NGUYÊN NHÂN GÌ KHIẾN CỐC NGUYỆT SAN KHÔNG BUNG MỞ KHI ĐẶT VÀO TRONG ?

Đa số mọi người lắp cốc khá dễ dàng, nhưng 1 số bạn nói rằng cốc của các bạn không bung mở hoàn toàn dẫn tới bị rò rỉ khi đeo cốc. Mình viết bài này để hỗ trợ các bạn biết nguyên nhân và hướng dẫn các bạn cách khắc phục nhé.

 1. Nguyên nhân hàng đầu là: Cốc quá mềm nên việc tự bung mở kém.

 Nếu các kiểu gấp thông thường không làm cốc bung mở được bạn hãy thử cách gấp kim cương (miệng cốc quay ra ngoài nên khi thả tay m sử dụng ngón trỏ ấn ngược lên trên thì miệng cốc sẽ bung ra), cách gấp labia cũng dễ bung đối với cốc mềm. 

Nếu bạn khó chỉnh với chiếc cốc mềm quá thì bạn có thể chuyển sang 1 loại cốc cứng hơn, đàn hồi tốt hơn nhé.

2. Kĩ thuật lắp.

Có bạn khi gập đưa vào bên trong thả tay cái là cốc bung mở luôn.  Nhưng cũng có bạn cần phải chỉnh thêm, ví dụ: gấp chữ V thì sau khi thả tay bạn nên ấn thêm vào bên dưới nếp gấp để miệng cốc bung nốt ra, hoặc ở kiểu gấp chữ C thì sau khi thả tay bạn ấn thêm vào lưng chữ C để miệng cốc bật ra hoặc cầm đáy cốc xoay tròn mấy vòng. Với kiểu gấp số 7 sau khi thả tay bạn hãy xoay cốc theo chiều gấp của miệng cốc nhé.

Đặc biệt cơ thể chúng ta không giống nhau, mỗi người phù hợp với 1 kiểu gấp khác nhau, bạn có thể khó ở kiểu gấp này nhưng lại dễ ở kiểu gấp kia, nên bạn hãy thử lần lượt để tìm ra kiểu gấp phù hợp với mình nhất nhé.

Thêm nữa, có bạn cần cho cốc vào sâu để cốc bung mở rồi mới kéo dịch ra cho đúng vị trí, nhưng có bạn lại cần thả tay sớm để chỉnh bung mở sau đó mới đẩy cốc vào sâu thêm (đặc biệt là các bạn có cổ tử cung không cao).

3. Cốc quá to so với âm đạo.

 Khi âm đạo hẹp, cốc to thì có thể thành âm đạo chèn vô thành cốc nên cốc khó mở tròn hết được, nếu có bung hết thì có thể cũng làm đau tức. Do vậy cần dùng một chiếc cốc phù hợp và vừa vặn với cơ thể. Việc đó vừa giúp chúng ta dễ dàng sử dụng vừa đem lại cảm giác thoải mái khi đeo bên trong.

4. Cấu tạo âm đạo, ví dụ như âm đạo gồ ghề, khiến cốc chỗ mở được chỗ ko. Một số ít người có cấu tạo âm đạo như vậy. Ở trường hợp này bạn có thể cầm cốc kéo ra phía ngoài 2/3 rồi chúng ra chỉnh bung mở, sau đó tiếp tục đẩy vào bên trong. Cách này có thể bị hơi đau nên trước tiên bạn hãy thử các cách bên trên trước nhé.

5. Chất liệu cốc.

Chất liệu ảnh hưởng đến độ đàn hồi. Ví dụ chiếc cốc làm bằng nhựa y tế  có thể dù cứng nhưng độ bật vẫn kém nên khó bung. Ví dụ như cốc Meluna,  pharma, hoặc các cốc bằng nhựa tái chế như zozi, madam, kare. 

Khi chọn cốc bạn hãy ưu tiên chất liệu có độ đàn hồi tốt, ví dụ như silicon y tế bạn nhé 

Nguồn: Nguyễn Phượng 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *