Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang lãng phí thời gian một ngày của mình.
1. Không biết từ chối
Thật khó để nói “Không” với bất cứ điều gì, cho dù đó là một nhiệm vụ khó khăn do ông chủ đưa ra, hay một việc làm mà bạn bè nhờ cậy. Thật không may, mỗi lần bạn nói “Có”, bạn sẽ phải dành ra một khoảng thời gian để làm một việc nào đó, ngay cả khi nó không mang lại lợi ích cho bạn trong một thời gian dài.
2. Chần chừ, do dự
Có thể bạn không nhận ra bản thân mất khá nhiều thời gian để đưa ra một quyết định. Bạn đang băn khoăn liệu mình có nên bắt đầu dự án đó ngay bây giờ, vào lúc 4 giờ chiều, hay chờ cho đến sáng ngày hôm sau.
3. Sử dụng mạng xã hội
Bạn thường xuyên kiểm tra tin nhắn trên Facebook, lướt qua các trang mạng xã hội một cách vô thức, hay truy cập vào các ứng dụng trò chơi hàng tiếng đồng hồ?
Rất có thể, bạn đang lãng phí nhiều thời gian vào những ứng dụng này hơn mức cần thiết. Để giảm thiểu lượng thời gian bạn dành cho mạng xã hội, bạn có thể cài đặt giới hạn thời gian sử dụng ứng dụng của mình.
4. Làm việc không ngơi nghỉ
Làm việc quá lâu mà không nghỉ ngơi sẽ khiến bạn khó tập trung hơn vào công việc. Chẳng hạn, một công việc bạn có thể chỉ mất 30 phút để hoàn thành, nhưng do bạn không nghỉ trưa, bạn có thể mất đến 45 phút, thậm chí lâu hơn mới làm xong công việc đó.
5. Than phiền quá nhiều
Mọi người thường hay phàn nàn về những khó khăn bản thân đang gặp phải. Thật không may, than phiền là một phương án giải quyết vấn đề tồi tệ nhất, nó chỉ gây lãng phí thời gian của bạn mà không khiến bạn tốt hơn, cũng như không giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải. Thay vì phàn nàn hay than trách, bạn hãy xây dựng mục tiêu và bắt đầu hành động.
6. Mất tập trung
Có lẽ bạn cho rằng sự xao nhãng chỉ làm lãng phí một vài giây, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy bạn có thể mất đến 23 phút để khôi phục lại trạng thái tập trung ban đầu một khi bạn đã bị phân tâm.
7. Đầu tư quá nhiều thời gian vào những chiến lược không hiệu quả
Phần lớn mọi người đều bị ‘chìm đắm’ vào một dự án với hi vọng cuối cùng nó sẽ đem lại hiệu quả. Đó là sự nhận thức chủ quan khiến chúng ta không muốn cắt giảm thiệt hại từ những dự án mà chúng ta đã đầu tư rất nhiều.
8. Ôm đồm tất cả mọi việc
Nhiều người tỏ ra khá miễn cưỡng khi phân công nhiệm vụ hay ủy nhiệm công việc cho những người khác với lý do là họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để đào tạo một người làm việc. Thay vào đó, họ ôm đồm và tự mình làm hết tất cả mọi việc.
9. Làm nhiều việc một lúc
Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ làm giảm hiệu suất cũng như khả năng làm việc của bạn. Nói một cách khác, bạn nên tập trung làm xong một việc rồi chuyển sang một công việc khác sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
10. Đặt kỳ vọng lớn vào những mục tiêu xa vời
Đặt kỳ vọng vào các mục tiêu có thể giúp bạn tạo thêm nhiều động lực. Tuy nhiên, nếu bạn không ngừng kỳ vọng vào các mục tiêu quá xa vời, điều này có thể gây phản tác dụng.