TẠI SAO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN BẮT KIỂM TOÁN VIÊN LÀM VIỆC QUÁ SỨC? SAO HỌ KHÔNG THUÊ THÊM NHÂN LỰC?
Link gốc: https://qr.ae/T6JQHQ
A: Paul Olney, Kế toán viên hành nghề Úc
Đây chính xác là câu hỏi dành cho tui, tui đã rời bỏ kiểm toán sau khi không thể chịu được 100 giờ làm việc mỗi tuần.
Dưới đây là một vài ì sju:
– Nhà tuyển dụng có xu hướng tìm kiếm nhân công rẻ hơn trong ngắn hạn nếu họ có thể làm việc chăm chỉ, nhất là không phải trả tiền làm thêm giờ. Các công ty có thể nói lời hoa mỹ các kiểu nhưng cơ bản là như nhau.
– Công ty thường chi trả cho thời gian làm việc của “công nhân kiểm toán” dựa trên những gì khách hàng yêu cầu họ làm.
Nếu sổ sách của khách từa lưa nát bét và không thể giải trình trong cùng tháng thì thời gian sẽ kéo dài hơn dự kiến và kiểm toán viên (KTV) sẽ phải làm việc nhiều hơn.
Nếu KTV dự kiến dành 50 giờ làm việc một tuần cho tháng 9 nhưng khách hàng từ tháng 8 bị delay (cũng yêu cầu 50 giờ) thì hiển nhiên họ phải ôm đồm 100 giờ/tuần. Khách có thể bị tính phí nhiều hơn nhưng “công nhân kiểm toán” thì hiếm khi được trả thêm tiền. Công việc thì có thể san sẻ cho đồng nghiệp nhưng sẽ khó khăn để hiểu rõ về một số khách hàng.
– Thời gian thực hiện dự kiến thường được xác định bởi các trưởng nhóm (senior) dựa trên khối lượng công việc ước tính, nhưng các trợ lý kiểm toán trẻ phải mất phải nhiều thời gian làm việc hơn, đặc biệt khi gặp các tình huống phát sinh không quen thuộc.
Năng suất làm việc được đo bằng số giờ tính phí mà họ thực hiện. Các trợ lý KTV hiểu rằng họ phải thể hiện xuất sắc để có cơ hội trở thành Partner trong tương lai. Cách đơn giản nhất là làm nhiều giờ hơn bảng chấm công ghi nhận.
(ND: Partner: Chủ phần hùn, bậc cao nhất trong 5 nấc thang thăng tiến của nghề kiểm toán độc lập – Junior, Senior, Manager, Director, Partner)
Khi con người ta làm việc trong nhiều giờ liên tục thì hiệu quả sẽ giảm, không thể làm gấp đôi khối lượng chỉ với thời gian gấp đôi. Việc tập trung vào chi tiết cũng khó khăn khi bạn đã kiệt sức và sẽ chỉ lãng phí thời giờ mà thôi.
– Mặc dù có nhiều sinh viên tốt nghiệp hàng năm nhưng đa số không đáng tin nếu không sống sót qua ít nhất 1 mùa kiểm toán. Thậm chí mấy đứa nhỏ còn chọc khách hàng tức điên vì lặp đi lặp lại những câu hỏi ngây ngô hay mắc lỗi kế toán.
Lo ngại thực tập sinh làm mất khách mà khách tốt thì khó kiếm nên các công ty kiểm toán rất khắt khe vấn đề tuyển dụng. Tui chưa từng thấy sinh viên mới tốt nghiệp dưới mức tốt nào có thể qua được 1 năm trong nghề.
– Hầu hết báo cáo tài chính được kiểm toán phải chuẩn bị để nộp cho cơ quan quản lý hay Ủy ban chứng khoán trong thời hạn bắt buộc.
Ví dụ một công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Úc kết thúc năm tài chính vào 30/6 nếu không nộp báo cáo trước 10h sáng ngày 1/10 thì sẽ bị tự động ngừng giao dịch.
KTV phải làm mọi thứ để giúp khách hàng kịp thời hạn chót, kể cả thâu đêm.
– Kiểm toán theo mùa dựa trên năm tài chính của khách hàng khác nhau. Mặc dù KTV luôn cố gắng sắp xếp công việc cho phù hợp trong năm nhưng vô ích vì khách hàng hay hứa lèo và kéo theo sau đó những tháng ngày “yên ả” không nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
– Nếu bạn vừa dự định gia nhập 1 công ty kiểm toán độc lập vừa muốn duy trì hôn nhân gia đình thì hãy chắc chắn là họ có thể cảm thông cho bạn trong những mùa bận sấp mặt sắp tới.
Dành thời gian tập thể dục đảm bảo sức khoẻ vì người ta thường “bận job chết trước bệnh tim”
Chúc may mắn (hoặc sáng suốt).
—————
ND: Có 1 đoạn nhờ mọi người xem giúp:
“Audit firms often have macho vibes with management celebrating fortitude (and unhealthy hours) during crises caused by clients. This leads to work-life balance issues, which leads to more sensible staff leaving, which leads to most managers/partners/… being male despite most junior staff being female, which leads to macho vibes which…”