1. Làm thế nào để sống sót trong một thời đại không ngừng thay đổi?
Trong vài năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người. Trong bối cảnh đó, nhiều người sẽ dễ mất cảnh giác với những rủi ro, và quên đi rằng tương lai nhất định sẽ lại có những thay đổi lớn.
Để cải thiện khả năng chống rủi ro của bản thân, tốt hơn hết bạn nên “đa dạng hóa” bản thân từng ngày. Đừng bao giờ để sự lo lắng hay lười biếng trì hoãn bản thân bước ra vùng an toàn. Hãy cố gắng không ngừng học hỏi và tìm ra những công việc thật phù hợp với chính bản thân bạn.
2. Bạn có “tấm danh thiếp” đặc sắc hay không?
Khi nhắc tên bạn với những người cùng ngành, họ có biết gì về bạn hay không?
Lúc bạn còn là người bình thường, dĩ nhiên phải nỗ lực đến cùng. Nỗ lực đến khi nào bạn có tên tuổi nhất định trong một lĩnh vực nào đó, thì sau này số tiền bạn nhận được sẽ tương đương với giá trị cá nhân của bạn.
Nhắc đến tên bạn, người trong ngành đều biết, và những nhà đầu tư sẵn sàng hợp tác với bạn. Đây chính là “tấm danh thiếp” đặc sắc!
Một cách hiệu quả để xây dựng nên “tấm danh thiếp” này, đó chính là bạn phải không ngừng trưởng thành, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, đồng thời chia sẻ kiến thức ra ngoài giúp người khác cùng phát triển… Đây là phương pháp hoạt động với phạm vi rộng, giúp đôi bên cùng có lợi!
Khi bạn chia sẻ những hiểu biết về công việc, cuộc sống của mình với những người khác lên các nền tảng xã hội. Nghĩa là bạn cũng đang tự xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo dựng danh tiếng cho riêng mình.
3. Bạn có hiểu rõ về doanh nghiệp mình đang làm hay không?
Nhiều người thường quá tập trung vào vị trí và công việc mình đang làm, mà quên mất nên tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của công ty.
Hầu như công ty nào cũng thống nhất chung một yêu cầu với cấp dưới: Đó là bạn cần tạo ra lợi nhuận cho họ!
Khi bạn nắm rõ phương thức hoạt động của công ty, bạn có thể hiểu được làm cách nào để tạo ra khả năng “bán hết” mà không lãng phí thời gian quá nhiều. Đừng chỉ làm việc một cách máy móc, nên hiểu rõ nguồn khách hàng, sản phẩm cần tạo, giá cả thị trường,…
4. Bạn có hiểu biết gì về kinh doanh hay không?
Cấp độ tiếp theo: Có kiến thức nền tảng về việc kinh doanh. Khi bạn hoàn thành câu hỏi thứ 3, nhất định sẽ học hỏi được nhiều kiến thức cần thiết cho việc khởi nghiệp sau này của bản thân.
Kinh doanh là gì?
Không chỉ là tạo ra lợi nhuận, mà còn là nâng cao sự hài lòng và hạnh phúc của toàn xã hội bằng cách liên kết hiệu quả giữa cung và cầu.
Khi bạn liên kết giữa người mua và người bán, tối ưu hóa quy trình, bạn sẽ nhận được giá trị tương đương. Do đó nghiên cứu tâm lý học và việc kinh doanh cũng là một bộ môn cần thiết.
Trong kinh doanh, bạn cần hiểu bản chất của con người, cách mọi người tương tác với nhau, đặc điểm của các nhóm khách hàng,…
5. Bạn có sức ảnh hưởng với người xung quanh hay không?
Trong kinh doanh, nhiều người quá chú ý đến khả năng làm việc, mà bỏ qua “khả năng kết nối giữa người với người”.
Trên thực tế, hầu như công việc nào cũng đòi hỏi việc hợp tác hoặc giao dịch giữa bạn với người khác. Dù bạn không giao dịch trực tiếp, thì đôi lúc vẫn cần xây dựng nhóm và sử dụng sức mạnh tập thể để đạt mục tiêu, hiệu quả tốt hơn.
Sức ảnh hưởng của bạn với người xung quanh cũng góp phần quyết định khả năng lãnh đạo của bạn. Bởi vì bạn là người kết nối công ty với toàn thể cấp dưới…
6. Bạn có bao nhiêu nguồn thu nhập khác nhau?
Trong thời đại chạy đua này, không ai tình nguyện bỏ “tất cả trứng vào cùng một giỏ”.
Chúng ta phải cố gắng làm phong phú nguồn thu nhập của chính mình, để khi một nghề nào đó bị dừng thu nhập, vẫn có thể sống sót nhờ nguồn thu nhập khác.
Muốn có được điều này, năng lực kiếm tiền là một điều rất quan trọng.
Nhiều người chọn cách đầu tư để gia tăng thu nhập. Đây là lựa chọn có tiềm năng, nhưng rủi ro cũng đồng hành cùng lợi nhuận.
7. Bạn có thể tự mình đột phá những rào cản nào?
Ngành nào cũng có khó khăn, một khi chúng ta học tập được sự tiến bộ của công nghệ và nâng cao trình độ trong ngành, chúng ta có thể tự phá tan rào cản đó.
Mà một khi bạn tự mình mở ra rào cản, liền có thể tạo ra nhiều khả năng phát triển hơn cho bản thân.
Thông qua việc tích hợp kiến thức và kĩ năng, chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới hoặc nâng cấp giá trị của sản phẩm cũ. Đây chính là ví dụ của sự đột phá rào cản.
8. So sánh hiện tại và quá khứ, xem kĩ năng và kinh nghiệm của bạn có biến đổi hay không?
Nếu không, bạn thực sự đã thất bại trong việc phát triển giá trị cá nhân.
Tuổi tác càng cao, sẽ càng bất lợi cho chúng ta trong quá trình tìm việc. Và giá trị bản thân là “lá bài” chủ chốt để giúp chúng ta vượt qua khó khăn đó.
Nếu đã trải qua 5 năm, 10 năm làm việc, nhưng bạn lại không có thay đổi gì, vẫn chỉ là một nhân viên bình thường ngày ngày quẹt thẻ chấm công, làm việc theo chỉ đạo rồi chờ giờ tan ca. Vậy bạn đã tự phí hoài của mình rất nhiều thời gian.
Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị