NAURU-QUỐC GIA SỐNG TRÊN ĐỐNG PHÂN CHIM.

NAURU-QUỐC GIA SỐNG TRÊN ĐỐNG PHÂN CHIM

Nếu bay qua Nam Thái Bình Dương, trên GG Máp sẽ thấy một quả trứng nổi trên mặt nước. Đó chính là Nauru, xung quanh hòn đảo có 1 con đường bao quanh dài 30km. 

Nauru có diện tích 21km2 và cũng là quốc đảo có diện tích bé nhất Thế giới. Dân số tại đây chỉ khoảng 12000 người. Và theo suy đoán thì người dân ở đây đa số biết mặt nhau, bởi vì diện tích rất nhỏ mà lại rất xa lục địa xung quanh, con đường dài nhất cũng chỉ 30km, cho dù đi du lịch, ăn uống thì cũng chỉ loanh quanh ở đó nên 60 năm cuộc đời mọi người biết mặt nhau cũng không có gì lạ.

Mặc dù diện tích nhỏ, nằm xa ngoài khơi nhưng ít người biết được quốc gia này từng là nước có thu thập cao thứ 2 trên Thế giới. Người dân lúc đấy chỉ làm vất vả 1 việc là trước khi ngủ thì suy nghỉ xem ngày mai sẽ đi chơi ở đâu, ăn sơn hào hải vị gì…

Từ xa xưa, trên quốc gia này có 12 tộc người sinh sống, nên quốc kì Nauru có ngôi sao 12 cánh. Ban đầu, người dân ở đây sống bằng quả dừa, cây dứa, đánh bắt cá con nuôi lớn rồi cho nó đẻ và ăn dần. Cuộc sống khá bình yên cho đến năm 1798, 1 đoàn tàu săn cá voi của Anh, đứng đầu là thuyền trưởng John Fearn phát hiện ra nơi đây. Sau này việc trao đổi hàng hoá giữa Nauru và phương Tây diễn ra thường xuyên hơn.

Cho đến năm 1888, người Đức thôn tính Nauru và nhập quốc gia này vào thuộc địa của Đức. 10 năm sau, 1 nhà địa chất người Đức sau khi đi lại trong phòng, đầu đập vào 1 khúc gỗ dc gửi về từ Nauru. Ông bèn lấy đi phân tích thì phát hiện đó không phải gỗ, mà là 1 loại đá Phosphat chất lượng cực kỳ tốt. Khi ông quay lại hòn đảo này thì ông rất ngạc nhiên, 80% bề mặt đá của đảo này đều là đá Phosphat. Đá Phosphat được tạo ra từ phân chim, do Nauru nằm rất xa lục địa nên chim biển đa số đều di chuyển đến đây. Trong phân chim có 1 loại muối Photpho, khi rơi xuống đất thì bị phân huỷ và phản ứng với canxi cacbonat trên các rạng sang hô tạo thành Phosphat rất chất lượng. 

Phosphat dùng trong nông nghiệp giúp cây phát triển, vì vậy người Đức đã tìm ra và khai thác đầu tiên. Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, quyền khai thác thuộc về các tổ chức khác nhau và cuối cùng là đến Nauru. Có thể nói “chỉ cần bốc phân mà bán” thì Nauru đã trở nên rất phồn vinh. Người dân khi không đang vất vả đánh cá, trồng hoa quả tự nhiên khi không tiền từ trên trời rơi xuống khiến họ muốn né cũng không được. 

Vì thế nên người dân trở nên lười biếng, chỉ ăn mà không phải làm. Ăn thì cũng ăn đồ nhanh nhập từ nước ngoài để đỡ chế biến, chính phủ thì mua máy bay, du thuyền, khách sạn ở nơi khác và phần lớn là phục vụ nhu cầu ăn chơi của họ. Thế là một ngày, Phosphat cạn kiệt, nền kinh tế rơi từ trời xanh xuống mặt đất, bây giờ thì người dân vẫn không làm việc, chính phủ không có thu nhập, đất nước thì sống nhờ vào hổ trợ các nước. 

Hiện nay 90% người dân Nauru thất nghiệp, 10% còn lại đa số là người của Chính phủ. Cũng do thói quen ăn đồ ăn nhanh nên không đảm bảo dinh dưỡng, người dân Nauru nhanh chóng trở thành dân tộc béo nhất Thế giới, với 90% thừa cân và đến 80% người dân béo phì. Hơn nữa, diện tích hòn đảo bây giờ chỉ còn là đống đổ nát sau quá trình khai thác quặng, nguồn nước xung quanh thì ô nhiễm nên không thể đánh bắt và nuôi cá được nữa. 

Về du lịch thì chả ai đến Nauru làm gì, theo thống kê thì mỗi năm Nauru đón 200 vị khách nhưng đa số là các chuyên gia hoặc làm việc ngoại giao. Hầu như Nauru chẳng có gì để khám phá, không có cảnh đẹp, đất đai khô cằn và ô nhiêm. Giá visa thì đắt, lên tới 100 đô. Thậm chí Chính phủ còn nâng lên 8000 đô với báo chí. Máy bay thì 1 tuần chỉ có 1 chuyến.

Nhằm tăng ngân sách, chính phủ Nauru bắt đầu bán hộ chiếu cho công dân nước ngoài và cho phép người tị nạn từ nước khác cư trú. Chính sách ấy dẫn đến sự ra đời của trại giam của Australia trên đảo Nauru vào năm 2001. Trại giam chẳng những cung cấp nguồn thu cho chính phủ, mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương. Hậu quả là đến năm 2008, Nauru không những là trung tâm rửa tiền của Nam Thái Bình Dương mà còn là nơi tụ tập người tị nạn.

Các tài sản quốc gia bị cầm cố hay bán để trả nợ, chi ngân sách. Khách sạn Mercure Hotel tại Sydney và toà nhà Nauru House tại Melbourne bị Chính phủ Nauru bán năm 2004 để trả nợ. Năm 2005, chiếc Boeing 737 cuối cùng của Air Nauru cũng bị bán nốt, và tài sản cuối cùng của đất nước là quán ăn Savoy ở Melbourne cũng bị bán với giá 7,5 triệu USD.Nauru chỉ có cách bám vào các công ty khai khoáng để kiện và đòi bồi thường ô nhiễm môi trường. Úc đồng ý trả 2,6 triệu USD/năm trong vòng 20 năm, trong khi New Zealand và Anh trả một lần 12 triệu USD mỗi nước. Con số này không thấm thía với một ngân khố trống rỗng và những người dân béo phì không đủ sức và không muốn làm việc.

-Mở cửa-

-Thế giới hội nhập-

-Cafebiz-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *