Khói và lửa có thể hạn chế tầm nhìn của bạn và khiến bạn đi lòng vòng. Nên ngay bây giờ khi chưa có hoả hoạn xảy ra, hãy chọn và đánh dấu một điểm mốc trong toà nhà mà bạn có thể dễ dàng nhận ra khi tầm nhìn bị hạn chế.
Tìm trước nhiều lối thoát hiểm
Nhiệt độ sẽ tăng cao nhanh chóng và rất nhiều khói sẽ lan ra, nên hãy nằm thấp xuống sàn và bò. Bạn có thể kéo áo trùm qua miệng và mũi, dùng nó như một tấm lọc khí độc, mặc dù nó không hoàn toàn giúp được 100% (nhưng vẫn sẽ có ích)
Hãy coi chừng, việc mở to cửa, cửa sổ có thể khiến gió thổi vào phòng, cung cấp thêm oxy cho đám cháy, khiến tình huống trở nên nguy hiểm hơn.
Dù bạn nghĩ tới nó từ trước hay chuẩn bị cho một vụ cháy cẩn thận tới mức nào, thì khi tình huống ấy xảy đến, bạn vẫn sẽ cực kỳ hoảng loạn. Đó là một trải nghiệm kinh khủng. Tôi từng trong một đám cháy nhỏ xảy ra ở phòng khách, nhưng khi ấy tôi đang ngủ trên ghế (đó là nhà của bạn tôi). Anh chàng rít một điếu cần và mặc nó cháy âm ỉ. Đốm lửa lan ra, cháy rụi phòng khách trước khi cứu hoả kịp tới và dập tắt nó. Chúng tôi đều thoát ra an toàn, được bảo hiểm chi trả cho thiệt hại. Nhưng vài tháng sau khi chuyện xảy ra tôi vẫn tỉnh dậy trong nỗi hoảng loạn, ngỡ rằng đang có mùi khói đâu đây.
Lời khuyên của tôi là hãy dành vài giây bình tĩnh vượt qua nỗi lo để quan sát tình hình một cách tỉnh táo. Hạ người xuống thấp và tìm đường ra sớm nhất có thể. Đương nhiên, khi chuyện xảy ra thì mấy tips này bị vứt ra sau đầu hết thôi.
CÚT NGAY KHỎI ĐÓ!
Lửa lan nhanh kinh khủng, nhanh hơn bạn có thể tưởng tượng. Cô hàng xóm ngu ngốc nào đó đã nấu ăn khi xỉn và khiến căn phòng cháy lớn. Chưa đầy năm phút, tôi thoát ngay khỏi căn hộ của mình. Cứu hoả tới và mọi chuyện ổn trở lại, nhưng việc nhìn lửa và đám khói ngày càng gần mình đúng là ký ức kinh hoàng.
Lính cứu hoả đây, đây là 1 số tips.
- Lắp máy báo cháy tự động và hãy chắc rằng nó còn hoạt động. Rất buồn khi phải nói điều này nhưng tác dụng của thiết bị này là có giới hạn: nó không thể dập lửa ngay khi có cháy và cũng không thể khiến lửa và khói thôi lan ra. Tất cả những gì nó có thể làm là cảnh báo cho bạn và bạn có thêm vài giây để thoát ra. Bạn nên có trước trong đầu một kế hoạch để thoát ra khi có đám cháy. Rất nhiều lần tôi nghe được người ta nói rằng họ có máy báo cháy trong nhà nên họ sẽ an toàn. Không, đó chỉ là một công cụ nhỏ trong một hệ thống lớn.
- Ngủ trong phòng ngủ đóng kín. Lũ trẻ thường đi ngủ mà đóng kín cửa. Một thiết bị báo cháy tự động không thể ngăn đám cháy và khói lan ra nhưng một cánh cửa thì có thể. Ngay cả một cánh cửa rẻ tiền cũng có thể cho bạn thêm không chỉ vài giây mà tới vài phút. Đây là một video từ Underwriters Laboratories để các bạn có thể hiểu rõ hơn. https://www.youtube.com/watch?v=bSP03BE74WA
Tôi nên làm gì nếu không thể thoát ra? Tôi có nên cứ thế đóng cửa và hy vọng cứu hoả tới kịp? (Tôi sống trong căn nhà 3 tầng, nếu tôi ở trong phòng ngủ ở tầng 2, tôi có thể an toàn thoát ra từ cửa sổ nhưng nếu tôi đang ở tầng 3, cầu thang đang bắt lửa và ngập khói?)
Mỗi tình huống là khác nhau. Nếu bạn có thể cô lập mình trong một căn phòng có cửa đóng chặt và yên vị ở một góc an toàn, đó là cách tốt nhất bạn có thể đem ra đánh cược. Sẽ rất có ích nếu bạn gọi cho tổng đài và cho họ biết vị trí chính xác. Trong lúc tuyệt vọng thì nên cân nhắc thiệt hại. Nhảy khỏi cửa sổ tầng 3 và gãy chân còn hơn là bị cháy tới chết. Tôi đã thấy nhiều chiếc thang thoát hiểm được người dân sử dụng rất hiệu quả. Ngay cả loại treo lủng lẳng ở bậu cửa sổ thì vẫn rất hữu ích. Dù sao thì sẽ không có cách nào là vẹn toàn cho tất cả các trường hợp
Đây là cách mà tôi đã học được, trong trường hợp không ai trả lời.
Nếu căn phòng bạn đang đứng chưa bắt lửa, chạm vào tay nắm cửa. Nếu nó nóng, đừng vội mở cửa. Thay vào đó, hãy lấy thứ gì đó chặn vào khe cửa ở phía dưới. Tốt nhất là một cái khăn tắm ướt. Thứ đó sẽ ngăn khói tràn vào. Nếu bạn có nhiều khăn hơn, bạn cũng có thể làm ướt chúng và che nó quanh mũi miệng để thở qua đó. Nếu phòng có cửa sổ, hãy mở to và nhoài người ra, hét lên để có người biết và tới giúp.
Nếu bạn đang ở tầng 2 và không thể tiếp tục ở lại chỗ ban đầu, kiểu như lửa cháy tới nơi mà vẫn chưa có người tới, bạn có thể bám tay, đu người vào bậu cửa sổ (đặt mông ra khỏi cửa sổ trước, tay nắm lấy bậu cửa, thả chân ra ngoài rồi dần thả tay ra) và tiếp đất bằng chân. Nếu bạn cao mét rưỡi, thì khi thả ra, bạn sẽ gần mặt đất hơn được mét rưỡi so với việc cứ thế nhảy ra khỏi cửa sổ.
Giống như việc bạn nhảy khỏi một cái cây ấy: Bạn bám vào cành gần nhất và chạm đất bằng chân. Chắc rằng nơi bạn nhảy xuống không có gì gây nguy hiểm, hàng rào kim loại chẳng hạn. Tôi nghĩ với trường hợp ở tầng 2 tôi đưa ra ở trên thì cửa sổ thường cao 3-5m so với mặt đất nên khi trông xuống có thể rất kinh khủng nhưng không chết người được. Khi bạn trừ thêm chiều cao của mình vào thì bạn chỉ cách mặt đất 1,5-3m thôi.
Với tầng 3, nếu nó làm bạn lo lắng quá, hãy mua thang dây khẩn cấp. Có thứ đó tồn tại đấy
Hãy chạy ra lối thoát hiểm trước người già…
Tôi suýt chết 5 năm trước khi đám cháy lớn xảy ra ở khách sạn tôi đang ở (tầng 7) và 2 người già không thể đi nhanh được chắn ngay trước tôi, chặn hết lối cầu thang thoát hiểm khiến cả đám đằng sau đi cực chậm. May sao có một anh chàng đầy một người sang bên nên mọi người có thể thoát ra thật nhanh. 10 chiếc xe cứu hoả phải mất 3 giờ mới dập tắt được đám cháy.
Đừng có mà chui vào thang máy
May sao tôi chưa từng gặp đám cháy nào, nhưng tôi có nhiều bạn là lính cứu hoả.
Nguyên tắc đầu tiên: Đừng hoảng. Chạy lung tung như một con gà không đầu có thể giết chết bạn. Thứ thực sự giết bạn là khói và khí nóng, những thứ đó có thể đốt cháy phổi bạn. Cúi thật thấp, nhiệt độ phía dưới thấp hơn.
Đôi khi ở nguyên vị trí là lựa chọn tốt nhất. Lối cầu thang có thể đã bắt lửa và ngập khói, đừng đi lối đó. Khi mọi người bảo rời khỏi toà nhà đi, ý họ là nếu bạn có thể thoát khỏi đó an toàn. Hãy liên hệ ngay với cơ sở cứu hoả nếu bạn rời được khỏi đó. Cố gắng báo mọi người biết về vị trí của bạn bằng cách an toàn nhất, nếu bạn phải ở lại. Dùng điện thoại là tốt nhất, ngay cả khi bạn ngoài vùng phủ sóng. Hãy dùng đèn flash, bật tiếng thật to để mọi người nghe được. Gọi lớn.
Nếu bạn cần phải mở cửa để rời đi, hãy bọc kĩ bàn tay, hoặc sử dụng công cụ nào đó khác. Tay nắm cửa rất nóng và có thể gây bỏng