#chiase #TQ #VN
* Nguyên nhân chiến tranh:
Năm 1071, Việt Nam lại mưu đồ xâm lấn Ung Châu – Quảng Tây( Nay là Nam Ninh – Quảng Tây ) tình hình cực kỳ khẩn cấp. Mùa thu cùng năm, thành Ung châu bị nước lũ, trong thành ngập tới 2 trượng, nhà cửa và vật tư bị chìm gần hết, Quảng Đông kiêm trị Tô Giám được bổ nhiệm trấn thủ Ung Châu.
Năm 1072, Thái tử Lý Càn Đức lên ngôi, tức Lý Nhân Tông, lúc này mới có 7 tuổi, được Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành phò tá.
Năm 1073 , Thẩm Khởi cực lực ủng hộ việc đánh Đại Việt nên được tể tướng Vương An Thạch yêu thích, bèn cử đi trấn thủ Quế Châu thay cho Tiêu chú (Nay là Quế Lâm, Quảng Tây), Hắn tự xưng là thu được mật chỉ triều đình chuẩn bị đánh Đại Việt ( theo Bảo giáp pháp Điểm Tập ghi lại). Thẩm Khởi cắt đứt toàn bộ tấu biểu mà Đại Việt gửi về Tống, tuyên bố triều đình có mật chỉ, gấp rút huấn luyện sĩ tốt, thậm chí cấm người dân giao dịch qua lại với Đại Việt. Những hành động này khiến Triều Lý cảm thấy hoang mang, lo sợ Tống sẽ đánh Việt trong thời gian tới, dưới tình hình này, Lý Thường Kiệt chủ trương đánh đòn phủ đầu, quyết định tấn công nước Tống.
* Chiến tranh nổ ra:
Trước khi tấn công, tướng Đại Việt là Lý Thường Kiệt đã diễn luyện chiến lược, chuẩn bị tốt tác chiến. Tháng 11 năm 1075, tướng Đại Việt là Lý Thường Kiệt và Tông Đản lĩnh 20 vạn quân, lục thủy cùng tiến, ngang nhiên đánh vào Quảng Tây của Bắc Tống.
Để việc xuất quân có danh nghĩa, quân Việt cho người dán thông cáo khắp bốn phương, tố Tống triều bạo ngược, quân thần Tống triều ngu ngốc tàn bạo, được viết như sau:
“Trời sinh chưng dân, quân đức thì hòa thuận; Quân dân chi đạo, vụ tại nuôi dân (dân có an thì quân mới mạnh), nay vua Tống ngu ngốc, không theo lời Thánh nhân dạy;Vương An Thạch tham lam thành tính ,..(đại thể nói tế tưởng Bắc Tống Vương An Thạch tham lam ngu dốt, nhũng nhiễu nhân dân, chỉ biết tư lợi). …. Bản Tướng nghe theo lệnh của Quốc Vương, trực chỉ phương Bắc, muốn thanh trừ yêu nghiệt , có đất đai mà không chia cho dân, muốn quét sạchuế chi ô trọc (ý là quét sạch những thứ dơ bẩn), ca Nghiêu thiên hưởng Thuấn nhật chi hỉ (ý là mang lại những ngày ấm no như vua Nghiêu vua Thuấn), ta nay xuất binh, cố tương chửng tế, hịch văn đáo nhật, dung quảng văn trị (ý là quân Việt tấn công, mang theo hịch văn này mà làm hòa với dân, dùng văn mà trị). Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ mang sợ hãi. “
Ung Châu chi chiến
Tháng 12 năm 1075, tám vạn quân Đại Việt vây thành Ung Châu, tri châu Tô Giám liên tập hợp châu binh, thuộc hạ, và những người có thể chiến đấu lên thành kháng địch. Thành Khâm Châu và Liêm châu đều bị hạ ngay khi quân Đại Việt tới, chỉ có Ung châu Tri phủ Tô giám đem thành thủ vững . Ban đầu Ung châu có 2800 binh sĩ, sau khi lệnh triệu tập thì miễn cưỡng được thêm 4000 người, dưới sự tấn công của Đại Việt quân dân Ung châu kiên cường kháng cự.
Xung quanh thành Ung châu, quân Đại Việt liên tiếp phá bốn trại, Tô Giam thấy vậy liên tập hợp bịnh lính tinh nhuệ, lại lập cảm tử quân tới mấy trăm người, đối địch với quân Việt trên sông Ung, giết hơn 200 quân Việt, mười mấy con voi chiến, sau đó liền tử thủ cùng thành.
Quân dân thủ thành dùng thần tí cung bắn giết voi và quân Việt, dùng Hỏa tiễn bắn đốt cháy hàng trăm thang mây và dụng cụ công thành của quân Việt, trước sau giết tới hơn 15000 Việt quân, bắn chết voi chiến vô số kể.
* Ung Châu bị phá
Về sau, quân Việt dùng pháp thổ công, lấy đất nặn nhét vào túi rồi chồng lên ở ngoài thành, có chỗ chồng tới mấy vạn túi, cao tới mấy trượng.
Việt quân dùng túi đất leo lên tường thành, cuối cùng sau 42 ngày, rốt cục tại ngày 1/03/1076, thành Ung châu bị Việt quân công phá. Sau khi thành phá, cha con Tô Giám cùng với người nhà và thông phá Đường Tử Chính tụ hợp chiến đấu cùng quân Việt trên đường phố, mọi người đều bị trọng thương, Đường Tử Chính bỏ mình. Tô giam hô to: Ta sẽ không chết bởi tay giặc, bèn về phủ phóng hỏa tự thiêu. Tô Giam cùng với con thứ Tử Minh, Tử Chính, cháu trai Tử Uyên, cùng 37 người nhà tuẫn tiết theo thành.
Việt Quân tiến vào ung châu thành liền đồ sát binh lính, người dân trong thành tới hơn 5 vạn người, sau đó phá hủy thành Ung châu, rồi đem lấp bịt sông Ung.
《 Tống sử 》và 《 Đông đô tóm lược tiểu sử 》, 《 Tô giam truyền , 《 Bản thảo sơ bộ 》đều ghi lại đại khái giống nhau. Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3 cũng có ghi chép lại.
Cộng với số người châu Khâm , Liêm bị giết trước đó, tổng quân Việt giết quân dân Bắc Tống không dưới mười vạn, thậm chí Đạo sĩ và Hòa thượng đều không thoát được. Việt quân giết đạo sĩ và hòa thượng rồi cướp điệp văn của họ ,(kiểu dạng chứng minh thư cho đạo sĩ và hòa thượng ở TQ), mặc trang phục của họ, giả làm đạo sĩ hòa thượng người Tống mà trà trộn khắp nơi làm gián điệp.