Lời mở đầu
Năm 1893, khi nước Mỹ đang trải qua thời đại hoàng kim, ở Chicago đang chuẩn bị tổ chức một hội chợ triển lãm quốc tế. Hội chợ này tuyên bố sẽ vượt xa hội chợ ở Paris nên đã thu hút hàng triệu khách du lịch đến từ các nơi trên thế giới. Toàn bộ kiến trúc của nơi này đều theo kiểu cổ điển và dùng thạch cao xây lên – Thành Trắng. Sự tráng lệ và màu trắng tinh khiết của nó đã trở thành biểu tượng của hội chợ triển lãm lần này. Giữa cảnh phồn hoa hưng thịnh ấy, chẳng ai sẽ nghĩ rằng đám mây khủng hoảng kinh tế đang bao trùm lên bầu trời của thành phố Trắng này. Và ở nơi ánh mặt trời không thể chiếu tới, ác ma đang chờ cơ hội để hành động…
Mặc dù hội chợ triển lãm chỉ mới kết thúc được 2 năm, ác ma đã bị bắt và đưa ra giàn treo cổ. Nhưng 110 năm sau, một tác giả người Mỹ Eric Larson đã dùng góc nhìn của lịch sử học cho chúng ta nhìn lại một thế giới cũ đầy vinh quang và tội ác cùng tranh giành sân khấu, lời nói thầm của tên ác ma dường như đang vọng lại: “Tôi không thể không giết người, cũng giống như một nghệ sĩ, có cảm hứng thì không thể không cất tiếng hát.”
I
Một buổi sớm tinh mơ tháng 8 năm 1886, thời tiết giống như một đứa trẻ đang bị sốt vậy, hơi nóng từ mặt đường bốc lên, một người đàn ông tự xưng là HHHolmes đi đến một ga xe lửa nào đó của thành phố Chicago. Holmes mua một tấm vé, đi đến một thị trấn tên là Englewood. Thị trấn này có khoảng 2 triệu cư dân, giáp ngay phía Nam của Chicago. Mặc dù trời rất nóng nhưng Holmes nhìn có vẻ rất khoan khoái và tràn đầy sức sống. Lúc anh ta đi vào ga xe lửa, ánh mắt của các cô gái trẻ giống như gió thổi cánh hoa, đều dừng lại trên người anh ta. Anh ta đi một cách đầy tự tin, cách ăn mặc cũng đẹp, để lại cho người khác một ấn tượng là một người rất giàu có và sự nghiệp cũng thành đạt. Ở góc phố Wallace của thị trấn Englewood, anh ta nhìn thấy một cửa hàng thuốc tên là ESHolton. Holmes bước vào cửa hàng và lấy được sự tin tưởng của bà chủ cửa hàng Holton một cách dễ dàng, sau đó được nhận làm nhân viên một cách thuận lợi. Và sau khi bà chủ tiệm bị bệnh rồi qua đời, anh ta mua luôn cửa hàng thuốc. Cửa tiệm thuốc Holton của bà lão làm ăn được ít lâu sau thì biến mất hoàn toàn ở thị trấn.
Englewood phát triển rất nhanh và Holmes thấy được cơ hội của mình đã đến. Mùa hè năm 1888, anh ta mua một mảnh đất hoang đối diện một con phố, và đăng ký nó dưới một bút danh sau khi đã suy nghĩ rất kỹ – HSCampbell. Không lâu sau đó, Holmes bắt đầu nghĩ cách thiết kế một căn nhà gồm nhiều chức năng. Anh ta không xin ý tư vấn của kiến trúc sư bởi vì không muốn tiết lộ ra danh tính thật sự của chủ căn nhà. Theo suy nghĩ của Holmes, tầng 1 sẽ là cửa hàng bán lẻ, có thể thu được lợi nhuận và cũng giúp anh ta có cơ hội tận dụng được nhiều diện tích để thuê nhân viên nữ. Tầng 2 và tầng 3 sẽ xây thành chung cư. Một góc của tầng 2 sẽ là phòng ngủ và phòng làm việc kiểu rộng. Ở đó nhìn từ trên xuống có thể thấy được con phố 63 và phố Wallace. Đây mới chỉ là thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết của căn nhà mới là điều khiến anh ta cảm thấy vui vẻ nhất. Anh ta vẽ ra một đường hầm trơn bằng gỗ, từ một chỗ bí mật của tầng 2 có thể thông trực tiếp với căn phòng dưới đất, trên mặt của đường hầm sẽ đổ đầy dầu máy. Anh ta tính là xây một hầm đi bộ ở cạnh phòng làm việc của mình, các khoảng trống sẽ được bịt lại và các bức tường sắt ở tất cả các mặt sẽ được phủ amiăng. Trong đó một mặt sẽ được lắp ống phun khí than, có thể khống chế được từ mật thất của anh ta. Các phòng khác của cả căn nhà cũng sẽ lắp ống phun khí than. Căn phòng dưới đất phải xây thật to, đặt một vài mật thất, đồng thời cũng phải xây một tầng hầm thấp hơn căn phòng dưới đất, dùng để lưu giữ những “vật chất mẫn cảm” vĩnh viễn. Anh ta biết để xây được một căn nhà như thế là cả một thách thức lớn. Anh ta nghĩ ra một cách và tin rằng cách này có thể tránh bị nghi ngờ lại tiết kiệm được chi phí xây dựng. Anh ta tuyển thợ mộc và công nhân qua một tờ báo và các công nhân đã đem đến đội ngựa của họ rất nhanh rồi bắt đầu đào mảnh đất này. Cái hang to mà bọn họ đào ra khiến người ta không ngừng nghĩ đến một ngôi mộ cực kỳ to lớn. Holmes đóng vai trò như một nhà thầu khó tính. Khi công nhân đến xin lương, anh ta đã khiển trách họ để được bồi thường và từ chối trả lương, ngay cả khi họ làm việc một cách tử tế. Anh ta có thể đợi những người này từ chức hoặc tự sa thải họ nhưng vẫn dùng cách kia để đối đãi những công nhân đó. Vì thế nên tiến độ của công trình rất chậm, nhưng chi phí xây dựng lại ít hơn so với những nhà bình thường. Nhiều công nhân như thế rời đi cũng là một cái lợi, chính là giảm thiểu số lượng người biết bí mật của tòa nhà.
II
Ngày 29 tháng 6 năm 1889, căn nhà của Holmes đã xây dựng được một nửa. Và cũng vào năm đó, Chicago sát nhập thêm Englewood, chẳng mấy chốc một khu vực của cảnh sát được đặt gần phố 63 và phố Wentworth – phân đội thứ 2 của khu vực quản lý thứ mười, cách tiệm thuốc ở Englewood 7 con phố xa. Không lâu sau, cảnh sát cơ động bắt đầu đi tuần theo quy luật, mỗi lần đi qua cửa tiệm thuốc đều sẽ dừng lại môt lúc, nói chuyện với ông chủ trẻ và hiền lành đó vài câu. Cảnh sát còn hay đi thăm dò căn nhà đang xây đó theo quy luật. Đến tháng 5 năm 1890, căn nhà gần như đã xong. Tầng 2 có 6 hành lang, 35 phòng, 51 cửa. Tầng 3 còn có 36 phòng khác. Tầng 1 của căn nhà có thể bày đến 5 cửa hàng bán lẻ, gian tốt nhất chính là nơi giao nhau giữa con phố 63 và phố Wallace, diện tích rất to, rất thu hút người nhìn.
Sau khi chuyển vào ở được hơn tháng, Holmes bèn bán cửa tiệm thuốc ở Englewood, còn vỗ ngực đảm bảo với người mua là sẽ không gặp phải cạnh tranh về ngành hàng. Điều khiến cho người mua này ân hận đó là, Holmes rất nhanh sau đó đã mở một cửa tiệm thuốc mới ở đối diện, chính là một gian hàng ở trong góc của căn nhà đó. Tầng 1 còn dư mấy gian hàng thì anh ta cũng sắp xếp để bán các loại khác nhau, bao gồm cả một tiệm cắt tóc và một quán cơm. Trên sổ danh bạ của thành phố, địa chỉ của Holmes còn ghi thêm một danh thiếp là văn phòng của bác sĩ Henry DMann. Đây chắc cũng là một tên giả của Holmes. Địa chỉ này còn có công ty chế tạo thủy tinh Warner, để người sáng lập là Holmes. Anh ta định tiến quân vào ngành mới nổi – sản xuất và tạo hình tấm kính lớn. Trước mắt thì nhu cầu của thị trường về ngành hàng này vẫn rất lớn.
Đồ gia dụng và các máy móc trong điện của Holmes đều là mua chịu về. Anh ta cũng không định trả nợ và cực kỳ tự tin với quỷ kế của mình có thể tránh được cả sự kiện tụng. Khi chủ nợ đến cửa đòi gặp chủ của các cửa hàng, Holmes sẽ vui rất vui vẻ để bọn họ đi tìm cái người HSHolton vốn không tồn tại kia. Thực ra anh ta có tiền nhưng vẫn mua chịu. Holmes bán cửa hàng thuốc và kinh doanh các mặt hàng khác cũng kiếm được 2 triệu USD, đương nhiên phần lớn là do lừa đảo mà kiếm được. Anh ta vẫn luôn thu hút người khác bởi sự nhiệt tình của mình. Nhưng nhiều khi tính cách này của anh ta vẫn không thể khiến cho đối tác của anh ta tin tưởng được.
Theo như lời kể của một dược sĩ quen biết Holmes, Holmes từng đến tiệm thuốc của anh ta mua Cloroform – một loại thuốc gây tê mạnh nhưng không dễ khống chế. “Mỗi tuần tôi phải bán cho anh ta loại thuốc này nhiều nhất chắc phải 9 lần hoặc 10 lần, mỗi lần đều mua một lượng rất lớn. Cũng có mấy lần tôi hỏi anh ta mua cái này để làm gì nhưng anh ta trả lời một cách rất qua loa. Sau đó tôi từ chối bán thuốc cho anh ta, trừ phi anh ta nói cho tôi biết mục đích sử dụng của anh ta. Tôi lo anh ta sẽ dùng nó làm chuyện phi pháp.” Holmes từng nói, anh ta mua khí này về để làm thí nghiệm khoa học. Sau này, khi mà Holmes lại đến mua nhiều hơn, dược sĩ kia lại hỏi thí nghiệm làm đến đâu rồi, ánh mắt của Holmes trống rỗng, nói là anh ta chẳng làm thí nghiệm gì cả.
“Tôi chẳng thể đoán nổi cậu ta.”
Theo trí nhớ của một người phụ nữ thỉnh thoảng sẽ giặt quần áo cho Holmes: Có lần anh ta đề nghị, nếu cô ấy có thể mua được bảo hiểm nhân thọ 1 triệu đô, đồng thời để anh ta làm người hưởng lợi thì anh ta sẽ cho cô ấy 6000 đô. Lúc cô ấy hỏi Holmes tại sao phải làm như thế, anh ta giải thích rất hợp lí. Nếu cô ấy chết đi, anh ta sẽ được nhận 4000 đô, nhưng trước khi điều đó xảy ra, cô ấy có thể dùng 6000 đô theo ý mình. Còn theo như phu nhân Stones, đây không phải là con số nhỏ. Điều duy nhất cô ấy phải làm là kí vào vài tập văn kiện. Holmes bảo đảm với cô ta, tất cả các trình tự đều là hợp pháp. Sức khoẻ cô ấy rất tốt, cảm thấy mình có thể sống rất dai. Cô ấy đang định đồng ý với lời đề nghị này thì Holmes lại dùng một giọng ấm áp nhẹ nhàng nói: “Không phải sợ tôi.” Câu nói này lại suýt dọa chết cô ấy.
III
Tháng 11 năm 1890, Holmes đọc được ở trên báo và biết khu vực chính của triển lãm quốc tế đó sẽ được đặt tại công viên Jackson. Điều này khiến hắn rất vui, bởi vì công viên Jackson ở ngay cạnh nhà hắn, từ phố 63 đi thẳng về phía cái hồ là đến. Quyết định hội chợ triển lãm sẽ diễn ra ở miền nam Chicago đã làm dấy lên cơn sóng lòng tham. Englewood ngày càng phát triển, căn nhà của Holmes và đất đai trở nên cực kỳ có giá trị, mà lúc đó, sản nghiệp của anh ta gần như không chỉ có như thế. Đột nhiên anh ta có một suy nghĩ, không những có thể kiếm được nhiều như vàng mà còn đáp ứng được các nhu cầu khác của bản thân anh ta. Holmes định sửa căn nhà của mình thành khách sạn, để tiếp đón du khách từ mọi nơi trên thế giới đến tham quan triển lãm. Khách sạn đương nhiên không cần phải thiết kế xa hoa nhưng phải thoải mái và rẻ thì mới có thể thu hút được khách, và cũng là lý do cực kỳ thuyết phục để Holmes mua một cái bảo hiểm hỏa hoạn. Anh ta định sau khi triển lãm kết thúc sẽ thiêu rụi căn nhà này, nhận tiền bồi thường. Ngoài ra còn nhận được một phúc lợi nhỏ: có thể mượn cơ hội này tiêu hủy hết những “vật liệu” thừa còn sót lại ở trong kho mật của căn nhà.
Đầu năm 1891, Holmes lại một lần nữa bắt tay vào thiết kế lại căn nhà của mình, sửa những cần phải sửa. Cách sa thải công nhân liên tục trước đây lại một lần nữa có tác dụng, và đương nhiên là không có ai báo cảnh sát. Cảnh sát của khu phố mỗi ngày đi tuần đều sẽ đi qua căn nhà của Holmes. Bọn họ hoàn toàn hoàn toàn không hề nghi ngờ một chút nào mà còn cực kỳ thân thiện với Holmes, thậm chí còn bảo vệ cho anh ta. Holmes nhớ tên của từng đồng chí cảnh sát. Anh ta sẽ mời bọn họ ly café, mời bọn họ ăn free một bữa ở quán cơm của anh ta hoặc tặng cho bọn họ một cân thuốc xì gà cao cấp. Những đồng chí cảnh sát thì rất quý trọng những món quà thể hiện sự gần gũi như thế này.
Khi thợ mộc và thợ sơn đang thi công căn nhà, Holmes lại nghĩ ra một cái khác. Anh ta muốn xây dựng một kết cấu phụ thuộc vào kim loại trong căn nhà: một cấu trúc hình hộp chữ nhật lớn, xây bằng gạch chống cháy, bên ngoài sẽ là cấu trúc hình hộp chữ nhật thứ 2 cùng chất liệu, khoảng trống giữa hai cấu trúc sẽ được làm nóng bởi một lò đốt nhiên liệu và cấu trúc bên trong sẽ tạo thành lò nung dài và hẹp. Mặc dù anh ta chưa từng thiết kế qua lò nung nhưng anh ta vẫn tự tin là mình có thể làm ra được một cái mà sản xuất ra lượng nhiệt có thể thiêu rụi được tất cả. Lò nung còn có thể khử mùi từ phần kết cấu bên trong bốc ra, điểm này thực sự rất quan trọng. Anh ta thiết kế lò thiêu này ở căn phòng dưới mặt đất và thuê một thợ xây về làm. Anh ta nói với người thợ xây kia, anh ta định dùng lò nung này để làm kính cho công ty chế tạo thủy tinh Warner. Theo như chỉ đạo của Holmes, thợ xây sẽ thêm sắt vào từng mảng. Năng suất của anh ta rất cao, chẳng bao lâu sau cái lò nung của Holmes đã có thể tiến hành thử nghiệm lần đầu. Holmes châm ngòi để đốt, một lượng nhiệt từ lò nung tỏa ra, lan đến tận phần tường ở phía xa tít của căn phòng dưới lòng đất. Không khí chỉ thoang thoảng mùi dầu đốt. Tuy nhiên, lần thử nghiệm đó vẫn khiến Holmes thất vọng. Lò nung không thể tạo ra nhiệt độ cao như anh ta mong đợi. Anh ta lợi dụng sổ danh bạ của thành phố tìm thấy một công ty sản xuất nồi, gửi yêu cầu xin được gặp mặt một công nhân có kinh nghiệm. Anh ta tự giới thiệu mình là CEO của công ty thủy tinh Warner. Giám đốc công ty đó quyết định đích thân tham gia vào vụ làm ăn này và gặp nhau ở nhà của Holmes. Holmes dẫn giám đốc kia xuống dưới. Sau đó đi vào đường hầm rồi mới vào được căn phòng dưới đất kia. Đây là một đường hầm hình hộp chữ nhật cực kỳ to, dường như xuyên qua cả khu phố, ở giữa chỉ có vài cây xà và cột nhà. Có nhiều loại thùng kích cỡ to nhỏ khác nhau và hàng đống chất gì màu đen trên mặt đất. Có một chiếc bàn dài và hẹp, mặt bàn phủ bằng thép, ở trên có treo một dãy đèn không sáng và có hai cái vali cũ đặt cạnh bàn. Nơi này nhìn thì sẽ có cảm giác giống một mỏ khai thác khoáng sản, nhưng lại có mùi giống áo khoác của bác sĩ khoa Ngoại. Vị giám đốc kia kiểm tra cái lò nung. Ông ta phát hiện ra là bên trong cũng có cấu trúc giống như một hộp gạch, được xây theo cách để ngăn chặn ngọn lửa xâm nhập vào bên trong nó. Ông ta còn thấy phần đỉnh của kết cấu hộp bên trong đó còn khéo léo mở ra hai cái lỗ, có thể khiến cho khí than bay vào vây quanh phía ngoài của ngọn lửa và bùng cháy. Thiết kế này rất thú vị, nhìn cũng được mặc dù ông ta cảm thấy cái lò nung này gần như không thích hợp để gia công thủy tinh. Kết cấu hình hộp bên trong nhỏ và hẹp quá, không thể nào chứa được tấm kính thủy tinh cỡ lớn. Ngoài những điểm đó ra, ông ta không phát hiện ra điểm nào bất thường cả, hơn nữa còn cho rằng có cách để sửa lại cái lò nung này. Mãi về sau, ông giám đốc này mới ý thức được cái thiết kế độc nhất của cái lò nung này cùng với nhiệt độ cao khủng khiếp của nó khiến nó trở thành một công cụ lý tưởng cho mục đích khác.
“Thực tế mà nói”, ông ta nói, “Tổng thể cái lò nung này rất giống với lò hỏa thiêu người chết.”