Ủa, vậy cuối cùng có cần toner không?

NOPE. BẠN KHÔNG CẦN TONER.

Mình biết đến skincare khi bắt đầu học đại học, và chắc nhiều bạn cũng đã giống mình và bé trong tin nhắn rằng đã đọc/nghe rất nhiều về 3 bước chăm sóc da cơ bản cần có: double cleansing bằng nước/dầu tẩy trang sau đó sữa/gel rửa mặt, toner, cuối cùng là dưỡng ẩm. Và 6 năm học Y, chưa bao giờ mình bỏ qua việc mua toner ngay cả khi có hay không dùng các sản phẩm điều trị. Với đam mê “làm đẹp”, mình đã học định hướng theo chuyên khoa Da Liễu và được khai sáng rất nhiều điều thú zị. Hãy dành vài phút đọc cùng mình nhé.

Toner là gì?

Toners được tạo ra với mục đích chính để cân bằng lại độ pH da (trở lại pH acid nhẹ) sau khi sử dụng sữa/gel rửa mặt. Tuy nhiên, ngày nay các sản phẩm rửa mặt đã được cải tiến rất tốt bằng nhiều hoạt chất phù hợp cho từng tình trạng da và bao gồm cả việc chú trọng cào độ pH da mà không cần đến toner. Một lý do khác mà toners được sử dụng nhiều bởi vì được quảng cáo nghe rất “hút” trên packaging như là “Pore refining toner/ Pore-reducing toner/ Pore perfecting toner/ Pore tightening toner “.

Tại sao không cần toner?

Mình nhận thấy các hoạt chất chính trong toners đã có trong sản phẩm làm sạch, sản phẩm/thuốc thoa điều trị và sản phẩm dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, động tác dùng bông có thấm toner lau/chùi lên da vô tình lại làm da tổn thương hơn, các “đơn vị nang lông tuyến bã” không thích điều này.

Do vậy, thay vì thêm một sản phẩm vào routine của bạn thì chỉ cần chọn một loại sữa/gel rửa mặt làm sạch da nhưng vẫn dịu nhẹ và không làm mất cân bằng độ pH da. Tùy theo tình trạng da và mong muốn của bạn, có thể chọn thêm các sản phẩm có chứa retinoid (giúp lỗ chân lông của bạn cải thiện đã được nghiên cứu chứng minh và đưa vào Y văn: Retinoid giúp tăng tái tạo tế bào da và tăng tạo collagen)

 Okla, nếu bạn vẫn muốn một em toner trong routine hãy lưu ý một số típ sau đây nhé:

 Mụn? Chọn toner có hoạt chất tẩy tế bào chết hóa hoạc như Salicylic acid,..

 Da khô? Hãy chọn toner có thành phần cấp nước như glycerin, hyaluronic acid

 Bạn tuyệt đối nên tránh? Bất cứ toner nào có CỒN NHÂN TẠO (denatured alcohol) hoặc sản phẩm làm da bạn có cảm giác rát/bỏng khi apply

 “Khoang, dừng lại khoảng 2s”, trước hết hãy check lại thành phần của các sản phẩm bạn đang dùng nhé: đã có Salicylic acid, Glycerin, HA và các hoạt chất khác trong toner mà bạn đang muốn sở hữu đã có trong các sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm, điều trị của mình chưa nhé => “Don’t get stuck on titles” 

 Chăm sóc da không cần phức tạp. Nếu bạn đang có một quy trình nhiều bước và bạn cảm thấy thoải mái, hài lòng với kết quả mang lại, hãy cứ tiếp tục.

 Nhưng nếu bạn đang tốn nhiều thời gian để tìm hiểu và sử dụng, cũng như chi phí để có một em toner với các mục đích trên thì hãy “đá” toner và tìm cho bản thân một em rửa mặt tốt, một tẩy tế bào chết hóa học và/hoặc retinoid!

Với mình, “Less is more effect” 

Mình hi vọng bài viết cho bạn 1 trải nghiệm mới, có bất kì chuyện gì về da mà bạn muốn chia sẽ, mình luôn sẵn sàng lắng nghe. 

Sau một tgian dùng toner mình cũng bỏ qua bước này, bởi vì mình cảm giác đối với mình nó vô thưởng vô phạt dù là dùng hãng không phải rẻ. Nói thẳng là may, bởi với đứa nghiện cay nghiện thức đêm như mình nhưng mặt mình rất rất hiếm khi nổi mụn, da mình lại là da thường nên dễ chăm sóc. Thế cho nên quy trình skincare của mình khá đơn giản. Tuy nhiên với những bạn da dầu thì toner lại là thứ quan trọng để cấp ẩm và cân bằng đấy. Cho nên, tiêu đề bạn khẳng định chắc nịch “Không cần toner” là đúng, nhưng chỉ đúng với một vài trường hợp thôi. Nó khá phiến diện :))

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *