Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú ( 1909-1953 ). Được biết đến vs tên gọi Thục Phi Văn Tú, là hoàng phi của vua Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của trung quốc. Bà xuất thân dòng dõi lâu đời, nhưng gia thế lại bần hèn. Năm 1922, bà cùng Uyển Dung được chọn làm hậu phi của vua Phổ Nghi, vào lúc này triều đình Mãn Thanh đã mất thực quyền, Hoàng đế đã thoái vị, nhưng hôn lễ vẫn diễn ra đúng với quy chuẩn của một hôn lễ hoàng thất. Sau khi cùng Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành, bà cùng đến ở Thiên Tân. Nhưng vua Phổ Nghi và Hoàng Hậu Uyển Dung chỉ coi bà như 1 cái bóng và bắt bà ăn cơm 1 mình. Lúc đó, Văn Tú đã rất chán nản với cuộc sống của mình, bớt chợt chuyến viếng thăm của người họ hàng xa tên Ngọc Phân đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh của Văn Tú. Ngọc Phân, là con gái của Trấn quốc công Dục Chương – người đã lấy đường tỷ của Văn Tú, do đó Ngọc Phân phải gọi Văn Tú bằng biểu dì. Khi Ngọc Phân biết được sự tình của biểu dì mình, cô đã khuyên Văn Tú rằng: “Hiện nay là thời đại của Trung Hoa dân quốc, trên pháp luật viết nam nữ bình đẳng, mà Phổ Nghi sớm bị đuổi ra hoàng cung, cũng chỉ là người bình dân mà thôi, không phải cái gì ‘Hoàng thượng’, cũng nên tuân thủ luật pháp, bình đẳng cư xử mới phải. Dì nên tìm một luật sư, viết đơn kiện, khống cáo ông ta ngược đãi thê tử, cùng ông ta ly hôn, mặt khác tác muốn đòi phí sinh hoạt”. Sau đó, dưới sự giúp sức của Ngọc Phần, Văn Tú đã thuê ba vị luật sư nộp đơn lên tòa xin ly hôn với Phổ Nghi, lời cáo trạng viết rằng:”Khống cáo Phổ Nghi ngược đãi Văn Tú, không thể chịu đựng nổi. Phổ Nghi sinh lý lại có bệnh, ở qua 9 năm chưa từng ân ái. Quyết ý ly hôn, yêu cầu chi phí cá nhân hằng ngày cần được hỗ trợ, dưỡng phí 50 vạn nguyên”. Sau nhiều ngày đàm phán thì cuối cùng vào ngày 22 tháng 10, Vua Phổ Nghi đã chấp nhận lời đề nghị này. Văn Tú về lại Bắc Kinh. Năm 1932, Văn Tú đổi lại tên là Phó Ngọc Phương, xin vào làm giáo viên tiểu học tại một trường tiểu học ở Bắc Kinh. Đây là công việc đầu tiên sau khi ly hôn với Phổ Nghi, nên tâm tình Văn Tú đặc biệt vui sướng.