Huyền thoại Frank Sinatra đã có bản nhạc jazz bất hủ “Fly me to the moon”, nó là bản nhạc hiệu cho chương trình không gian của NASA, bài hát thể hiện khát vọng, ước mơ “bay lên cung trăng, để nô giỡn cùng những vì tinh tú giống như những nụ hôn của chàng trai với cô gái đang yêu”. Người thường như chúng ta thì không thể bay đến cung trăng được, nhưng không cần phải có sự giúp đỡ từ NASA, tự ta vẫn có thể đến một cung trăng khác mà đẹp hơn cung trăng của Frank Sinatra đã mô tả.
“Going to Sicily is better than going to the moon” – Gabriel Garcia Marquez, nhà văn Tây Ban Nha; “Sicily is more beautiful than any woman” – Truman Capote, nhà văn Mỹ. Đấy là những mỹ từ mà người ra dành cho Sicily để nói về hòn đảo xinh đẹp này. Còn đối với khách du lịch thì Sicily đơn giản là Bố Già, Bạch tuộc, Rạp chiếu phim thiên đường, Mối tình đầu của tôi (Malèna) với minh tinh Monica Bellucci, Đất máu của Guiliano; là những mẫu ảnh đầy ma mị của thương hiệu thời trang D&G,…là “thì thầm tiếng yêu – Speak softly love”.
“Tình như thoáng mây tình đến cùng ta âm thầm không ngờ;
Tình như cánh hoa tình chiếm hồn ta đâu ngờ là tình” – trích bản nhạc soundtrack của phim Bố Già.
Nếu bạn còn phân vân e ngại Sicily như là một vùng đất dữ, là thủ phủ của Mafia,…thì sau bài viết này, hy vọng bạn sẽ đổi ý, tự tin đi đến vùng đất này để hoàn thành giấc mơ Sicily với Bố Già, một cuốn sách gối đầu giường với rất nhiều người.
Điềm đến đầu tiên là Palermo, thủ phủ của Sicily: Trước tiên, ta sẽ bay đến Falcone–Borsellino, phi trường này đuợc đổi tên từ tên gọi cũ là Punta Raisi để tuởng nhớ thẩm phán Ý Giovanni Falcone bị mafia ở Sicily ám sát trong vụ đánh bom làm chấn động nước Ý và Paolo Borsellino, cũng là một thẩm phán – người bị ám sát vào ngày 19.7.1992. Nghe thôi cũng hơi bị ca mơ run rồi. Đừng lo, Palermo rất yên bình, giàu có và xinh đẹp, rất ít thấy dân da đen, dân nhập cư xin đểu, bán đồ fake, và cũng không có nhiều dân du lịch Tung Của ồn ào…như những thành phố lớn khác ở Ý.
Ăn, chơi gì ở Palermo, bạn chỉ cần search từ khóa “Things to do in Palermo” là ra hết, tha hồ đập phá. Lưu ý không được bỏ qua món kem, món nội tạng nướng Stigghiola, bạch tuộc hấp trộn dầu olive,…Nếu là fan của Bố già thì đừng quên checkin Nhà hát Teatro Al Massimo nơi quay Michael Corleone bị xử ở đoạn cuối Bố Già 3.
Điểm đến thứ 2 là ngôi làng Corleone: Sau khi ăn chơi nhảy múa ở Palermo, ta bắt đầu đi đến “Trái tim sư từ”, thủ phủ của mafia, ngôi làng Corloneo huyền thoại. Có thể điểm danh một số ông Trùm ở đây như Tommy Gagliano, Gaetano Reina, Jack Dragna, Giuseppe Morello, Michele Navarra, Luciano Leggio, Leoluca Bagarella, Salvatore Riina and Bernardo Provenzano. Corleone đuợc biết đến nhiều nhất qua nhân vật Vito Corleone – Bố già huyền thoại, đó là khi Vito Antonio Andolini di cư qua Mỹ, nhân viên Hải quan đã ghi nhầm tên ngôi làng Corleone thành tên của Vito – từ đó một huyền thoại đã ra đời làm say đắm biết bao nhiêu người đam mê tiểu thuyết và điện ảnh “The Goodfather”.
Không cần phải đi tour như quảng cáo kiểu dịch vụ du lịch mafia, chỉ cần tìm thuê một chiếc xe nếu biết lái hoặc thuê lái xe địa phương dẫn đi. Lần đến đây, mình thuê một thành viên của Hội bằng hữu Cosa Nostra, một Corleonese thực thụ lái xe đưa đến làng Corleone (đoạn này giống y chang với trường hợp của Michael Corleone tới Sicily lánh nạn được Ông Trùm ở Corleone cử người của Hội bằng hữu ra đón). Khi bàn chuyện giá cả thuê xe với tay Cosa Nostra này, phải làm mặt lạnh như tiền giống Don Vito Corleone và nói “Tao sẽ đưa cho mày lời đề nghị không thể chối từ” (bắt trước câu thoại nổi tiếng thứ 2 trong lịch sử điện ảnh Hollywood khi Bố già Don Vito Corleone từng nói với thuộc hạ “I’m gonna make him an offer he can’t refuse”), vừa nói vừa cho tay vào túi quần để…lấy tiền, cậu mafia này sợ vãi ra quần, tưởng rút khẩu súng…nước, không ngờ ông Việt gốc cây lại học thuộc lời của Bố già đến vậy nên gật đầu rối rít nhận tiền, ngoan như cún.
Corleone cách Palermo 1h30 chạy xe, trên đường đi ta có thể thấy các trang trại trồng chanh vàng, olive kéo dài đến tận chân trời, một trong những đặc sản của xứ Sicly. Làng Corleone rất yên bình, chủ yếu là người già, có lẽ điều nguy hiểm nhất ở đây mà ta có thể gặp chỉ là những con muỗi chăng ahihi. Corleone an toàn cho khách du lịch như bất kỳ thành phố bình thường nào, thậm chí còn an toàn hơn các thành phố lớn hơn. Đừng nghe những lời đồn, những cảnh báo khi đến Corleone không được chụp hình, không được nhìn vào người làng một cách trực diện,…
Corleone không có cảnh đẹp như những nơi khác ở Sicily, nhưng nó lại mang lại cho ta một cảm giác không thể nào có được, thậm chí còn hơi rợn người, một cảm giác cực kỳ yomost, đó là được đến tận nhà những ông trùm mafia lừng danh thửa nào để chụp ảnh checkin, được thăm bảo tàng về tội ác của Mafia ngay chính thánh địa của mafia, được ăn kem từ chính tay của con trai mafia làm cho,…được hòa mình vào những trang sách của Bố Già từng đọc từ thửa nào (để chuyến đi hoàn hảo, nên cầm theo cuốn Bồ Già ở nhà đi để checkin cho hoành tráng).
Còn nhớ lúc ăn kem xong, khi thanh toán con trai bố già hỏi ông Việt gốc cây có lấy hoá đơn không nhưng nói ở Việt Nam mấy thứ này bọn tao có bao giờ lấy hóa đơn đâu, con trai của ông Trùm Salvatore “Toto” Riina cười ngạc nhiên nói “Bọn mày không dùng hoá đơn mới đúng là Mafia”. Đến Corleone tưởng gặp được Mafia xịn ai ngờ đâu lại bị nói là mafia.
Điểm đến thứ 3 – Làng Bagheria: Sau khi viếng thăm làng Corleone, trên đường trở về lại Palermo, nếu có thời gian nên ghé làng Bagheria, đây cũng là nơi quay Bố già 3 và phim sử thi Baaria – (Baaria là tiếng lóng của dân Sicily gọi Bagheria), bộ phim của đạo diễn Giuseppe Tornatore lừng danh, cũng là một người Sicily, đã từng làm nên tên tuổi với Rạp chiếu phim thiên đường (Cinema Paradiso, sẽ được nói ở phần sau khi ta đến làng chài cổ Cefalu).
Khi quay về Palermo để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo, hãy thưởng thức một ly kem đá bào nổi tiếng của Sicily, Granita ở Caffetteria del Corso, món bánh Arancine ở I Cuochini, bánh Sfincione ở Panificio Graziano, món Pane e panella ở Friggitoria Chiluzzo và món Frittola ở chợ Ballaro.
(còn tiếp Phần 2,…).