Người xưa nói nếu bị bệnh nấm chân, đi chân đất thì có thể khỏi. Vậy có cơ sở khoa học nào cho việc này không?

Hiếm thấy một câu hỏi thú vị như vậy, trả lời một chút!

Mọi người đều biết, bệnh nấm chân là do nấm gây nên, lọai nấm này có tên là Trichophyton và còn một loại khác gọi là Epidermophyton Microsporum, đương nhiên còn có nhiều loại nấm khác mà tôi cũng không thể biết hết. Nó là những loại nấm ký sinh ở người, thực tế rất khó sống trong môi trường trong đất. Ngoài việc sự khác biệt giữa môi trường trên chân người và môi trường đất ra thì còn một nguyên nhân nữa là trong đất sẽ có rất nhiều loại nấm khác, từ đó sẽ nảy sinh quan hệ cạnh tranh*.

(*: Một mối quan hệ giữa các loài trong sinh học)

Cho nên khi loại nấm này bị “rơi” xuống đất sẽ xâm chiếm môi trường sống của một số loài nấm khác. Các loại nấm vốn dĩ sống trong đất sẽ bài tiết một số sản phẩm, thường là các chất kháng sinh cho tới khi giết được các loại nấm chân này thì thôi. Ngoài ra các loại nấm đối thủ này còn sẽ cướp các nguồn tài nguyên sống của nấm chân, ví dụ như protein ở miệng vết lở chân, làm cho nấm gây bệnh bị ức chế. Hình ở dưới là quá trình một loài nấm phát triển, xâm chiếm nơi sống của loài khác.

Hơn nữa nấm chân còn là một loài ưa môi trường kiềm, không sống được trong môi trường axit. Trong một câu trả lời khác đã có người đề cập đến việc dùng giấm sẽ có hiệu quả nhất định, nhưng anh ấy còn nói đất chua cũng ức chế được thì tôi không chắc cho lắm. Bởi vì thông thường đất sẽ không chua đến như vậy (Độ pH của giấm ở khỏang 3.5 trong khi độ pH của loại đất thường gặp cũng chỉ khoảng 6.0).

Đương nhiên là bàn chân bị thương có thể dễ bị những vi khuẩn xâm nhập vào, thật ra tôi cũng không khuyến khích việc dùng các này để chữa bệnh nấm chân. Tốt nhất là đem quần áo, chăn nệm cùng tất ra giặt sách và khử khuẩn (Đừng đem đi luộc nước sôi vì nó sẽ bạt màu hết đó), hơn nữa việc dùng các loại thuốc, kem bôi trị bệnh mới là tốt nhất. Chứ nếu cứ chữa bằng những cách tự chế như vậy thì lỡ bị nhiễm trùng máu thì lại phiền to rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *