1. (Về mặt tâm lý) Phương hướng của năng lượng và tiêu điểm chú ý.
Nguyên lý trọng điểm từ trước đến nay trong Tâm lý học để phân biệt Hướng nội và Hướng ngoại, đó chính là mối quan hệ mật thiết trong phương hướng năng lượng tâm lý và tiêu điểm chú ý, hai điều này đang hướng về “phía ngoài” hay “phía trong” của “bản thân”.
Người hướng ngoại sẽ có phương hướng năng lượng tâm lý và tiêu điểm chú ý hướng về “phía ngoài” của “bản thân”. Chính vì vậy họ có khuynh hướng hành động, xem trọng việc kết giao những quan hệ xã hội và được bồi dưỡng năng lượng trong suốt quá trình đó.
Ngược lại, người hướng nội sẽ có phương hướng năng lượng tâm lý và tiêu điểm chú ý hướng về “phía trong” của “bản thân”. Vì vậy họ thích ở một mình, và có nhiều suy nghĩ cũng như những nỗi lo.
Những tính cách này gần như là đặc tính bẩm sinh của mỗi người vì vậy sẽ không dễ dàng thay đổi. Sẽ có một số người nỗ lực để thay đổi những đặc tính này, và nếu thay đổi được thì những sự thay đổi đó đa phần không phải là thay đổi bản chất của tính cách, mà chỉ là bạn đã phát triển một số kĩ năng để giảm nhẹ những nhược điểm.
2. Quan hệ rộng rãi
Quan hệ có chiều sâu với một số ít người nhất định.
Một trong những cách để nhận ra sự khác biệt lớn nhất giữa Hướng nội và Hướng ngoại chính là nhìn vào “loại hình của các mối quan hệ và mức độ để tâm đến những người xung quanh” của 2 tính cách này.
Người hướng ngoại thường duy trì mối quan hệ xã hội rộng rãi với những người xung quanh. Hơn nữa, họ không có bất cứ lo ngại nào về việc gặp gỡ những người lạ, và có thừa cách thức để tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp với những người mới gặp.
Trong suốt quá trình này, người hướng ngoại sẽ càng nhận được năng lượng và càng trở nên hoạt bát, năng nổ. Ngược lại, họ tương đối có khuynh hướng từ chối những mối quan hệ có chiều sâu và nghiêm túc.
Người hướng ngoại phù hợp với những buổi tiệc tùng và gặp gỡ, họ luôn làm bầu không khí trở nên vui vẻ và đầy sức sống hơn, càng ở lâu thì họ lại càng có nhiều năng lượng. Tuy nhiên đôi lúc cũng vì có quá nhiều năng lượng mà người hướng ngoại có những cảm xúc hay hành động quá đà, xốc nổi, dẫn đến nhiều vấn đề không hay.
Còn những người nghiêng về phía hướng nội hơn sẽ chỉ duy trì mối quan hệ sâu sắc với một số ít người. Họ sẽ cảm thấy lo lắng và không thoải mái khi gặp người lạ. Hơn nữa, người hướng nội chỉ có thể thoải mái và nạp năng lượng khi ở một mình hoặc ở bên cạnh những người họ cực kì thân thiết. Chính vì vậy vòng quan hệ của người hướng nội khá hẹp, và nếu không thực sự cần thiết họ cũng sẽ không cần thêm mối quan hệ mới nào.
Người hướng nội sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thiếu năng lượng tại những buổi gặp gỡ hay tiệc tùng, hoàn toàn có thể nhận thấy họ bị mất tập trung hay lơ đễnh ở những dịp như thế này. Và với những đặc điểm trong tính cách trên, nếu quá đà người hướng nội có thể trở nên lẩn tránh tất cả các mối quan hệ xã hội và đồng thời rất dễ mắc bệnh tự kỷ hoặc hoang tưởng.
3. Vừa nói vừa nghĩ
Nghĩ kỹ rồi mới nói.
Một điểm khác để phân biệt rõ nét hướng nội và hướng ngoại đó chính là “lời nói” và “suy nghĩ”.
Những người hướng ngoại dù trong hoàn cảnh nào cũng sẽ bất chấp bắt đầu nói. Một khi bắt đầu rồi, họ sẽ nói không ngừng và từ đó cho ra rất nhiều ý tưởng hay ho. Bởi thế họ thường là những người có tài ăn nói tuyệt vời và diễn thuyết lưu loát. Có điều, những ý tưởng này không “phát sóng” lại được. Sẽ có nhiều trường hợp người hướng ngoại lúc này nói như vầy, nhưng lúc sau lại nói khác đi. Tất cả là vì đấy không phải là những nội dung nói được họ chuẩn bị trước, mà đều là ngẫu hứng.
Còn người hướng nội sẽ yêu thích suy nghĩ kĩ càng cho mọi nội dung sắp phải nói, vì vậy họ cần thời gian để chuẩn bị, nếu không họ sẽ thực sự hoảng loạn và lắp bắp khi phải nói. Có nhiều người hướng nội vì quá căng thẳng trong những tình huống “buộc phải phát biểu” như thế này nên thường quên sạch những gì cần nói, đầu óc trống rỗng và thậm chí bị chóng mặt.
Một tình huống thường gặp hoàn toàn có thể nhìn ra hai kiểu tính cách này đó là trong những buổi họp. Người hướng ngoại thường sẽ là người khởi xướng, tuy nhiên càng nói càng dài dòng và xáo rỗng. Nhất là những leader thuộc kiểu hướng ngoại, họ hoàn toàn phụ thuộc kết quả công việc vào những cuộc họp hành bàn luận với các thành viên, và vô cùng yêu thích nếu tất cả mọi người liên tục đưa ra những ý tưởng trong suốt những buổi tập họp này. Tuy nhiên đây lại là “bẫy chuột” đối với những người hướng nội, bởi những người sở hữu tính cách này chỉ muốn tham gia vào cuộc hội họp với những nội dung bàn luận được suy nghĩ và chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Bởi nếu không sẵn sàng để phát biểu, họ thật sự chẳng dễ dàng khai khẩu bày tỏ bất cứ ý kiến nào.
4. Hành động trước
Suy nghĩ trước.
Ngoài ra, một đặc điểm trong hành động bộc lộ về tính cách của người hướng nội và hướng ngoại nhất đó là dựa vào việc “họ làm trước” hay “họ nghĩ trước”.
Người hướng ngoại sẽ hành động ngay sau khi đã quyết định, bên cạnh đó cách giải quyết và cần phải làm gì trước tiên sẽ được họ nghĩ nhanh trong lúc hành động. Bởi họ luôn cho rằng dù có là gì đi chăng nữa, hành động và ứng phó nhanh chóng mới có thể sớm mang lại thành quả cần tìm kiếm.
Ngược lại, người hướng nội trước tiên sẽ dành thời gian để suy nghĩ và phân tích tình hình, sau khi nghĩ kỹ và đưa ra phương hướng giải quyết họ mới có thể bắt tay vào hành động. Chính vì vậy, thoạt đầu tất cả mọi người có thể sẽ nghĩ rằng “họ chẳng làm gì cả”, nhưng trên thực tế mọi cách thức và kế hoạch để đạt được mục tiêu đã và đang hình thành rõ nét trong tâm trí của người hướng nội. Trong quá trình suy nghĩ, người hướng nội sẽ không thể chú ý đến bất kỳ điều gì diễn ra xung quanh mình, đôi lúc sẽ “đơ như tượng” vậy, và cũng vì đặc tính này mà người hướng nội thường bị cho là “chậm tiêu” hay bị hiểu lầm là lười biếng.
Nếu đem hiệu suất làm việc của 2 tính cách này ra để so sánh, nhìn chung có thể phân tích một số đặc điểm như sau:
– Người hướng ngoại nhanh chóng bắt đầu, thái độ tích cực lạc quan, tuy nhiên phát sinh nhiều lỗi sai và phải liên tục sửa chữa.
– Người hướng nội bắt đầu chậm, thái độ khá tiêu cực, tuy nhiên ít lỗi và “bách phát bách trúng”, không đi đường vòng đến kết quả.
– Và thời gian để hai tính cách này hoàn thành mục tiêu là ngang nhau. Bởi trên thực tế, quỹ thời gian này đều được hai tính cách sử dụng để “hành động”, chỉ là 1 người hành động ra thực tế và người còn lại “hành động” trong suy nghĩ.
5. Bộc lộ cảm xúc
Che giấu cảm xúc
Đây tiếp tục là một dấu hiệu đặc trưng nói lên sự khác biệt giữa hướng nội và hướng ngoại, nói cách khác “Bộc lộ cảm xúc” và “Che giấu cảm xúc” cũng là phương thức hai mặt tính cách này đối diện với mâu thuẫn. Nếu hướng ngoại biểu lộ từng cung bậc cảm xúc của mình cho người khác thấy, thì hướng nội sẽ giấu nhẹm hoàn toàn những điều này vào trong lòng.
Người hướng ngoại đôi lúc sẽ phủ nhận cảm xúc của họ bằng lời nói, thế nhưng thực ra mọi dấu hiệu đều đã bị lộ hết ra ngoài. Ngược lại, “chẳng hiểu đang nghĩ gì” sẽ là lời nhận xét mà người hướng nội thường được nghe. Những cảm xúc trong họ dù tốt hay xấu đều bị dồn nén, lâu dài lại trở nên tiêu cực và hay phải bộc phát một cách dữ dội.
Dấu hiệu này sẽ rõ ràng nhất trong những cuộc cãi vã của những đôi vợ chồng hay cặp đôi đang yêu. Người hướng ngoại lúc này sẽ hoàn toàn bốc hỏa và làm cho bầu không khí chùng xuống. Hơn nữa, nếu họ quá xúc động thì sẽ đối đáp rất nhanh và trút hết cơn giận ra ngoài bằng lời nói lẫn hành động. Ngược lại, người hướng nội lúc này chỉ lặng lẽ chìm vào mớ suy nghĩ về nguyên nhân khiến người hướng ngoại quá nóng giận như vậy.
6. Bị lay động bởi những lời khen
Bị lay động bởi những vấn đề cần giải quyết
Ngoài thái độ đối mặt với những mâu thuẫn, hình thức để hai tích cách này nỗ lực và thay đổi bản thân cũng hoàn toàn khác biệt.
Những người có tính cách hướng ngoại thường sẽ hưởng ứng trước những yếu tố tích cực như lời khen, công nhận, ủng hộ hay khích lệ. Những phản hồi tích cực này sẽ làm tâm trạng người hướng ngoại tốt hơn, đồng thời truyền cho họ cảm hứng và năng lượng. Tuy nhiên ngược lại, nếu nhận được những phản hồi tiêu cực hay chỉ trích một sai lầm nào đó, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng “Ồ tôi sai rồi, tôi xin lỗi”, sau đó là cho qua và không bận tâm quá nhiều.
Mặt khác, người hướng nội sẽ khá ngượng ngùng và cảm thấy không quen với những lời khen. Ngược lại họ sẽ phản ứng rõ ràng hơn với những lời bình phẩm về những vấn đề hoặc sai sót của bản thân. Và những tâm tư tình cảm cũng sẽ theo đó có thể bị ảnh hưởng, xuống tinh thần, hoặc thậm chí là tự cảm thấy bản thân kém cỏi.
Ảnh: Mekhi Baldwin
