Cái “tôi” – “của tôi”

Đầu tiên chúng ta hãy hiểu một vài điều về ảo ảnh. Ảo ảnh có nghĩa là nhìn thấy mọi hình ảnh như nó không phải là như thế (nó giống với hình ảnh người khát nước chạm tới khi đi trong sa mạc).

Sự thật có nghĩa là nhìn thấy như nó chính là như thế.

Sự thay đổi lớn nhất và là ảo ảnh, ảo tưởng sâu sắc nhất đó là chúng ta liên kết bản thân với mọi thứ, mà trên thực tế chúng ta không hề liên kết với nó. Ngay sau khi chúng ta liên kết, thực tế sẽ mất đi và những ảo ảnh bắt đầu xuất hiện thành sự thật.

Ví dụ, chúng ta gọi “ngôi nhà của tôi”, có thể ngôi nhà đã ở đó khi chúng ta chưa sinh ra đời và nó sẽ vẫn ở đó ngay cả khi chúng ta không còn trên cõi đời này nữa. Cái gì đó có thể có trước tôi và sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi tôi không còn ở nơi đây, cái gì đó không biến mất cùng với sự biến mất của tôi – vậy thì làm sao nó có thể là “của tôi” được? Nếu tôi không còn tồn tại ở đây nữa trong giây phút này, ngôi nhà của tôi sẽ vẫn không sụp đổ hay biến mất, vậy thì có thể có mối liên hệ nào giữa tôi và ngôi nhà đó? Mối quan hệ là gì? Và ngày mai sẽ có người khác sống trong ngôi nhà đó và lại gọi nó là “của tôi”. Hôm qua có người khác đang sống trong đó và họ gọi nó là “của tôi”. Ai biết được có bao nhiêu người đã gắn cái “tôi” của mình lên ngôi nhà đó, và đã rời đi? Và cái “tôi” đó không bao giờ thuộc về ngôi nhà, và ngôi nhà đó không thuộc về ai cả; ngôi nhà thuộc về chính nó.

Bất cứ nơi nào, mối quan hệ nào mà mọi người ghi dấu ấn của mình, chúng ta muốn xác nhận nó bằng chữ “của tôi”. Chúng ta muốn đánh dấu sự sở hữu của riêng mình lên mọi thứ. Tại sao chúng ta lại nôn nóng muốn gắn sự sở hữu “của tôi” vào đâu đó?

Sự háo hức đó là bởi vì càng có nhiều điều, nhiều mối quan hệ và những thứ mà chúng ta sở hữu, thì chúng ta càng thoả mãn cái “tôi” của mình. Nó khẳng định giá trị bản thân chúng ta từ những thứ chúng ta có.

Do đó, khi cái “tôi” càng lớn, cả cuộc đời chúng ta ở trong một cuộc đua, có bao nhiêu thứ chúng ta có thể sở hữu cho riêng mình và muốn “Nó là của tôi”, chừng đó chúng ta còn khổ sở để nắm giữ và sợ vuột mất mọi thứ trong tầm tay.

Mọi thứ thuộc về bản thân chúng, không phải của bất cứ ai. Quyền sở hữu là một ảo tưởng, vì vậy khi chúng ta sử dụng thứ gì đó, chúng ta nên mang theo sự biết ơn vì chúng ta đang sử dụng thứ không thuộc về mình. Nhưng khi chúng ta muốn khẳng định sự sở hữu “của tôi”, tất cả cảm giác biết ơn sẽ biến mất và một thế giới mới “của tôi” sẽ được tạo ra. Điều đó bao gồm tiền bạc, địa vị, uy tín, học vấn và mọi thứ khác, kể cả các mối quan hệ, là nguyên do của sự tranh giành, đau khổ, bất hạnh. Và chúng ta sở hữu cả tôn giáo, những vị thần, Phật, Chúa “của tôi”, và ở đó là nguyên do của mọi cuộc chiến tranh không dứt.

Như vậy, chúng ta có cần cầu xin điều gì cho mình nữa hay không thay bằng dành sự biết ơn tới cuộc đời này, trải nghiệm này.

Sự mở rộng “của tôi” càng lớn thì nỗi bất hạnh càng lớn, vì đi kèm với sự sở hữu là nỗi lo sẽ mất đi những thứ đó vào một ngày nào đó. Sự gia tăng “của tôi” là sự gia tăng của bất hạnh, bởi vì cái “tôi” càng lớn, thì sự tổn thương càng lớn và sự đau khổ gia tăng.

Khi cái “tôi” lớn lên, nỗi đau tỷ lệ thuận cũng lớn dần. Một mặt chúng ta cảm thấy sự gia tăng cảm xúc thăng hoa, thoả mãn về sự sở hữu, mặt khác sự bất hạnh theo đó cũng tăng lên.

Vì vậy, bất cứ khi nào chúng ta nói “của tôi”, ta đang rơi vào sự thiếu hiểu biết. Cơ thể này cũng không phải của tôi, cơ thể của tôi được tạo thành từ các nguyên tử của cha mẹ mình. Những nguyên tử đó đã tồn tại trước khi chúng ta ra đời. Trước đó, những nguyên tử này đã ở trong cơ thể của tổ tiên. Những nguyên tử này đã có một hành trình dài hàng triệu năm để giây phút này chúng tạo thành một cơ thể.

Con người không đơn thuần là cơ thể này, nó còn đi sâu hơn, xa hơn, con người thậm chí không phải là tâm trí, bởi vì tâm trí cũng là một sự tích tụ. Tâm trí có được sự thu nhận qua những trải nghiệm cuộc sống, một số kiến thức có được từ sách vở, một số từ việc nghe ai đó truyền giảng, một số từ việc học tập, nghiên cứu.

Trong đời sống thực tế, trong thiền định, thôi miên quy hồi, nếu ta gắn bản thể mình vào một hình ảnh, một danh tính cụ thể và gọi đó là “của tôi”, vậy ta thu nhận được gì từ ảo ảnh đó. Nó dẫn ta đi tới đâu với ảo tưởng đó. Ai là người đặt chúng ta vào danh tính đó, một ai đó, chính chúng ta hay không ai cả. Chúng ta hãy trở thành người quan sát, trở thành nhân chứng và trải nghiệm trạng thái đó.

Đó chắc chắn không phải của riêng chúng ta. Vậy thôi!

Trên đời này mọi thứ đều thuộc về bản thân chúng. Nếu chúng ta có thể hiểu điều này một cách đúng đắn, chúng ta có thể phá vỡ những ảo ảnh một cách dễ dàng. Bất cứ thứ gì chúng ta thấy đều là ảo ảnh, bởi vì chúng ta liên quan đến chính mình trong cái thấy của chúng ta; những trải nghiệm của chúng ta không còn là khách quan, nó trở thành chủ quan. Bất kỳ thứ gì ở bên ngoài chúng ta, ta không chạm tới nó như nó vốn có. Tâm trí của chúng ta bóp méo nó, tô điểm nó, trang trí nó, cắt tỉa nó, làm cho nó lớn hơn hoặc nhỏ hơn và thay đổi nó theo sự sáng tạo và tự do ý chí của mình. Và đó là cuộc sống, là sự phong phú của những trải nghiệm và nó không ngừng mở rộng, không có một thực tại cố định nào cho sự sở hữu “cái tôi” nào hết.

“Spring brings the rain,

With winter comes pain,

Every season has an end” – There is an end.

mindartsy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *