_sarcoma
https://en.wikipedia.org/wiki/Pneumocystis_pneumonia
https://en.wikipedia.org/wiki/Female_genital_mutilation
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554533/
____________________
Credit ảnh: OP
Dịch bởi Pinky Pảo | #pinkypao