Hormone tuyến giáp (Thyroid)
Tuyến giáp nằm ở phần dưới cổ của chúng ta. Nó tạo ra các hormone T3, T4 và calcitonin có trách nhiệm duy trì sự trao đổi chất của cơ thể. Khi thiếu các hormone này thì cơ thể sẽ dẫn đến suy giáp.
Suy giáp thường đi kèm với việc tăng cân, lí do là bởi cơ thể tích nước chứ không béo khiến người trông bụ bẫm.
Cách phòng tránh
Tăng cường muối iốt.
Ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và tránh ăn rau sống.
Uống bổ sung vitamin D.
Sử dụng thực phẩm giàu kẽm như hàu và hạt bí ngô.
Insulin
Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tiết ra. Hormone này giúp vận chuyển glucose vào các tế bào để được sử dụng làm năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng chất béo, do đó duy trì mức glucose trong máu.
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn không lành mạnh, rượu hoặc đồ uống nhiều đường nhân tạo cũng có thể dẫn đến cơ thể phát triển đề kháng với insulin, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dẫn đến tăng cân và mắc bệnh tiểu đường.
Cách phòng tránh
Ăn các loại rau lá xanh, trái cây theo mùa.
Ăn thực phẩm chưa omega-3 như cá, các loại hạt, dầu ô liu, hạt lanh.
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Tập thể dục 4 giờ một tuần.
Tránh uống rượu, đồ ăn khuya, đồ uống có ga,..
Cortisol
Cortisol là một loại hormone do tuyến thượng thận tiết ra khi bạn bị trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, tức giận hoặc bị thương về thể chất. Chức năng chính của nó là giảm mức độ căng thẳng bằng cách tăng lượng đường trong máu, ức chế hệ thống miễn dịch và hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate.
Nhưng nếu bạn có lối sống không lành mạnh thì cơ thể thường xuyên trong trạng thái căng thẳng liên tục, dẫn đến việc tiết ra cortisol dư thừa, làm lắng đọng chất béo nội tạng và kích thích sự trưởng thành của các tế bào mỡ.
Cách phòng tránh
Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán và bia rượu.
Tập thở sâu, yoga và thiền để giảm mức độ căng thẳng.
Dành thời gian cho gia đình và những người bạn thân.