3 trường phái tâm linh và những nhận định của bác sĩ thần kinh về trải nghiệm cận tử

Là một bác sĩ đã trải qua những gì mình đã trải có thể kể lại một câu chuyện hoàn toàn khác. Càng nghĩ về điều này, tôi càng cảm thấy mình có nghĩa vụ phải viết lại những trải nghiệm cận tử

Minh Chứng Thiên Đường

Minh Chứng Thiên Đường

“Tôi vẫn giữ quan điểm cho rằng bí ẩn của nhân loại bị hạ thấp đến mức không tưởng bởi chủ nghĩa giản lược khoa học, với lời tuyên bố theo tư tưởng của chủ nghĩa duy vật hứa hẹn, rằng toàn bộ thế giới tâm linh cuối cùng sẽ có thể được lý giải dưới dạng các mô thức hoạt động thần kinh.

Niềm tin cần phải được xem là một dạng mê tín… chúng ta cần phải nhận ra chính mình là những sinh vật tâm linh tồn tại trong một thế giới tâm linh, đồng thời cũng là những sinh vật vật chất với cơ thể và bộ não tồn tại trong một thế giới vật chất.”

Sir John C. Eccles (1903-1997)

Nói đến trải nghiệm cận tử, có ba trường phái cơ bản. Những người tin: hoặc là những người đã từng trải qua trải nghiệm cận tử, hoặc những người chỉ đơn giản là dễ dàng chấp nhận những trải nghiệm như thế. Kế đến, dĩ nhiên, là những người kiên quyết không tin (như tôi trước kia). Tuy vậy, những người này lại thường không tự xếp mình vào loại không tin. Họ chỉ đơn giản “biết” rằng bộ não sản sinh ra ý thức và sẽ không chịu ngồi yên để nghe những ý tưởng điên rồ về tâm trí bên ngoài cơ thể (trừ khi họ có thiện ý muốn an ủi ai đó).

Rồi đến nhóm trung dung Nhóm này bao gồm những người đã từng nghe về trải nghiệm cận tử qua đủ mọi phương thức khác nhau, qua sách báo, tài liệu về trải nghiệm cận tử, hoặc qua một người bạn hay người họ hàng của mình đã từng trải qua trải nghiệm cận tử – vì trường hợp này gần đây đã trở nên cực kỳ phổ biến. Những người ở nhóm trung dụng này là những người mà câu chuyện của tôi thật sự có thể hữu ích. Những hiểu biết có được từ trải nghiệm cận tử có khả năng thay đổi cuộc đời. Nhưng khi một người có tâm thức cởi mở để sẵn sàng lắng nghe chia sẻ về trải nghiệm cận tử hỏi một vị bác sĩ hay một nhà khoa học – những người mà trong xã hội chúng ta là những vị “thần giữ cửa”, chính thức quyết định vấn đề liên quan đến những gì có thật và không có thật – thì họ hầu như luôn nhận được câu trả lời, nhẹ nhàng nhưng quả quyết, rằng trải nghiệm cận tử chỉ là những ảo tưởng: là sản phẩm của một bộ não đang nỗ lực để bám víu vào sự sống, ngoài ra chẳng có gì hơn.

Là một bác sĩ đã trải qua những gì mình đã trải có thể kể lại một câu chuyện hoàn toàn khác. Càng nghĩ về điều này, tôi càng cảm thấy mình có nghĩa vụ phải làm như vậy.

Tôi lần lượt rà soát lại những giả thuyết mà tôi biết rằng các đồng nghiệp, và bản thân mình trước kia, sẽ đưa ra để “giải thích” những gì đã xảy ra với tôi. (Để xem chi tiết, xin hãy đọc phản tóm tắt các giả thuyết khoa học thần kinh ở Phụ lục B.)

Phải chăng trải nghiệm của tôi là một chương trình của cuống não sơ khai nhằm xoa dịu cảm giác đau đớn và khổ sở của con người vào phút lâm chung – có thể đây là dấu tích của chiến thuật “giả chết” mà các loài động vật có vú bậc thấp thường sử dụng? Tôi loại bỏ giả thuyết này ngay lập tức. Đơn giản là những trải nghiệm của tôi, ở những mức độ vô cùng tinh vi của thính giác và thị giác, và với khả năng lĩnh hội ý nghĩa ở mức độ cao như thế, không thể nào là sản phẩm của phần bò sát bên trong bộ não của tôi được.

Phải chăng đó là những ký ức sai lệch từ những phần sâu hơn của hệ limbic (hệ viền) – phần não tạo ra nhận thức cảm xúc của tôi? Một lần nữa, câu trả lời cũng là không nếu không có phần vỏ não mới đang hoạt động, hệ viễn của não không có cách nào sản sinh ra được những hình ảnh rõ ràng và logic như những gì tôi đã trải qua.

Phải chăng trải nghiệm của tôi là một dạng ảo giác được gây ra bởi một số (trong nhiều) loại thuốc mà các bác sĩ cho tôi dùng lúc đó? Giả thuyết này cũng không đúng – tất cả những loại thuốc này đều tác động vào các thụ thể ở vỏ não mới. Và nếu vỏ não mới không hoạt động sẽ chẳng có cơ sở nào để thuốc phát huy tác dụng.

Còn giả thuyết về giấc ngủ REM thì sao? Đây là tên gọi có nghĩa là chuyển động mắt nhanh”; giấc ngủ REM là của một hội chứng (REM; viết tắt của Rapid Eye Movement giai đoạn ngủ khi những giấc mơ xuất hiện). Hội chứng này xảy ra khi các chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên như serotonin tương tác với các thụ thể ở vỏ não mới. Rất tiếc, giả thuyết này cũng không đúng. Giấc ngủ REM chỉ có thể xảy ra khi có một vỏ não mới đang hoạt động mà trong trường hợp của tôi lúc đó thì không.

Kể đến là giả thuyết về hiện tượng được biết đến dưới tên gọi là “nhiễm DMT”, Trong tình huống này, tuyến tùng phản ứng với sự căng thẳng khi bộ não nhận biết tính hiểm nguy bằng cách sản xuất ra một chất gọi là DMT (hay N.N-dimethyltryptamine). DMT giống với serotonin về mặt cấu trúc và có thể tạo ra một trạng thái phiêu diêu cực độ. Tôi chưa từng có trải nghiệm nào với DMT cho đến bây giờ, nhưng tôi không tranh cãi với những ai nói rằng DMT có thể tạo ra những trải nghiệm ảo giác mãnh liệt; có thể là một trải nghiệm ảo nhưng chứa đựng những ngụ ý chân thật, giúp chúng ta hiểu được thực chất của những khái niệm như ý thức và thực tại.

Tuy vậy, sự thật là phần não mà DMT có ảnh hưởng đến (phần vỏ nào mới) trong trường hợp của tôi lại không “có mặt” ở đó để bị ảnh hưởng. Do đó, để “giải thích” những gì đã xảy đến với tôi, giả thuyết nhiễm DMT cũng không đủ căn cứ như các giả thuyết được xem là khả dĩ khác, với cùng một lý do mẫu chốt như nhau. Các chất gây ảo giác tác động vào vỏ não mới, và vỏ não mới của tôi lúc đó không hiện diện để có thể bị ảnh hưởng.

Giả thuyết cuối cùng mà tôi xem xét là “hiện tượng khởi động lại”. Hiện tượng này giải thích trải nghiệm của tôi như là một tập hợp những hồi ức và suy nghĩ về cơ bản là rời rạc còn sót lại trước khi vỏ não của tôi hoàn toàn bị đánh sập. Giống như một chiếc máy vi tính đang khởi động lại và đang lưu lại dữ liệu nhiều nhất có thể sau khi toàn hệ thống bị lỗi, bộ não của tôi có lẽ cũng đã cố gắng hết sức để lắp ghép những phần rời rạc còn lại này và tạo ra trải nghiệm mà tôi đã có. Điều này có thể xảy đến khi tái khởi động vỏ não để ý thức quay trở lại sau một thời gian ngưng hoạt động kéo dài do lỗi toàn hệ thống như trong bệnh viêm màng não lan tỏa của tôi. Nhưng giả thuyết này là khó khả dĩ khi xét tới sự đa tình tiết và tương giao giữa những hồi ức rất chi tiết của tôi. Khi đã nếm trải một cách sâu sắc bản chất phi tuyến tính của thời gian trong thế giới tâm linh, giờ đây tôi có thể hiểu được tại sao rất nhiều nội dung viết về khía cạnh tâm linh lại có vẻ lệch lạc hay đơn giản là phi lý khi nhìn từ quan điểm thế gian của chúng ta.

Trong những thế giới bên trên thế giới này, cách vận hành của thời gian đơn giản là không giống như nơi này. Trong những thế giới đó, không nhất thiết là mọi thứ xảy trình tự. Một khoảnh khắc có thể dài như cả một đời, và một hay vài kiếp sống có thể chỉ như trong khoảnh khắc.

Nhưng dù cho thời gian không vận hành theo cách thông thường (theo cách của chúng ta) trong những thế giới bên trên này, điều đó không có nghĩa là nó lộn xộn, và những hồi ức của chính tôi từ thời điểm tôi rơi vào hôn mê đều rất rõ ràng […]

Càng đọc những lý giải “có cơ sở khoa học” về trải nghiệm cận tử, tôi càng sốc bởi sự hời hợt rõ rệt của chúng. và tôi cũng buồn bã nhận ra rằng những lý lẽ này chính xác là những gì mà “tôi” trước đây đã viện đến một cách mơ hồ nếu có ai đó nhờ tôi “giải thích” trải nghiệm cận tử là gì.

Nhưng chúng ta đâu thể trông đợi những người không phải là bác sĩ có thể biết được điều này. Nếu những chuyện xảy đến với tôi lại xảy ra với một người nào khác – bất kỳ người nào – thì bản thân trải nghiệm đó cũng đáng suy ngẫm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *