Bài này mình dịch và tóm tắt, diễn giải từ video dưới đây. Tác giả kênh này phân tích về địa chiến lược khá hay. Nguồn sử liệu của tác giả sẽ được đăng phía dưới. Video này đồng thời hỗ trợ cho quan điểm của mình là thực sự thì Đại Việt thời nhà Trần chỉ đánh thắng quân Mông Cổ 2 lần thôi, lần đầu tiên thua và phải chấp nhận làm chư hầu, không dám giúp đỡ nhà Tống.
- Tình hình chiến lược của nhà Nam Tống:
_Vùng miền Nam Trung Quốc có địa hình đồi núi nhiều, khí hậu nóng ẩm, các đồng bằng nhỏ hẹp hơn và sông ngòi dày đặc hơn so với ở miền Bắc Trung Quốc. Điều này có nghĩa mặc kị binh Mông Cổ không thể phát huy được sức mạnh hoàn toàn của mình ở phía Nam, nhà Tống cũng không thể xây dựng được 1 lực lượng kị binh đủ để đánh ngang cơ với Mông Cổ ở phía Bắc. Nhà Tống có nhân lực hùng hậu, nhưng dân số không bằng với dân sống ở phía Bắc Trung Quốc (đất nhà Kim cũ), trong vùng kiểm soát của người Mông Cổ và người Mông Cổ có thể huy động. Nhà Tống ở vào thế phòng thủ vĩnh viễn, chừng nào quân đội Mông Cổ còn mạnh.
_Có ba mặt trận chính: Tứ Xuyên, Thung lũng sông Hán và Thung lũng sông Dương Tử-sông Hoài. Sông Hán nằm theo trục Bắc-Nam là cửa ngõ đường thủy dẫn xuống sông Dương Tử, và hai pháo đài Tương Dương-Phàn Thành nằm ở cực bắc của con sông này. Hệ thống phòng thủ của Nam Tống dày đặc nhất là ở xung quanh kinh đô Hàng Châu, tức khu vực hạ lưu sông Dương Tử. Xung quanh có sông ngòi, các đồng ruộng có thể bị làm ngập, làng mạc đều được gia cố phòng thủ.
_Lực lượng thủy quân của nhà Tống rất kinh nghiệm, rất tinh nhuệ, nhưng đòi hỏi một kinh phí rất lớn để duy trì, đòi hỏi một chính quyền trung ương tập trung, có khả năng điều hành kinh tế, thuế khóa, và nguồn lực quốc giả. Kinh phí này triều Nam Tống có thể trang trải với điều kiện mạng lưới giao thương nội địa và quốc tế của họ được duy trì. Thủy quân chỉ có thể dùng để phòng thủ biên giới tự nhiên của Nam Tống là sông Dương Tử, ở trên bộ quân Tống hoàn toàn lép vế trước quân Mông Cổ.
_Từ tình thế này, chiến lược của nhà Tống sẽ phải là làm sao để tồn tại, sống chung với Mông Cổ, chờ thời cơ nhà Nguyên suy giảm sức mạnh và tự sụp đổ (strategy of exhaustion). Làm sao để kéo dài chiến tranh đến lâu nhất có thể, làm người Mông Cổ suy giảm về ý chí (will) và khả năng gây chiến (war capacity). Nhà Tống trên thực tế đã thực hiện thành công chiến lược này với nhà Kim.
2. Tình hình chiến lược của người Mông Cổ từ những năm 1230s trở đi:
_Đến những năm 1230s, sau các chiến dịch ở Bắc Trung Quốc, Trung Á, và Đông u, người Mông Cổ đã nắm giữ một đế chế rộng lớn, nằm ở vị trí trung tâm của lục địa Á u. Quân đội Mông Cổ là một quân đội trưởng thành, có tổ chức rất tốt, cơ động, được lãnh đạo bởi những thiên tài như Sử Bộ Tài, Triết Biệt,… Tuy nhiên nguồn nhân lực của người Mông Cổ chỉ có hạn, chỉ có khoảng 1 triệu người mà phải quản lí một vùng đất đai cực kì rộng lớn, cho nên họ dựa vào chính sách khủng bố trắng để giữ yên những vùng đất mình cai trị, đồng thời tập trung nguồn lực chỉ theo đuổi một cuộc chiến, một mặt trận vào một lúc. Nếu chiến sự đang nổ ra ở Trung Quốc chẳng hạn mà có sự kiện cấp bách hơn diễn ra ở Trung Đông, quân Mông Cổ sẽ phải rút quân khỏi Trung Quốc. Ai mà đọc về tiểu sử của Sử Bộ Tài sẽ thấy từ năm 1220 cho đến 1240 lúc ông ta chết ông ta chạy khắp các chiến trường từ Á đến u. Ở vị trí trung tâm như thế này, các đối thủ của Đế chế Mông Cổ không thể liên kết với nhau về mặt quân sự để chống lại họ nữa, nhưng nhà Tống vẫn có một hệ thống thương mại đường thủy rất giá trị.
_Đế chế Mông Cổ buộc phải mở rộng vĩnh viễn bằng con đường quân sự, bởi vì chính quyền trung ương cần của cải cướp bóc được từ các vùng mới để duy trì quyền lực và sự gắn kết nội bộ của họ. Dân du mục hầu như không làm ra của cải, và phải lấy chiến tranh để nuôi chiến tranh. Có thể nói tự bản thân thứ mà đưa người Mông Cổ lên tầm sức mạnh thế giới cũng khiến họ bị trải rộng quá mức (overstretch) và suy tàn nhanh chóng về sau. Vì dân số ít, nên họ không thể chiến thắng bằng con đường tiêu hao đối phương, mà phải thắng những trận thắng quyết định, thắng bằng vận động chiến.
_Để tiếp cận với Nam Tống, nhà Nguyên buộc phải xây dựng một thủy quân đủ lớn để mở cửa ngõ xuống nam TQ. Nhưng một thủy quân đủ lớn lại cần một chính quyền trung ương mạnh đặc trưng của các dân tộc định cư. Một dân tộc du mục như người Mông Cổ khó mà có đủ khả năng làm điều đấy.
_Vấn đề này dẫn đến một sự chia phe phái trong nội bộ người Mông Cổ, một phe ủng hộ việc định cư, tức bắt chước, học hỏi theo các phong tục, văn hóa, tập quán và phương cách của các dân tộc định cư và chính quyền của họ, một phe còn lại là phe bảo thủ, theo truyền thống, muốn giữ lại cách sống, văn hóa du mục của dân Mông Cổ. Về rạn nứt này nhen nhóm từ thời của Oa Khát Đài (Ogedei), rồi phát triển thành một cuộc nội chiến tổng lực giữa Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) và A Lý Bất Ca (Arik Boke). Hốt Tất Liệt là một người rất ủng hộ việc Hán hóa, bắt chước theo phương cách, lễ nghi, tập tục của người Hán, thế mà có đứa ngu nào đó bảo Hốt Tất Liệt có ý định diệt chủng dân Hán.
3. Các bước đi của hai bên
_ Nhà Tống chấp nhận trả triều cống cho nhà Kim phần lớn thời gian 100 năm nhà Kim cai trị Bắc Trung Quốc, nhưng nhà Tống lại không thể duy trì quan hệ đó với người Mông Cổ sau này, một phần vì những chia rẽ chính trị nội bộ của chính họ. Lúc đầu Tống và Mông Cổ hợp tác đánh Kim, nhưng rồi khi Kim đã bị Mông Cổ chiếm, người Tống muốn lợi dụng thời cơ dành lại đất Trung Nguyên, nhưng tất nhiên là nhanh chóng bị Mông Cổ đánh bật.
_ Thay vì hỗ trợ cho các lãnh chúa địa phương ở Bắc Trung Quốc đánh lại quân Mông Cổ (ai mà am hiểu quân sự sẽ biết kế sách này tốn ít tiền mà hiệu quả kéo dài thời gian của nó rất lớn), nhà Tống lại nướng quân đội chủ lực của mình vào một cuộc tấn công vào Khai Phong. Sau cuộc tấn công này, cơ hội chung sống với Mông Cổ tiêu biến.
_Chiến lược của người Mông Cổ trong những năm 1230s, khi mà họ còn bận rộn ở Trung Á và Đông u, bao gồm việc giữ cho quân Tống ở thế bị động phòng thủ bằng, và tốn tiền duy trì quân đội phòng thủ, bằng cách mở các cuộc cướp phá (raid) vào cả ba mặt trận (Tứ Xuyên, 2 thung lũng sông Dương Tử).
_Đến năm 1247s, Mông Cổ hướng sự chú ý trở lại vào Nam Tống, Mông Kha thực hiện một cuộc vận động chiến dài hơi đánh vào tất cả các láng giềng của nhà Tống (bao gồm Tây Tạng, Đại Việt, Miến Điện, Đại Lí), với mục đích chủ yếu là để cô lập nhà Tống, bắt các quốc gia này thần phục Mông Cổ, và tạo một con đường hành lang để có thể đánh thốc nhà Tống từ phía Nam lên. Mặc dù cả ba nước láng giềng này đều bị thần phục và trung lập hóa, kế hoạch đánh gọng kìm lên phía Bắc của Mông Kha không thành công vì địa hình, khí hậu, và khả năng hậu cần của quân Mông Cổ không cho phép. Ta cũng có thể thấy ở đây một cố gắng của người Mông Cổ để không phải xây dựng thủy quân bằng cách đi vòng qua “bức tường” Dương Tử, qua đó bỏ qua luôn cuộc tranh luận định cư-không định cư.
_Khi Hốt Tất Liệt lên ngôi cũng là lúc Đế chế Mông Cổ có những rạn nứt nghiêm trọng, một số cuộc nội chiến nổ ra, và quyền lực và chức danh Khả Hãn của ông ta chỉ được người Mông Cổ ở Trung Đông, Trung Á và Nga công nhận trên hình thức (không như Mông Kha hay Oa Khát Đài trước đó). Nhưng điều này cũng có nghĩa là từ nay Hốt Tất Liệt có thể tập trung rảnh tay thôn tính nhà Nam Tống. Ông ta bắt tay vào xây dựng một đạo thủy quân hùng hậu, có căn cứ đóng ở Hàn Quốc (gần với nguồn gỗ). Đánh bại xong A Lý Bất Ca trong Nội chiến Toluid (1260-1263), ông ta tập trung vào xây dựng thủy quân và vây hãm Tương Dương-Phàn Thành. Năm 1260 ông ta có 500 tàu, đến năm 1267 ông ta đã có đến 5000 tàu bè các loại.
_Nhà Tống đối phó với những diễn biến này bằng cách tổng động viên cho chiến tranh, mở rộng quân đội và thủy quân. Kinh phí cho việc này lấy từ việc in tiền giấy hàng loạt, và trưng thu ruộng đất, tàu bè của giới địa chủ, thương nhân giàu có, phát lại cho nông dân. Điều này làm sẽ giúp tăng nguồn thu thuế cho triều đình trong thời gian ngắn hạn, nhưng về lâu dài lại làm xói mòn sự ủng hộ của một giai cấp quan trọng trong nỗ lực chiến tranh của họ.
_Nhà Tống tập trung vào phòng thủ toàn diện, cắt đứt nguồn hỗ trợ cho các phiến quân miền Bắc. Đây có thể là một chính sách đúng đắn, cũng có thể sai lầm, tùy theo góc nhìn.
4. Tương Dương-Phàn Thành (1266-1273)
_Người Mông Cổ đã đánh vào hạ lưu sông Dương Tử nhưng không thể đột phá, đã đánh vào Tứ Xuyên nhưng không đem lại kết quả gì nhiều, cho nên lựa chọn còn lại của họ là đánh vào phần trung tâm trong hệ thống phòng thủ của nhà Tống.
_Đáng nhẽ thuận theo chiến lược kéo dài chiến tranh của mình, nhà Tống không nhất thiết phải biến Tương Dương-Phàn Thành thành một cứ điểm quyết định, mà cả cơ đồ phòng thủ của họ trông chờ vào nó. Một lựa chọn hợp lí hơn là biến mỗi thành lũy mà người Mông Cổ phải vây hãm dọc theo sông Hán thành một cái gai khó nhổ đối với quân Mông Cổ, nhưng không cần phải đầu tư toàn bộ tài nguyên, nhân lực vào một chỗ. Trên thực tế, trong 6 năm Tương Dương-Phàn Thành bị vây hãm, nhà Tống đã có thể bỏ nó, rút ngắn phòng tuyến của mình, thay vào đó họ gán cho nó một danh tiếng, một niềm tin quá cao, làm cho khi mà nó thất thủ, cả hệ thống phòng thủ lẫn tinh thần của quân Tống cũng sụp đổ theo.
_Thêm vào đó, khi Tương Dương-Phàn Thành bị vây ngày càng chặt hơn, các nỗ lực tiếp viện và giải vây bằng đường thủy và đường bộ của nhà Tống trở nên cực kì tốn kém, tổn thất sinh mạng cao. Thủy quân nhà Tống mạnh mẽ, nhưng sự mất mát về thủy thủ dày dạn kinh nghiệm họ không thể thay thế, trong khi Hốt Tất Liệt ráo riết tuyển mộ thủy thủ và thợ đóng tàu giỏi, có kinh nghiệm ở phương Bắc. Đây là lúc ta thấy sự rạn nứt giữa chính quyền Nam Tống với giới thương nhân đem lại hậu quả. Nhà Nguyên được thành lập và quân đội của họ chỉ có phần nhỏ là dân Mông Cổ gốc, còn lại là người Hán, Khiết Đan, Liêu, Kim, Nữ Chân, v.v.
_Khi Hàng Châu và khu vực hạ lưu sông Dương Tử bị hở sườn, họ nhanh chóng bị áp đảo bởi đạo quân Hán-Mông Cổ của nhà Nguyên, các nỗ lực kháng cự còn lại của nhà Tống đều thất bại một cách đẫm máu.
5. Kết luận: nhà Tống đi một loạt nước đi sai lầm trong chiến lược phòng thủ của mình trước Đế chế Mông Cổ. Vị thế chiến lược của nhà Tống không cho phép họ khai thác những mâu thuẫn và khó khăn nội bộ của Đế chế Mông Cổ, ngược lại chính họ cũng bị cản trở bởi sự giằng xé giữa các phe phái trong triều, các giai cấp trong xã hội. Tuy thế, không phải nước đi nào của họ cũng sai lầm, và địa thế và lợi thế về thủy quân của họ cho phép họ tồn tại những 50 năm trước Đế chế Mông Cổ.
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=2iU66wzMy3Y
Nguồn tác giả:
Nguồn tác giả:
Kuhn, 'The Age of Confucian Rule', 2009
Waterson, 'Defending Heaven: China's Mongol Wars, 1209-1370', 2013
Lo, 'China as a Sea Power 1127-1368', 1957
Turnbull, 'The Mongol Invasions of Japan 1274 and 1281', 2010
Turnbull, 'The Mongol Invasions of Japan 1274 and 1281', 2010
Pai, 'The Cultured and Warrior Eras of the Song and Yuan' (Chinese), 2004
Defense-in-Depth: Luttwak, 'Strategy: The Logic of War and Peace', 1987