Buông bỏ là sở hữu theo một cách khác!

Trong cuộc sống của chúng ta, nếu một cánh cửa này đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Mất đi thứ này thì chắc chắn sẽ có cơ hội đạt được thứ khác. Nhà văn Frances Mayes đã nói trong tác phẩm Dưới nắng trời Tuscan rằng, để có được cuộc sống mình mong muốn, cần phải dũng cảm từ bỏ một số thứ. Trên thế giới này không có sự công bằng hoàn toàn, và kế hoạch bạn đề ra cũng sẽ không bao giờ được thực hiện trọn vẹn. Nếu muốn tự do thì phải hi sinh sự an toàn; nếu muốn nhàn nhã thì sẽ không có được thành tựu mà người khác ngưỡng mộ; nếu muốn hạnh phúc thì đừng bận tâm đến thái độ của người xung quanh; nếu muốn tiến lên phía trước thì phải rời bỏ chỗ bạn đang đứng lại.

Nhưng có một số người không hiểu đạo lý này, cứ phiền não không thôi, tâm trạng không thể nào tốt lên. Tất cả đều là do ham muốn kiểm soát của họ quá mạnh, cố chấp không muốn từ bỏ bất kỳ thứ gì mình đang nắm giữ trong tay; từ đó khiến bản thân không thể nghĩ thoáng hơn, không buông bỏ được, luẩn quẩn trong đau khổ. 

Quá cố chấp với việc “sở hữu” còn khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều cảnh sắc của cuộc đời. Khi bạn quá chuyên tâm vào một việc hay thứ gì đó, nhất định bạn sẽ dốc năng lượng và suy nghĩ của mình vào sự việc, sự vật đó. Vậy thì đôi mắt và trái tim bạn sẽ không thể phát hiện ra những cảnh vật xung quanh mình. Đồng thời, vì không nhìn thấy những thứ khác nên bạn không thể phân biệt được sự việc, sự vật hay con người nào thích hợp với mình nhất.

Có những người không phải trả giá đắt sẽ không chịu buông tay; có những người dù cho đau đớn đến tận xương tủy vẫn cố chấp không chịu tỉnh ngộ. Tại sao những người tu hành nơi cửa Phật luôn nhìn thấu sự đời, sống một cách thoải mái? Bởi vì họ hiểu đạo lý sống thuận theo tự nhiên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *