1. Đối với những lời yêu cầu, đề nghị của người khác, bạn tạm dừng việc phản hồi lại ngay. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ đến hậu quả của nó, rồi mới quyết định có đồng ý hay không.
2. Sử dụng mạng xã hội ít lại, có thể chỉ cần mỗi tuần một lần thôi, và tận dụng thời gian đó để đọc một vài chương của cuốn sách bạn yêu thích.
3. Viết mọi thứ ra giấy. Đừng cố nhớ lấy tất cả. Não bộ hiển nhiên là cũng có thể quên đi ý tưởng.
4. Bắt đầu một ngày mới với một kế hoạch đã được lập ra từ trước, như thế, bạn sẽ bớt đi thời gian suy nghĩ rằng phải làm gì và tiến hành công việc cũng nhanh chóng hơn.
5. Sắp xếp kế hoạch nghỉ ngơi xen kẽ giữa các công việc, điều đó sẽ giúp bạn phục hồi và tái tạo năng lượng để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
6. Những người thành công bậc nhất trên thế giới luôn phải tìm tòi, học hỏi, vì vậy bạn cũng hãy cân nhắc đến việc bồi dưỡng cho bộ não của mình. Chọn lọc các nguồn kiến thức để tiếp thu một cách cẩn thận.
7. Bắt đầu một ngày mới với những kế hoạch thông minh, tức là bạn hãy tập trung vào những nhiệm vụ có mức độ ưu tiên lớn trước.
8. Thả lỏng và để bản thân thoát khỏi công việc khi đã hoàn thành chúng, điều đó giúp tinh thần của bạn thoải mái và minh mẫn hơn.
9. Chọn một khoảng thời gian riêng để đọc các tin tức, không để tâm đến mọi thông báo về tin tức ngoài khoảng thời gian đó. Đó là một cách hiệu quả để dành sự tập trung cho những việc bạn đang làm.
10. Nghỉ ngơi khoảng thời gian 5 phút xen kẽ giữa các lần làm việc, điều đó giúp cải thiện tính linh hoạt và nâng cao tâm trạng của bạn.
11. Uống ít nhất một cốc nước vào buổi sáng để cải thiện sức khỏe đường ruột và não bộ.
12. Nghe sách nói và podcast vào những khoảng thời gian rảnh rỗi của bạn như khi đợi cà phê, trên đường đi làm hay giờ giải lao.
13. Hãy biến đi bộ thành thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần của bạn – đây là hình thức tập thể dục dễ dàng và lành mạnh nhất giúp cải thiện tinh thần và trí não của bản thân.
14. Bộ não của bạn cần phải được nâng cấp mỗi năm, mà học tập suốt đời chính là cách phát triển trí óc nhanh nhất. Alain de Botton từng nói: “Có lẽ bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy xấu hổ về bản thân của ngày trước nếu họ học hỏi chưa đủ nhiều.”
15. Tìm ra những thói quen đã lấy đi phần lớn thời gian của bạn và giảm thiểu thời gian làm những việc ấy lại.
16. Phục hồi căng thẳng sau công việc bằng cách lên lịch giải lao hoặc tạo ra một số thói quen thú vị giữa các giờ làm việc.
17. Sử dụng một phần thời gian mà mỗi tối bạn dành ra xem TV để cải thiện thói quen đọc sách. Bạn có thể đọc một vài trang của cuốn sách yêu thích.
18. Nửa ngày đầu là thời gian quan trọng cho những công việc có giá trị cao. Vì vậy, đừng lãng phí nó vào những việc có giá trị thấp.
19. Học tập thông minh cũng có nghĩa là không học theo khuôn mẫu hay những thói quen lỗi thời, những điều không giúp ích được nhiều cho chúng ta. Thay vào đó, mỗi ngày, chúng ta nên học những cái mang lại hiệu quả cao hơn.
20. Thực hiện các công việc hàng ngày dựa trên kết quả. Xác định mục tiêu càng lớn thì quá trình tiến triển trong ngày phải càng sớm. “Bắt đầu một ngày với những kế hoạch thông minh.” – Stephen Covey.
21. Hãy dọn dẹp không gian làm việc trước mắt bạn trước khi bắt đầu công việc vì bừa bộn có thể gây nên sự xao nhãng, làm bạn không thể tập trung vào công việc.
22. Thực hành quy tắc một tab – tức là chỉ mở một tab trình duyệt duy nhất khi bạn đang làm việc. Điều đó giúp giảm thiểu sự phân tâm của bạn khi nhìn vào máy tính, giúp bạn chỉ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
23. Giới hạn lượng thời gian cho mọi công việc. Đặt thời hạn nghiêm ngặt và không cho phép các công việc của bạn được trễ thời gian quy định.
24. Không ngừng học hỏi. Đừng bao giờ ngừng nâng cao tư duy. Cũng đừng bao giờ ngừng mở rộng sự hiểu biết của bản thân. Hãy cứ là sinh viên suốt cuộc đời này.
25. Nếu bạn coi thói quen tập thể dục của mình chỉ là một việc cỏn con, thì hãy thay đổi suy nghĩ đó đi. Khiến việc tập luyện trở nên thú vị, đó là cách bạn có thể làm để thói quen đó bền vững hơn.
26. Đừng sợ thất bại, hãy nhớ rằng để thành công, bạn phải trải qua nhiều lần thất bại. Thay thế mục tiêu phải đạt được mức “hoàn hảo” bằng “đủ tốt” cho mỗi lần bắt tay thực hiện công việc.
27. Thực hiện những việc giúp bạn tiến gần hơn với mục tiêu lớn trước. Loại bỏ những thói quen không quan trọng, không cần thiết để giảm thiểu thời gian của bạn.
28. Bạn muốn trở thành một người suy nghĩ nhạy bén hơn? Vậy thì hãy đọc kỹ hơn, rộng hơn và chậm hơn. Chọn sách để đọc một cách cẩn thận và dành thời gian cho việc học để có được tư duy nhạy bén hơn.
29. Hãy biến việc đi bộ trở thành một thói quen cần có hàng ngày – sự minh mẫn của bạn phụ thuộc vào nó đó. Vì vậy hãy cố gắng vận động thường xuyên và mỗi ngày.
30. Nếu bạn không thể cưỡng lại được sức hút từ các thông báo trên điện thoại của mình, vậy thì hãy tắt chúng đi khi bạn đang thực hiện những công việc có giá trị cao. Hãy tập trung cao độ vào công việc để có kết quả hiệu quả hơn.
31. Tránh gặp hoặc nhận các cuộc gọi hay những con người tiêu cực vào buổi sáng, vì có thể đó là lý do khiến bạn mất đi sự minh mẫn, sự sáng suốt trong cả ngày dài. Hãy bắt đầu một ngày mới tràn ngập năng lượng tích cực.
32. Lên lịch cho một ngày có chủ đích bằng cách viết ra những công việc ưu tiên cho ngày mai. Đó là cách tốt hơn để bắt đầu ngày mới, và hôm sau không lãng phí thời gian để băn khoăn mình cần làm gì tiếp theo.
33. Đánh giá hàng tuần – công việc nào được hoàn thành tốt? Bạn có gặp khó khăn ở đâu không? Bạn có thể làm gì để cải thiện điều đó? Bạn nên dừng thực hiện những thói quen nào? Điều gì khiến bạn căng thẳng?
34. Hãy chú ý đến cách đọc tin tức của bạn – chọn lọc nguồn tin chính thống, ở bên những người đáng tin cậy và chỉ tập trung vào những thông tin quan trọng.
35. Đừng nói có khi bạn thực sự muốn nói không. Hãy bảo vệ thời gian của mình, bởi thời gian đó bạn có thể làm nhiều việc giúp bản thân tiến.
36. Hạn chế đưa ra nhiều quyết định trong nửa đầu ngày. Đó là một cách hiệu quả để tiết kiệm năng lượng cho những công việc quan trọng.
37. Đầu tư vào một sở thích ngoài công việc khiến bạn hạnh phúc, điều đó cũng giúp đầu óc của bạn sảng khoái hơn và cuộc sống cũng viên mãn hơn.
38. Hãy coi trọng các mối quan hệ xã hội mà bạn có. Dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và những người khiến bạn vui vẻ – hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào điều đó.
39. Ba điều quan trọng trong cuộc sống – sức khỏe của bạn, sứ mệnh của bạn và những người bạn yêu thương.
40. Giá trị của việc nghỉ ngơi cũng quan trọng không kém giá trị của công việc. Năng suất của bạn phụ thuộc vào thời gian mà bạn nghỉ ngơi đó. Vì vậy hãy dành thời gian để tái tạo lại năng lượng.
Cre: Nhịp sống kinh tế