10 truyền thuyết đô thị Trung Quốc (P1)

1. Sự kiện tâm linh ở Cố Cung năm 1992

Là một địa điểm thu hút khách du lịch, hàng ngày Tử Cấm Thành đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước nhưng không phải ai cũng biết Tử Cấm Thành còn ẩn chứa một mặt đáng sợ.

Năm 1992 ở Tử Cấm Thành xảy ra một trận mưa dông. Chuyện kì lạ đã xảy ra, hình ảnh các thái giám và cung nữ trong trang phục nhà Thanh xuất hiện trước mặt các du khách. Hình ảnh này được khách du lịch chụp lại. Bức ảnh đã được chính quyền Trung Quốc tịch thu, những bức ảnh lưu truyền trên mạng đều là giả. Sau khi có được bằng chứng, các chuyên gia đã đưa ra lời giải thích khoa học. Các bức tường màu đỏ trong Tử Cấm Thành chứa một lượng lớn oxit sắt và sét tạo ra tia chớp dẫn điện xuống. Nếu có sét đánh xuống trùng hợp lúc đoàn thái giám và cung nữ đi ngang qua thì lúc này bức tường sẽ đóng vai trò như máy quay phim cỡ lớn quay lại toàn bộ cảnh tưởng này. Trong tương lai, nếu sét đánh xuống khu vực đó lần nữa thì hình ảnh lập tức xuất hiện giống như đang phát lại một đoạn video. Dù đã được giải thích theo khoa học nhưng vẫn khiến mọi người không thể tin được.

Thực tế thì dinh thự nào cũng trải qua những hiện tượng khoa học không thể giải thích được. Trước giải phóng, Tử Cấm Thành là nơi nhiều người đã chết! Họ biến mất không lý do nhưng có một điểm chung là nếu sau khi chết vẫn có thể nhìn thấy xác thì xác chết sẽ không còn mặt mũi. Ghê rợn hơn là giếng nước trong Tử Cấm Thành. Khi bạn nhìn xuống vào ban ngày sẽ thấy một số đá và cỏ dại ở dưới đáy giếng. Nhưng mỗi khi bạn nhìn xuống sau 12 giờ đêm và ngày trăng rằm, bạn sẽ thấy đáy giếng là nước nhưng phản chiếu trong nước không phải khuôn mặt của bạn.

2. Cương Thi ở Thành Đô năm 1995

Những năm đầu sau khi sông Phù Nam được xây dựng lại đã có rất nhiều người nhảy sông tự sát tại đây. Nước sông không sâu và cũng không xiết nhưng có một số người không cẩn thận rơi xuống vẫn bị chết đuối. Sau đó ở Thành Đô liền lan truyền câu chuyện về Cương Thi sông Phù Nam. Điều này khiến cho đài truyền hình phải đích thân ra tay điều tra. Theo nguồn tin nội bộ đáng tin cậy vào thời điểm đó, những người rơi xuống không vì chết đuối. Sau khi được trục vớt, tất cả thi thể được phát hiện có những vết bỏng nặng trên cơ thể giống như bị thiêu chết. Các bộ phận liên quan cũng đã cử người đến điều tra. Nhưng điều tra không tìm ra được gì.

Một dị bản khác kể rằng khoảng năm 1995. Những người sống ở Thành Đô sau năm 1980 sẽ rất rõ câu chuyện này: Đội khảo cổ Thành Đô đào được 3 xác chết cổ của thời nhà Thanh gần chùa Vũ Châu. Do sai sót trong khâu giám sát, 3 xác chết cổ biến mất chỉ trong một đêm. Sau đó lại xuất hiện 5 con cương thi, đi khắp nơi cắn vào đầu người ta, ai bị cắn mà không chết thì trở thành thây ma. Cuối cùng phải điều động quân đội dùng máy phun lửa để thiêu chết đám cương thi. Ngoài ra, có người cho rằng đám cương thi đến từ hang động Cữu Lão ở núi Thanh Thành, bên trong hang động còn tìm được rất nhiều bộ xương.

3. Quỷ hút máu người ở Thượng Hải

Có hai giả thuyết về vụ việc ma cà rồng ở Thượng Hải

Một là, vào nửa cuối năm 1995 một viện nghiên cứu sinh hóa ở ngoại ô Thượng Hải có 1 nhà khoa học họ Lăng, ông ấy là nhà nghiên cứu được mời bởi Công ty TNHH Dược phẩm Viễn Diễm Bắc Kinh và một viện nghiên cứu do nước ngoài tài trợ ở Thượng Hải. Ông ấy đã lấy bằng Tiến sĩ tại Đức, rất có thực lực. Vì thất bại trong một cuộc thử nghiệm, khiến nhà sinh hóa học này phải dựa vào máu để tồn tại. Sau đó, quỷ hút máu  thường đi ngang qua đường Tứ Bình để hút rất nhiều máu chuột, nhiều người cho rằng anh ta vốn không muốn giết người. Để bắt được người này, 2 người cảnh sát đã phải hy sinh và thi thể của họ đã bị hút hết máu. Lần cuối cùng quỷ hút máu người xuất hiện là ở công viên Hồng Khẩu. Những người sinh sau năm 80 ở Thượng Hải vẫn nhớ rõ thời điểm đó các lớp học đều treo đầy thánh giá, củ tỏi và vòng tay chữ thập. Giả thuyết này đáng tin cậy hơn.

Hai là, một người được mệnh danh là “bà già ma cà rồng”. Tương truyền rằng bà ta chuyên hút máu các nữ sinh mặc đồ đỏ. Khiến cho các bạn nữ trong lớp sợ hãi không dám mặc đồ đỏ, ngay cả khăn quàng đỏ cũng lập tức cởi ra sau khi kết thúc buổi tập thể dục sáng sớm. Đến cả vệ sinh cũng phải đi cùng nhau. Điều này khiến cho hiệu trưởng phải tổ chức cuộc họp để bác bỏ tin đồn. Nhưng điều kì lạ là mỗi ngày nhà trường đều sắp xếp các cô giáo tới kiểm tra nhà vệ sinh và người ngoài không được phép vào trường. Sau khi tan học các em phải được bố mẹ đến trường đón, các em không có bố mẹ đón thì đích thân giáo viên đưa các em về. Giả thuyết này không đáng tin cậy khi có lời đồn bảo rằng bà già hút máu người xuất phát từ đám cương thi ở Thành Đô năm 1995.

4. Sự kiện rồng rơi ở thành phố Dinh Khẩu năm 1934

Vào mùa hè năm 1934, tại Dinh Khẩu mưa liên tục, mưa lớn kéo dài hơn 40 ngày. Nước sông Liêu Hà tăng vọt, ao sậy ở bờ bắc sông Liêu Hà trở thành một đại dương, tôm cá nổi lềnh bềnh. Một mùi tanh nồng thoang thoảng trong không khí.  Sau trận mưa lớn, người dân sống ở phía bắc sông Liêu Hà ngửi thấy mùi ôi thiu trong ao sậy nhưng họ vẫn không thể tìm ra nguyên nhân. Một hôm, một người đang chăm sóc ao sậy khi đang nhổ cây sậy thì vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong ao có xác một con quái vật to lớn như rồng. Thấy hốt hoảng người này lập tức chạy về nhà và sau đó anh ta bị bệnh nặng.  

Một số người cao tuổi trong vùng kể lại, con quái vật này đã xuất hiện hai lần, lần đầu xuất hiện cách cửa biển 20 km. Vào lần đó, người dân tin rằng rồng từ trên trời rơi xuống là một điều may mắn. Để giúp cho con rồng bị mắc kẹt bay lên trời sớm nhất có thể, một số người đã dùng chiếu sậy để xây thành cái tháp và một số xách nước đổ lên con quái vật để tránh cơ thể con quái vật bị khô. Trong chùa, hàng ngày có nhiều người dân và nhà sư tổ chức lễ cầu nguyện, siêu độ cho đến vài ngày sau một trận mưa lớn kéo dài, con quái vật biến mất một cách bí ẩn. Tuy nhiên, hơn hai mươi ngày sau, con quái vật này lại xuất hiện một cách kỳ lạ lần thứ 2. Lần này nó xuất hiện ở đám lau sậy cách cửa sông Liêu Hà 10 km, lúc này nó không còn là một sinh vật sống nữa mà là một xác chết.

Một phóng viên của tờ báo Thịnh Kinh lúc đó cũng đến phỏng vấn và gọi nó là “Thiên Long Giáng” hoặc “Cự Long”… đồng thời chụp lại ảnh.  Kết quả là vào mùa hè năm 1934, những người hiếu kỳ từ ba tỉnh Đông Bắc đã đi tàu đến Dinh Khẩu để xem bộ xương của rồng. Kết quả là năm đó vé tàu đến và đi Dinh Khẩu cực kỳ khan hiếm và giá vé đã tăng lên.

Tờ “Thịnh Kinh thời báo” vào ngày 12 tháng 8 năm 1934 đã ghi con vật này không chỉ có hai sừng trên đầu mà còn có bốn móng vuốt trên bụng. Tại nơi nó mắc cạn là một cái hố dài 17m, rộng 7-8m, trên thành của cái hố có những vết móng vuốt cào rất rõ ràng. Có những ghi chép tương tự trong “Biên niên sử thành phố Dinh Khẩu” và “Lịch sử Dinh Khẩu” cung cấp thêm một số thông tin về bộ xương của con rồng này đã được làm thành mẫu vật sau cuộc triển lãm và giao cho trường trung học thủy sản Dinh Khẩu. Vì thuộc vào thời kỳ Nhật Bản đô hộ Dinh Khẩu và người Nhật rất chú trọng đến những sinh vật không có thật trong lịch sử. Vì vậy, người đời thường có truyền thuyết cho rằng bộ xương rồng được kéo về Trường Xuân rồi Tân Kinh và cuối cùng được chuyển về Nhật Bản.

Bên dưới là ảnh bài báo về vụ rồng rơi ở Dinh Khẩu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *