Sau bao năm “Chúa Ruồi” vẫn không thay đổi giá trị

Tôi đã đọc “Chúa Ruồi” nhiều năm trước khi tôi còn đi học, nhưng chủ đề và câu chuyện của nó đã ảnh hưởng tới tôi lâu nhất trong số những cuốn sách mà tôi đọc. Khi còn trẻ, nó khiến tôi ám ảnh về độ tăm tối của nó và cách nó gây khó chịu cho tôi cùng một lúc. Tôi yêu cách mà cuốn sách thu nhỏ xã hội chúng ta lại thành một nhóm những đứa trẻ “ngây thơ” và để bản năng “tự nhiên” vốn có của chúng để vượt qua các chuẩn mực xã hội và tính người.
“Chúa Ruồi” chợt xuất hiện lại trong tâm trí tôi gần đây với những tin tức hiện tại. Và không chỉ hiện tại, mỗi khi có tin tức về chiến tranh hoặc bạo lực, tôi lại nghĩ về cuốn sách và những nhân vật của nó. Không quan trong chúng ta nghĩ thế giới này trong trẻo và tốt đẹp bao nhiêu, sẽ luôn có bóng tối trong tim chúng ta và những người khác, những thứ sẽ tất yếu dẫn tới sự đau khổ và hỗn loạn. Tôi chắc rằng có nhiều người giống như Ralph và Piggy, nhưng những người quyền lực ở đầu đất nước hoặc các tập đoàn thì lại giống Jack, không quan trọng có bao nhiêu Piggy ngây thơ trong thế giới, chỉ cần một Jack là đủ khiến mọi người tổn thương
Kết thúc của câu chuyện cũng rất ám ảnh tôi, mặc dù biết rằng nhân vật chính đã sống sót và mọi người cảm thấy tội lỗi về những gì đã xảy ra, nhưng bạn biết đó, bọn trẻ đã đánh mất thứ gì đó, thứ mà chúng sẽ không bao giờ lấy lại được. Tôi cũng cảm giác như vậy với thế giới bây giờ vậy
“Chúa Ruồi” có thể đã được viết vào những năm 50 nhưng nó vẫn mang cảm giác vượt thời đại vì cách mà nó luôn phản ánh lên thế giới chúng ta hiện tại. Tôi thấy có rất nhiều người bỏ qua cuốn sách này vì nó quá đen tối và đau thương. Nhưng tôi hi vọng càng có nhiều người đọc cuốn sách này hơn và suy ngẫm xem cuốn sách này có khác xa thực tế chúng ta hay không. Và nếu được có thể chúng ta đều có thể ít như Jack và giống như Ralph hơn



Hy vọng cái này giúp bồ khôi phục niềm tin vô nhân loại. Có một tình huống thật mà một nhóm các cậu bé bị mắc kẹt trên đảo hoang, giống như “Chúa Ruồi”, nhưng chúng đã chăm sóc lẫn nhau trong suốt 15 tháng cho tới khi được giải cứu.

Tôi ké cái comment này để nói rằng mấy bồ cũng nên đọc thử “Humankind” bởi Rutger Bregman, ông dùng facts và các lí luận thường được dùng để chỉ rằng loài người là sinh vật tồi tệ thật ra rất tuyệt vời và chúng ta thường giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn.
Và bồ nên tránh xa các tin tức một thời gian đi. Các tin tức, chúng cho ta các cảm giác hiện thực bó buột và khiến chúng ta thành các sinh vật bi quan. Những tin tức được phát sóng dựa trên độ hiếm của nó, và nó thường sẽ được bao phủ bởi những điều tiêu cực, bởi không ai quan tâm việc (x) đã sống sót vụ đụng xe, hoặc (y) không bị bắt cóc trên đường về nhà, hoặc (z) đã không bị trộm. Bản tin tập trung vào chết chóc và hủy diệt, và đó là những gì bồ thấy về nhân loại hằng ngày, nó là một đống hổ đốn sẽ xáo trộn quan điểm của bồ về thế giới.

Tránh xa mấy cái bản tin vài tuần, đi ra ngoài và tiếp xúc với những người sống quanh bồ đi, học hỏi cách họ đối xử với bạn và người khác và xây dựng nền móng cho bản thân từ đó. Chắc chắn bạn sẽ thất khá hơn nhiều

Tôi nghĩ là vì nhóm này nhỏ hơn trong truyện nên sự sống còn của một cá thể cũng là của mọi người, vì thế chúng dễ dàng bỏ qua sự khác nhau, và cũng không cần thủ lĩnh hay một nguồn lực thống nhất nào cả. Trong “Chúa Ruồi”, số lượng lớn hơn nhiều, nên chúng mới xảy ra xung đột quyền lực

Thật ra thì, Golding là một giáo viên và nghĩ rằng tụi nhóc đều hành xử hơi xít ti, vậy nên ổng viết cả một cuốn sách mang đầy thành kiến về việc bọn chúng sẽ tiến hóa thành lũ mọi rợ như nào

Thực tế thì trong những lúc hoạn nạn, con người thường sẽ dựa dẫm vào nhau. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra điều đó

Tôi nghe rằng “Chúa Ruồi” miêu tả chủ yếu những đứa trẻ “đặc quyền” hơn là về việc những đứa trẻ “bình thường” sẽ sống sót thế nào trên đảo hoang

Cuốn sách không thật sự nói về cách mà bọn nhóc cư xử nếu bị mắc kẹt trên hoang đảo. Nhưng nó là một tấm gương phản ánh những xung đột đen tối của con người và ngụ ngôn cho chiến tranh và sự thèm khát kiểm soát người khác. Nó chỉ dùng những đứa trẻ để mô tả xã hội và những gì tác giả tin xã hội sẽ phát triển theo ngụ ngôn đó
Và W Golding cũng viết cuồn này như là một lời chỉ trích và phá vỡ cấu trúc thường thấy của mô tuýp “câu chuyện kẹt ngoài hoang đảo màu hường” (như “Coral Island” và “Swiss Family Robinson”) cực kì nổi tiếng hồi đó, sau khi ông tham gia WW2. Một lí do tại sao có yếu tố chiến tranh trong câu truyện


Tôi thấy lạ khi nhà trường làm quá lên vì những cuốn như ” To Kill a Mockingbird” và “Huck Finn” vì nó có chữ N và họ bắt đọc thứ ác mộng này

Vào năm 12, trường bắt chúng tôi đọc sách suốt ngày. Cuốn đó ám tôi suốt nhiều năm. Tôi thấy lạ khi mấy cuốn sách khác lại bị cấm trong khi họ bắt chúng tôi đọc những miêu tả chi tiết về những gì tồi tệ nhất mà nhân loại đã làm


Rất nhiều người không nhận ra “Chúa Ruồi” là một ngụ ngôn về chiến tranh. Mặc dù nhân vật chính đang tầm tuổi trung học, nhưng nó không có nghĩa là nó được viết cho trẻ con, nó viết cho những người lớn hành xử như trẻ con trong WW2


Nó cũng như thế với tôi. Nếu không phải vì hồi đó, khi còn học ở trung học nó được giảng rất tệ; tôi nhớ giáo viên của tôi lúc đó khăng khăng rằng nó là một góc nhìn thực tế, tàn bạo về “bản chất con người”. Tôi không đồng ý với ý kiến đó. Nhưng khi vào đại học, tôi phát hiện ra tác giả viết nó như bài chỉ trích một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng khác (The Coral Island), thứ mà phân biệt chủng tộc và giai cấp trắng trợn rằng những cậu học sinh người Anh “văn minh” sẽ luôn lịch sự và hợp tác, vân vân, và đánh bại một nhóm người Polynesian “mọi rợ” ăn thịt người. Golding, người hiểu rõ bản chất lịch sử của Anh Quốc không tuyên truyền những thứ như thế. Ông tập trung vào những kẻ đã và đang điều hành cái đế quốc ấy — những đứa con quyền quý, những đứa được gửi tới những trường tư thục sang chảnh ở nước ngoài, những nhà máy công nghiệp của sự bắt nạt không bị kiểm soát và thậm chí “hấp” và “thanh toán”, nơi tạo ra những kẻ chống đối xã hội. Ông ấy chưa bao giờ có ý định coi nó như một bài luận trên nhân tính. Nó là một phê bình, đánh giá những kẻ “thượng đẳng da trắng”, gia trưởng, những kẻ thực dân và giai cấp đặc quyền

Và nhìn thấy bao nhiêu kẻ giàu có da trắng trong xã hội đã để nửa triệu người qua đời vì những dịch bệnh có thể phòng tránh được, sử dụng sự khốn khổ của người dân để thúc đẩy luật pháp bảo vệ quyền lợi và ban hành tham nhũng trên một phạm vi khổng lồ, tôi ước gì chúng ta hiểu thêm về những gì Golding đang cố cảnh báo chúng ta

Đây là bài phân tích “Chúa Ruồi” hay nhất mà tôi từng nghe. Nó đã làm rất tốt trong việc phê bình “The Coral Island”. Nhưng tôi không chắc lắm về mấy ý định của Golding. Rằng nó có thực sự lên án sự phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa đế quốc không hay là ông ấy thật sự thất vọng vào nhân loại?

Dựa vào tiểu sử, Golding từng nói “Một thứ cấp bách hơn việc gặp gỡ mọi người đó là bản chất của con người viết hoa chữ N” Nghe có vẻ giống một người vỡ mộng và phản xã hội vậy và góc nhìn như thế có thể rất ảnh hưởng tới góc nhìn của bạn đối khi nhìn bản chất con người

Chà, dù sao tác giả cũng mất rồi nên nếu chúng ta muốn, chúng ta có thể mặc kệ bất cứ thứ gì Golding nói về ý định của ổng – bởi ổng cũng đã phản ứng với TCI, nên điều này có thể mâu thuẫn với câu trích dẫn của bạn. Nhưng dù ổng đã nói gì, tôi nghĩ rằng nó sẽ hợp lí nếu chúng ta bỏ qua hoàn cảnh lịch sử của “Chúa Ruồi”. Nó là một trong những khoảng khắc khủng hoảng nhất của Anh Quốc, nó bắt đầu mất đi thuộc địa cũng như sức mạnh và của cải, và bắt đầu sự suy giảm dẫn đến sự kiện Brexit gần đây, vân vân. Có rất nhiều mối lo xã hội xung quanh thời điểm này, bạn có thể thấy trong các tác phẩm thời đó, và những mối lo đó chính là chủ nghĩa thực dân, gia trưởng, phân biệt chủng tộc,vv bởi đó mà trục quyền lực của họ (xã hội) suy giảm – tệ hơn, nhiều người dân cũng cảm thấy điều đó. Gần như bất khả thi để viết bất kì cuốn sách nào về Trải Nghiệm Phổ Quát của con người, vì những tác giả làm việc trên những nền tảng và kinh nghiệm hạn chế của chính họ, mặc dù phương Tây thích cho rằng nó phát ngôn cho nhân loại. Vậy nên, theo cách tôi thấy rằng, Golding đã ngụ rằng xã hội nước Anh như một phiên bản nhỏ của nhân loại, và chỉ rằng việc để phần đông những kẻ vô cảm, bị tổn thương, được-luyện-để-hại-người điều hành màn kịch quốc gia này là một ý kiến tồi tệ; mà điều ông nói hoàn toàn có thể áp dụng cho bất cứ nhóm người nào. Nhưng, theo lịch sử, không phải xã hội nào cũng đưa những kẻ tàn nhẫn lên đứng đầu. Những kẻ mà đế quốc đã gọi là những kẻ mọi rợ và tiêu diệt lại có sự công bằng, dân chủ và hệ thống phân cấp xã hội tốt hơn, vv. Vậy nên khi Golding nghĩ ông có đang nói về Trải Nghiệm Phổ Quát hay không, ông không. Vốn là người Anh da trắng, được nuôi dạy trong một đế quốc Anh mà phần lớn được xây dựng nên bởi sự phá hủy những xã hội không trắng, không Anh, viết một cuốn sách về một cậu bé người Anh được nuôi dạy để điều hành cái đế quốc đó, tôi không chắc làm sao mà nó được gọi là phổ quát cho nhân loại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *