Ung thư là tên gọi của một nhóm bệnh. Nhưng mấu chốt nằm ở chỗ sự điều hòa của chu kỳ phân bào và các protein chúng tạo ra xảy ra sai sót. Nguyên nhân là do biến đổi gen xuất phát từ các yếu tố nội sinh và ngoại sinh như chất gây ung thư (bức xạ và một số hóa chất). Các tế bào cũng có thể bị mất khả năng tự chết, tức là tế bào không chết theo sự lập trình của cơ thể. Nếu tế bào không tự chết được, khi đó sẽ gây ra ung thư. Vi khuẩn và vi rút cũng có thể làm tổn hại cơ thể và gây ra ung thư. Cơ bản là, khi xảy ra lỗi trong quá trình hoạt động của tế bào, và những lỗi đó không chết đi mà còn có khả năng di chuyển đến những nơi khác trong cơ thể, bạn sẽ bị ung thư và có khối u ác tính.
- Edit: đã bổ sung thêm yếu tố ngoại sinh
Thông tin hữu ích ghê! Tui có biết là mấy tế bào tự phân chia không kiểm soát nhưng không hiểu tại sao lại như vậy hết.
Well nói chung là, tụi tế bào cũng phức tạp lắm, cả ngàn gen cùng thực hiện một loạt các mệnh lệnh cụ thể. Và sai sót thì lúc nào cũng có thể xảy ra mà. Thường thì, mấy tế bào sẽ biết khi tụi nó làm sai, và có những chốt kiểm soát trong vòng đời của tụi nó. Nếu không qua chốt, thì tụi nó tự ngỏm luôn. Nhưng nếu chốt xảy ra lỗi, thì bạn bị ung thư. Và có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này: hóa chất, bức xạ tia UV, bức xạ hạt nhân, bla bla bla.
Thực tế thì những năm gần đây tỉ lệ mắc ung thư ngày càng tăng, do nhiều nguyên nhân. Con người sống ngày càng thọ, thì ung thư càng có nhiều cơ hội để xuất hiện. Người ta cũng đi xét nghiệm kiểm tra cơ thể nhiều hơn, nên tỉ lệ sẽ còn tăng tiếp. Và so với thời xa xưa thì bây giờ con người tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại nhiều hơn hẳn mà.
Thực tế có đến 3 đột biến mà một tế bào phải trải qua để trở thành một tế bào ung thư. Đột biến đầu tiên xảy ra ở bộ gen điều hòa tốc độ phân chia tế bào. Nó phải biến đổi để có thể phân chia nhanh hơn. Tiếp theo là ở bộ gen cho phép tế bào tự khắc phục tổn thương trên DNA của chúng – chức năng này bị tắt ở tế bào ung thư. Đột biến thứ 3 là làm mất khả năng tự chết của tế bào khi những tổn thương trên tế bào đã không thể khắc phục được nữa. Nói tóm lại, tế bào ung thư là bất cứ tế bào nào phân chia nhanh, không tự sửa chữa được những tổn thương trên DNA và không tự chết được.
Sự thật là danh sách dài hơn đó man:
- Tế bào tăng trưởng không kiểm soát: tế bào phân chia và nhân lên với tốc độ bất thường, và sự tăng trưởng này không được điều chỉnh bởi những tín hiệu thường kiểm soát sự phân chia tế bào.
- Xâm lấn: tế bào ung thư xâm lấn những mô gần đó và lan ra đến các cơ quan khác của cơ thể thông qua lưu thông máu hoặc hệ bạch huyết.
- Di căn: tế bào ung thư thoát ra khỏi khối u ban đầu và lan đến các cơ quan khác, hình thành nên khối u di căn.
- Sự hình thành mạch máu mới (Tân sinh mạch): tế bào ung thư có thể hình thành và phát triển mạch máu mới để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho khối u.
- Sự bất tử: tế bào ung thư phân chia không hồi kết, không như những tế bào bình thường có vòng đời hữu hạn.
- Kháng lại quá trình tự chết của tế bào: tế bào ung thư tránh được sự chết tế bào được lập trình (apoptosis), vốn là một quá trình tự nhiên giúp loại bỏ những tế bào bị tổn thương hoặc có bất thường.
- DNA bị tổn thương và đột biến: tế bào ung thư thường mang những đột biến hoặc tổn thương trên DNA của chúng, thứ góp phần cho sự tăng trưởng không kiểm soát và những đặc trưng khác.
Tóm tắt từ https:www. ncbi. nlm. nih. govbooksNBK9553/
Bổ sung: các bệnh ung thư khác nhau có thể không biểu hiện tất cả các đặc điểm cũng như các tập hợp con khác nhau của các đặc điểm này.
Là một nhà sinh học ung thư định trả lời câu hỏi của chủ thớt, thì bình luận của bác đã tóm gọn thông tin một cách rất tốt cho những người nghe không chuyên rồi nên tui không bổ sung gì thêm nữa. Do chuyên ngành của tui là về độc chất môi trường và sự khác biệt của ung thư, tui like cho bác đã đề cập tới các yếu tố ngoại sinh cũng góp phần gây ra ung thư vì so với yếu tố gen và đột biến thì em nó hay bị bỏ qua.
Nghề của bạn nghe có vẻ thú vị thế. Bạn có thể chia sẻ thêm về mấy mảng mà bạn đang họcnghiên cứu được không?
Được chớ! Hiện tại tui đang nghiên cứu về sự khác biệt của ung thư tuyến tiền liệt giữa các chủng tộc. Đàn ông da đen có xu hướng mắc ung thư tuyến tiền liệt ác tính và nghiêm trọng hơn so với đàn ông da trắng, nhưng đàn ông da đen lại phản ứng với điều trị tốt hơn. Mặc dù cả người da đen và da trắng đều sở hữu bộ gen giống nhau, nhưng gen không hoạt động giống nhau trên các chủng tộc khác nhau, điều này gây ra sự khác biệt về mặt chủng tộc và tổ tiên trong quá trình hình thành ung thư và phản ứng của họ với phương pháp điều trị. Nghề của tui là xác định nguyên nhân của sự khác biệt đó trên khía cạnh sinh học như di truyền học và chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự khác biệt này để tạo ra một sân chơi bình đẳng về phát triển và chữa trị ung thư cho mọi chủng tộc.
Bổ sung thêm, ung thư (nói chung), bắt nguồn từ ít nhất 8 loại đột biến trong tế bào. Các tế bào chiếm một mật độ nhất định trong mô, làm một việc nhất định mà chúng được giao, và biểu hiện đúng theo những gì được dặn. Ung thư làm thay đổi hết những điều này và làm các tế bào phân chia không kiểm soát.
Hình dung ra một khu phố nhé. Có mấy nhà thì gần gũi nhau, mấy nhà khác thì xa cách, mấy nhà sống khổ cực, mấy nhà khác thì sống khá khẩm hơn. Có nhà làm đủ ăn, nhà thì danh gia vọng tộc, nhưng nhà nào thì cũng đóng góp một vai trò nhất định cho xã hội.
Thông thường, sẽ có những cơ quan giúp mọi thứ “có trật tự” trong khu phố. Công an bắt nhốt mấy khứa phạm tội nè (hệ thống miễn dịch), luật pháp đảm bảo nhà nào xây đất đó và không cho quá nhiều đứa vô ở chung 1 nhà (mấy tế bào có 1 cái gọi là “ức chế tiếp xúc” giúp tụi nó ngừng lan ra khi đụng vào rìa của 1 tế bào khác) và trong mỗi nhà thì sẽ có những luật lệ riêng (tế bào tự sửa chữa tổn thương, nếu hết cứu nổi thì tế bào tự hủy luôn thông qua cơ chế chết tế bào theo chương trình). Lâu lâu thì có 1 người xấu xuất hiện, đôi khi là cả đám luôn, hoặc mấy đứa phá làng phá xóm nhưng miễn là cơ quan còn thường trực thì khu phố vẫn bình yên và đáng sống.
Vấn đề xảy ra là khi trộm cướp hoành hành nhiều nơi quá mà công an cân không xuể. Đôi khi cán bộ không có mặt kịp (hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu) và tệ nạn cướp bóc vượt ngoài tầm kiểm soát. Và rồi không lâu sau ai cũng bần cùng sinh đạo tặc (tế bào mất khả năng tự chết). Kết cục mọi người phải ra đường ở hết (mất đi ức chế tiếp xúc), xã hội hỗn loạn và trở nên bất trị. Lúc này mấy khứa người xấu sẽ đi lảng vảng qua cả những khu phố kế bên nữa (giống như di căn) và đem tệ nạn qua theo luôn. Câu chuyện của chúng ta đã có thể bắt đầu theo nhiều các khác – ví dụ như quá nhiều người cùng ra vỉa hè ở – nhưng nói chung chúng đều kết thúc theo cùng 1 cách.
Tóm lại là, tế bào trở thành tế bào ung thư thì nó phải (không cần theo thứ tự nhé), vô hiệu hóa con gen kêu nó ngừng phân chia, tắt đài con gen kêu nó tự hủy khi nó bị bệnh, sản sinh thêm 1 mớ mạch máu mới để có đủ thức ăn, lừa thằng hệ miễn dịch để nó yên, và tiễn luôn con gen ra lệnh nó phải làm gì – mặc dù cũng có mấy tế bào tuy ung thư nhưng vẫn làm tốt nhiệm vụ. Mỗi bước này thường thì không tự xảy ra mà lí do duy nhất người ta bị ung thư là vì người ta sống lâu quá và có nhiều tế bào trong cơ thể quá.
Quay lại câu hỏi ban đầu của chủ thớt, bất cứ cái gì gây tổn thương cho tế bào đều có thể làm chúng ta bị ung thư. Nếu tế bào cần phải tự hủy liên tục và sinh ra một nhân bản mới thì trục trặc sẽ xảy ra từ việc tạo ra quá nhiều nhân bản của nhân bản của nhân bản và điều này cũng có thể dẫn đến ung thư. Nói thêm là, đôi khi chất độc hoặc điều kiện môi trường còn trực tiếp làm hại đến DNA nữa cơ. Bức xạ thì có thể vô hiệu hóa gen tạo ra protein P53 làm cho tế bào không thể tự chết khi bị tổn thương quá nặng.
Ủa nếu vậy nói càng sống lâu càng có nguy cơ cao bị ung thư có đúng không nhỉ? Nếu phát minh ra loại thuốc làm ngừng quá trình lão hóa thì liệu ung thư có bớt phổ biến hơn không?
Đúng nha. Trước 40 tuổi, bạn sẽ có một số loại u và ngày nào đó các u này sẽ chuyển thành ung thư. Các nhà nghiên cứu bệnh học đã phát hiện ra điều này khi giải phẫu những người trẻ tuổi chết vì các nguyên nhân khác nhau và quan sát các lát mô dưới kính hiển vi. Các khối u (tầm 100 tế bào phát triển bất thường và có đột biến gây ung thư) rất phổ biến ở người trung niên.