Buổi chiều hôm nay thật yên tĩnh, bên ngoài trời mưa nhỏ hạt, chỉ muốn ở trong nhà. Cuộn tròn trên ghế sofa ngồi trước máy tính đọc chuyện của người khác mà nghĩ về bản thân, cảm giác chua xót có, ngọt ngào có. Khiến tôi đột nhiên thấy có chút buồn bã.
Haiz, không biết nên bắt đầu nói từ đâu đây. Mất nữa ngày suy nghĩ, nghĩ đi nghĩ lại, hay là trực tiếp bắt đầu từ cậu ấy đi!
Hàng xóm xung quanh từ nhỏ đã gọi cậu ấy là Đa Đa, nay cậu ấy 24 tuổi rồi, mọi người vẫn gọi như vậy. Mỗi lần từ trong sân nơi cậu ấy ở đi ra, mọi người thấy cậu ấy đều thân mật gọi Đa Đa, cậu ấy vẫn luôn là gương mặt rạng ngời cao giọng đáp lại. Làm tôi lúc ở nhà, mỗi khi nghe mọi người gọi tên cậu ấy, không thể ngồi yên được liền lặng lẽ ra đứng trước ban công, nhìn cậu ấy từ xa đi tới, đi qua cổng nhà tôi. Khi cậu ấy đi gần tới, tôi nhẹ giọng gọi “Đa~~Đa”, cậu ấy vẫn như vậy, cười hề hề, dáng vẻ rất vui, dường như không biết buồn rầu là gì, cao hứng đáp lời tôi, nghiêng đầu híp mắt hướng đến chỗ ban công nơi tôi đang đứng ngoắc ngoắc tay.
Nói nữa ngày rồi, chỉ muốn nghĩ đến gương mặt với nụ cười như ánh mặt trời của cậu ấy, trong lòng rất ấm áp.
Đa Đa lớn hơn tôi 4 tuổi, khi nhỏ bị ba mẹ bỏ rơi ở ngoài cổng viện mồ côi cách nhà tôi không xa, sau này mới biết cậu ấy bị thiểu năng, tuy đã 24 tuổi nhưng trí tuệ của cậu ấy cũng chỉ tương đương với đứa bé bảy tám tuổi. Nhưng, lúc Đa Đa không nói, yên lặng, không một người nào có thể nghĩ một cậu nhóc đẹp trai cao ráo thế này mà trí tuệ lại thiếu sót.
Viện mồ côi quy mô không lớn, bảo mẫu bây giờ chỉ có 4 người. Trong trí nhớ lúc nhỏ dì nuôi trẻ ở đây cũng khá ít. Nhớ hồi nhỏ cùng khoảng 10 bạn nhỏ đùa giỡn trong sân, bây giờ số lượng chắc cũng là bấy nhiêu.
Trước kia bên trong viện mồ côi rất ít có bập bênh cầu trượt. Cho nên các bạn đều muốn đi đâu đó để chơi. Ở trong đó các bạn nhỏ phần đông là bé gái, bé gái chơi cùng bé gái, hiếm thấy không cãi nhau xích mích, cho nên tôi với Đa Đa cứ tự nhiên chơi chung với nhau. Bây giờ nhớ đến những trò chơi ngày đó, một chút xa cách cũng không cảm thấy, dường như chuyện mới xảy ra trước mắt, đảo mắt nhìn quanh, a, mình cũng đã 21 rồi, tốt nghiệp đại học đi làm rồi!
Ừmk, thật ra câu chuyện cũng không có gì đặc biệt, cũng không phải là thứ gì đó trải qua quá rầm rộ, chỉ là trong tim âm thầm thích. Nói rõ ra là thích cậu ấy, đó là nghỉ hè năm hai đại học tôi về nhà. Khi về nhà cả một va li sách năm nhất và năm hai, rất nặng. Taxi chạy đến đầu hẽm thì không muốn đi vào, tôi không thể làm gì khác đành phải xuống xe. Từ đầu hẻm đến nhà tôi còn khoảng năm sáu chục mét, tôi gọi điện thoại cho ba mẹ, hai người đều đi làm rồi, không ai có ở nhà, em trai thì học nội trú, chưa có nghỉ hè. Thế là tôi không thể làm gì ngoài việc xách cái vali không có ròng rọc này lên, khó khăn bước về. Tôi thề là tôi muốn mua một cái vali có thể kéo đi, thật sự không thể chịu nổi cái này rồi!
Mất hết nữa ngày sức lực, mới đi được có mười mét, thiệt là bực, lại không có một người quen nào đi ngang qua, dưới mặt trời gay gắt nắng tôi gần như sắp ngất, trong lòng căm hận bản thân vì sao phải mang nhiều thứ nặng thế này. Lúc dựa vào tường nghỉ ngơi, ước gì có người có thể đến đây giúp tôi. Thế là người thật liền xuất hiện, lúc đó tôi chỉ thấy quen quen, trong lòng nghi ngờ không biết người trước mặt đang đi tới có phải hàng xóm quen biết hay không. Do muốn thi vào một trường tốt hơn, ba đem hộ khẩu của tôi chuyển đến nhà bác hai ở Ninh Hạ. Vì vậy sau năm lớp 11 tôi rất ít về nhà, năm nhất đại học cũng chỉ ngày tết là ở nhà, còn những kỳ nghĩ khác đều cùng bạn học đi du ngoạn bên ngoài, lúc mới vào đại học mọi thứ đều mới mẻ. Năm hai rồi, mới mẽ gì cũng qua rồi, cho nên muốn kỳ nghỉ hè này không ra ngoài nữa, thật tốt khi về nhà nghỉ ngơi một chút. Mấy năm không ở quê, rất nhiều bạn bè trước kia không nhận ra, cho nên đối với thanh niên trước mặt, trong lòng có nghĩ nhưng không dám gọi.
Cậu ấy đi thẳng đến trước mặt tôi, nhìn tôi cười mỉm, tôi lướt mắt nhìn cậu ấy, tuy là một cái nhìn thoáng qua, nhưng thấy cậu ấy có làn da trắng nõn và khuôn mặt đẹp khiến trong lòng tôi thầm ngạc nhiên. Nghĩ ở quê mình sao lại có một cậu nhóc đẹp trai như vậy. Liền có chút đỏ mặt, bèn đem cái vali nhích lại gần bên mình, ra hiệu tỏ ý để cậu ấy đi qua. Cậu ấy không có ý bỏ đi, cúi xuống, giọng rõ ràng nói “Tớ đến xách dùm”. Cậu ấy im lặng giúp tôi xách vali lên, đem đến trước cổng nhà tôi, sau đó dừng lại, vỗ vỗ tay, cười cười với tôi, nhướng chân mày, vẫy nhẹ tay nói “Đi đây”. Nói xong, xoay người rời đi về hướng mặt trời, chỉ chốc lát, nhảy nhảy, đã vào cổng viện mồ côi cách không xa.
Buổi tối, ba về nhà, nói cho tôi biết, là ba đã gọi điện thoại cho dì Vương của viện mồ côi nhờ dì tìm người giúp tôi xách vali, cậu bé giúp tôi đó chính là bạn chơi chung khi còn nhỏ Đa Đa.
Tôi có chút giật mình, cũng mới 4 năm, Đa Đa lại có thể thay đổi lớn như vậy, cao như vậy rồi, dáng vẻ đã hoàn toàn không còn ấn tượng của ngày xưa.
Nhờ ba mà tôi đã biết rất nhiều về tình hình của những những người bạn trước kia. Nhóm bạn trọng hẻm nhỏ này hoặc là đi học ở nơi khác, hoặc là tham gia công tác ở viện mồ côi, làm công nhân ở nhà máy. Tôi hỏi ba tại sao Đa Đa vẫn ở đây không đi làm đâu sao, ba bảo “Nó bị thiểu năng trí tuệ mà, chả nhẽ con lại không biết. Một người với trí lực bảy tám tuổi thì có thể đi đâu được chứ.”
Đêm đó, trong lòng cứ thấy bức rức, nữa đêm rồi mà vẫn không ngủ được. Đi lên sân thượng trên lầu, tôi nhìn về phía viện mồ côi, cánh cổng phía bên kia, có đèn đường mờ mờ. Nghỉ hè năm đó vài ngày đầu mới về tính khí của tôi cứ bị thất thường, làm việc gì ruột gan cúng đều rối bời, tôi không biết là vì sao nữa, ban đêm vừa nằm xuống lại ngồi dậy, đi lên sân thượng nhìn về phía viện mồ côi. Đợi khi tâm hơi bình ổn lại, thì cảm thấy rất sợ, chẳng lẽ trong lòng đang bận tâm về người đó? Tôi có phải là đang nghĩ về cậu bé thiểu năng ấy? Thế là tôi liền ép buộc bản thân không được nghĩ thế nữa, nhưng càng ép buộc bản thân càng không muốn, càng vô ý nghĩ tới cậu ấy. Vì thế ban ngày toàn kiếm chuyện bực bội với ba mẹ. Ba mẹ cũng không trách móc gì tôi, sau vài lần tỏ ra phát cáu tôi cảm thấy mình cũng thật đáng xấu hổ. Thế là tôi cứ giam mình trong phòng ngủ trên lầu không đi ra khỏi cửa. Di động cũng tắt máy, một vài bạn học cũ tìm tôi để họp lớp, không tìm được thì gọi điện thoại đến nhà tôi, tôi cũng không nghe máy, sau đó mẹ dứt khoát nói với họ là tôi ở Ninh Hạ không có về.
Qua một tuần như vậy, em trai cũng được nghỉ rồi, cuối cùng tôi cũng đã có chỗ để trút bực. Mỗi lần trút hết bực bội trong lòng đã cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, nhưng cái cảm giác bức rức khó chịu mỗi khi tối đến lại khiến tôi trằn trọc không yên. Có một buổi trưa, ba mẹ đều không ở nhà, em trai nhìn tôi đi xuống lầu đến phòng khách, liếc tôi một cái, rồi tiếp tục xem tivi. Tôi đi tới gõ đầu nó một cái, nói “Ra ngoài chơi nghen, đi dạo quanh viện mồ côi xem có gì mới mẻ không, tối chị mời cưng dùng internet.”
Em trai vui vẻ đồng ý, bị tôi dụ dỗ, không chút nào biết vui vui vẻ vẻ dẫn tôi đến viện mồ côi xem “mới mẻ”.
Viện mồ côi vẫn như vậy, có nhiều bé gái bị bỏ rơi hơn, cũng có một vài bé trai khuyết tật. Quần áo nhìn là biết là đồ cũ được quyên tặng, tuy không rách rưới, nhưng không có mấy ai mặc vừa người, không rộng thì chật.
Ở ngay sân, cô bảo mẫu nhận ra em trai của tôi, khi nhìn thấy tôi, các cô ấy đều không tránh khỏi ngạc nhiên một chút “nay lớn thành đại cô nương rồi!” Tôi mỉm cười chào các dì, ánh mắt giả vờ cố ý vô tình lướt nhìn quanh. Trên mặt đất có vữa xi măng rơi vãi, có vẻ như đang có công trình sửa chữa, tôi không thấy được Đa Đa mà tôi muốn gặp.
Lập tức trong lòng có chút thất vọng, hỏi han một hồi thì em trai mặt ủ mà chau muốn về nhà. Em trai vừa đi vừa trách móc “Ở đây thì có cái gì vui đâu chứ, chị đừng có quên vụ cho em vô mạng nghen, không được tố cáo với ba mẹ đâu á!”
Tôi chẳng có tâm trạng để đáp lại, vừa bước ra khỏi cổng, nghe thấy có tiếng người ngân nga hát, không thể không quay đầu lại nhìn, ngay tường nhà vệ sinh của viện mồ côi, một cậu bé ở trần tay xách hai cái thùng rỗng hát ngân nga bước ra.
Thời khắc đó, cơ thể tôi có cảm giác như bại liệt, giống như có một bàn tay móc lấy trái tim tôi, dáng vẻ rất hoang mang. Em trai vẫn còn đang nói, tôi không hề nghe được gì cả, rút trong túi ra năm mươi đồng, nói “Em ra ngoài phố một mình đi, chị đi vệ sinh một chút, về nhà chị sẽ nói với mọi người là em đi mua giúp vài thứ rồi.”
Sau khi em trai đi, tôi đứng đấy lấy lại bình tĩnh, đè nén tâm tình hoảng loạn, quay lại đi đến chỗ bóng mát trong sân. Đa Đa cách tôi khoảng chừng mười bước dài. Cậu ấy hai tay khiêng đòn gánh lên, vừa đi vừa tò mò quay đầu lại nhìn tôi. Tôi không chớp mắt đoán ánh mắt của cậu ấy, tóc ngắn ngắn, ánh mắt trong veo như nước, ngũ quan anh tuấn, mồ hôi chảy trên cánh tay, thân eo gầy gầy. Kẻ trước mắt đã khiến tôi nhiều ngày suy nghĩ lung tung, cuối cùng đã có thể thanh thản đứng dậy rồi.
Tôi không biết Đa Đa có nhận ra tôi hay không nữa, cậu ấy cười hihi với tôi một cái, le lưỡi một cái, chân mày nhướng lên xem như chào hỏi tôi. Các dì bảo mẫu đều ở trong phòng để tránh cái nắng của buổi chiều. Toàn bộ viện mồ côi giờ chỉ có tôi, Đa Đa, còn có một bác trung niên đang trộn xi măng. Tôi cười nhẹ nhàng nhìn cậu ấy, đó thực sự là nụ cười xuất phát từ nội tâm. Đa Đa gánh thùng sạn đi đến trước trộn xi măng. Cầm xẻng xúc sạn ra khỏi thùng, rồi lại gánh gánh lên quay lại phía tường nhà vệ sinh.
Không kịp căng thẳng, nghĩ về cậu nhóc này nhất định sẽ không giống như cách làm quen với các bạn học nam trong trường đại học. Ngay sau đó liền ba bước hai bước đi đến đứng ngang hàng với cậu ấy, nhỏ giọng nói “Cảm ơn cậu hôm trước đã giúp tớ xách vali! Tớ là Niu Niu, Niu Niu nhà lão Vương này, cậu nhớ chứ!”
Đa Đa nói gì tôi nghe không rõ, cậu ấy chớp mắt, miệng không có đáp lại, khuôn mặt vui vẻ, tôi đông cứng nhìn cậu ấy, cặp mắt to đen trắng rõ ràng kia liên tục chớp chớp, sau đó gật đầu một cái vui vẻ rồi quay đi.
Tôi đang đi thì dừng lại. Nghĩ, cậu nhóc này sống trong viện mồ côi cũng đã 20 năm, thế giới của cậu ấy không trọn vẹn, trong lòng rất không tư vị.
Mùa hè năm đó, tôi tìm cớ để chạy đến viện mồ côi. Cũng may là nhà khá gần, viện mồ côi lại có cây nhãn lâu năm rất to có thể hóng mát. Để không bị mọi người nghi ngờ, tôi nghĩ cách mua một chiếc võng. Buổi chiều mặt trời không quá nắng, liền cầm quyển sách cất ở đầu giường vội vàng chạy đến sân viện mồ côi, cột võng, nằm trong võng đong đưa hóng mát rồi ngủ luôn. Em trai còn già miệng nói tôi quê mùa, trong nhà có máy điều hòa thì không dùng, hết lần này đến lần khác cùng người già hóng gió dưới tán cây. Lúc đó không biết mẹ có nhìn thấu tâm tư của tôi hay không, nhưng tôi nghĩ gì có vẻ như mẹ còn không biết. Mỗi lần em trai chê cười tôi, mẹ liền thay tôi đáp lời em trai “Gió tự nhiên sẽ thỏa mái hơn, con thì biết gì chứ.”
Vì muốn an toàn hơn, không để bảo mẫu trong viện và hàng xóm xung quanh hoài nghi. Tôi hao tổn tâm tư tiếp cận với dì Vương, người mà nhận điện thoại của ba tôi sai Đa Đa đi xách vali cho tôi ấy. Dì Vương đại khái là hiếm được bạn trẻ nào nịnh bợ, với lại tôi thường đem trái cây cao cấp từ nhà tới đây, dì bị tôi làm cho thích lắm rồi, dì ấy đâu có biết tôi có ý đồ khác.
Đa Đa vì vấn đề trí lực, không thể đi đâu xa nơi này, cũng không có kiến thức gì, thấy mấy thứ kia tôi đem từ nhà qua đây cậu ấy thì từ trước đến giờ chưa từng thấy qua trái cây nhiệt đới, có vẻ ngạc nhiên vui mừng với mê mẩn lắm ấy, cứ hỏi cái kia là gì, cái này là gì. Khiến tim tôi tràn đầy cảm xúc khó tả, cậu ấy vui vẻ lắm, mấy trái cây kia tôi chưa ăn cũng cảm thấy trong lòng vô cùng thư thản. Vì che tai mắt người, mỗi lần đem trái cây đến đây phải đem một túi đầy tràn, để cho luôn đám nhỏ sinh hoạt trong viện mồ côi nữa. À, nói một câu ngoài lề đi, ba tôi làm chức vụ tương đối cao, trong nhà thường có người tặng mấy thứ này chúng tôi thực sự không quá thích ăn chúng.
Tôi năm đó 18 tuổi, cũng đã sâu hiểu đời, biết nông thông nôn bao quanh thành phố như thế nào. Năm đó Đa Đa ngoài 20, xem như 21 đi, chính phủ không có cách nào giúp cậu ấy cùng những người giống như thế trong viện mồ. côi để ổn định xã hội, vì không có đơn vị nhà máy nào chịu tiếp nhận. Nghe nói năm cậu ấy 18 tuổi, chính phủ sắp xếp cho họ đến công ty môi trường với khu du lịch làm công việc vệ sinh môi trường thời vụ. Mấy đứa trẻ bọn họ ở khu du lịch liền đánh nhau một trận với du khách, kết quả khu du lịch phải bồi thường cho người ta mấy ngàn tiền thuốc men, hết biện pháp, viện mồ côi phải nhận họ về lại. Để cho Đa Đa với họ ở trong viện làm việc, ít nhất là để có chén cơm ăn không phải đói. Kể từ đó người khác dù coi trọng sức lao động của cậu ấy, nhưng cũng không dám nhận một kẻ có thể đem đến rắc rối cho họ bất cứ lúc nào.
Bây giờ, tôi luôn nghĩ, tại sao tôi lại thích Đa Đa? Bởi vì cậu ấy đẹp trai sao? Khi ở trường đại học con trai đẹp trai như cậu ấy cũng có, những mỗi lần có ai thích tôi hoặc khi họ tỏ tình, tôi luôn đem Đa Đa ra so sánh với họ. Năm cuối đại học có một anh trai nghiên cứu sinh theo đuổi tôi nữa năm, tôi một mực không đồng ý. Có một hôm, anh ta với anh em của ảnh xếp một hàng dài dưới lầu ký túc xá ra sức gọi to tên tôi. Toàn bộ chị em ở ký túc xá đều chạy đến xem náo nhiệt. Tôi hoảng hốt, vội chạy xuống bắt anh ta im miệng “Chúng ta nên tìm hiểu nhau trước, nếu như có cảm tình thì bắt đầu, còn không có cảm tình thì anh đừng làm khó tôi nữa.”
Cứ như vậy tôi với anh trai nghiên cứu sinh bắt đầu lui tới. Tôi từ trước đến nay không bao giờ cảm thấy đó là yêu đương, trừ việc anh ta đứng dưới nhà trọ tôi, nhìn lên, khi anh ta mỉm cười và gọi tôi xuống, trong lòng sẽ vì gương mặt này giống như gương mặt rạng rỡ tôi đã từng quen biết nên có chút động tâm, còn những thứ khác, thự sự giống y như uống ly nước lọc vậy.
Về sau, anh ta đã từ bỏ, bởi vì tôi không cho anh ta nắm tay, các tiếp xúc khác là vạn vạn không được, có một lần anh ta muốn hôn tôi, tôi tiện tay tát một cái, rất mạnh.
Việc gì cũng hư sự, không đâu ra đâu, hay là về bên Đa Đa đi. Mỗi lần nghĩ đến bản thân vì cớ gì trong thâm tâm lúc nào cũng khư khư như thế, trong lòng rất trống rỗng, tôi sợ cái gì đây? Sợ không có tôi bên cạnh Đa Đa sẽ đi lạc? Sợ cậu ấy không sống tốt? Sợ cậu ấy bị người ta lừa gạt đến nơi khác làm công nhân nô lệ?
Đúng vậy, tôi sợ, tôi buồn lo vô cớ.
Mùa hè năm đó, nhớ đến thật ngọt ngào, tự một mình cười trộm với tâm sự của mình, mỗi ngày đều chờ đến xế chiều, như thế thì có thể chạy tới viện mồ côi cột võng dưới tán cây nhãn già. Vừa đến trưa liền nhìn chằm chằm đồng hồ treo tường, nhìn kim chỉ giờ chỉ phút nhích từng nhích. Nhưng lại sợ mẹ nhìn ra tâm sự, giả vờ nằm ngủ trên ghế sofa, mắt nhắm hờ nhìn kim giờ phút di chuyển.
Xế chiều, tôi ra khỏi nhà đến viện mồ côi, tâm tình nhẹ nhõm như mây trên trời. Đám mây ngũ sắc, tựa như đang chỉ đường cho tôi, hào quang sáng nhất bên kia là cánh cửa hạnh phúc.
Đa Đa thường không đi đâu xa, cậu ấy ở chung quanh nơi chúng tôi sống được xem như là có tiếng tăm rồi. Có khi cậu ấy đi trên phố, người ta thấy cậu ấy thì chỉ chỉ chỏ chỏ, dựa vào chỉ số thông mình của bản thân, ít nhiều hiểu được mấy người kia không phải là đang khen ngợi cậu ấy. Một buổi trưa mùa hè năm đó, khi tôi đang ở trong siêu thị mua vài thứ thì vừa may tình cờ gặp được Đa Đa đang cũng đi loanh quanh trong siêu thị, cậu ấy giống như những đứa bé sáu bảy tuổi, thích ở trong siêu thị vì ở đây có khu dành cho người lớn dẫn theo trẻ em. Hôm đó, thấy cậu ấy ngơ ngác nhìn mấy đứa trẻ đang chạy nhảy vui vẻ, ánh mắt toát lên đầy hâm mộ, ao ước, còn có vẻ buồn do không thể tham gia chơi. Khiến tôi đứng nhìn từ từ xa xa bất giác trong lòng trở nên mềm nhũn. Thế là tôi đi tới, nhẹ nhàng kêu một tiếng “Đa Đa~”, cậu ấy bối rối quay lại nhìn tôi, rồi cười ngượng ngùng, vẫy tay, sau đó bỏ tay vô túi quần xoay người chuẩn bị đi. Đi được hai bước, cậu ấy dừng lại một chút, không nói lời nào, giựt lấy xách bự giấy vệ sinh tôi mới mua, sải bước đi ra ngoài. Tôi biết Đa Đa ý thức khá đơn giản, chỉ cần thấy ai xách bao gì to to, thì liền nhất định phải đi tới giúp một tay. Siêu thị người nhiều, tôi không dám tranh với cậu ấy, để tùy cậu ấy đem đồ ra khỏi siêu thị, bản thân làm bộ như không có chuyện gì xảy ra, đến quầy thu ngân tính tiền. Chị gái thu ngân nhìn tôi cười cười, tôi giả vờ nhìn đông nhìn tây để tránh cái cười của chị ấy.
Đa Đa cùng tôi về đến đầu hẻm, cậu ấy lặng lẽ cầm xách giấy vệ sinh đưa lại cho tôi, rồi quay người lại bước vào viện mồ côi. Cậu ấy mới đi hai bước, tôi hướng bóng lưng cậu ấy mà gọi “Đa Đa, cậu lại đây!”, Đa Đa có chút ngạc nhiên quay lại nhìn tôi, tôi giả vờ bí hiểm nói “Đa Đa, chúng ta đi câu cá.”
“Câu cá?” Đa Đa lập tức tỏ ra rất phấn khởi, cậu ấy bước nhanh đến gần tôi, nói “Được đó”. Tôi về nhà lấy dụng cụ câu cá của ba, lúc ra cửa, suy nghĩ một chút, mở tủ lạnh ra lấy một hộp kem.
Ra cửa gọi một chiếc xe, bảo họ chở tôi đến đập nước ở ngoại ô, giữa trưa trời nắng gắt, người đi câu cá không nhiều, tôi và Đa Đa tìm một chỗ có bóng che rồi bắt đầu ngồi câu cá. Tôi mở hộp kem ra đưa cho Đa Đa, Đa Đa vui mừng nhận lấy, vô cùng hạnh phúc múc từng muỗng từng muỗng lên ăn, ăn được vài miếng, cậu ấy chợt nhớ tới cái gì đó “Niu Niu, cậu không có hả, tớ không ăn nữa đâu”. Tôi nhanh chóng nói “Tớ sợ mập, tớ đặc biệt mang theo cho cậu đó”. Cậu ấy lúc này như trút được gánh nặng, tiếp tục ăn, thỉnh thoảng liếm liếm khóe miệng. Tôi vui vẻ nhìn cậu ấy, cậu ấy nhóp nhép miệng, ánh mắt long lanh chớp chớp, biểu lộ cùng hạnh phúc và mãn nguyện. Câu cá là một việc thử thách sự kiên nhẫn, không phải lúc nào tôi kéo cần câu thì cá cũng cắn câu, chỉ chốc lát tôi đã thấy chán, nói “Đa Đa, cậu tới câu đi”. Đa Đa móc mồi vào, cánh tay dùng lực nhẹ, dây câu trên không trung tạo thành một vòng cung tuyệt đẹp, móc câu được ném đi rất xa. Tôi đứng lẳng lặng bên cạnh nhìn cậu ấy ngồi chuyên tâm trí chí câu cá, xung quanh ve kêu, gió thổi lá cây vang lên xào xạc, sóng nhẹ nhàng va vào bờ, cùng với hơi thở nhè nhẹ của Đa Đa, tất cả trong tai tôi tạo thành một hợp âm kỳ diệu, khiến tôi như tỉnh như mơ. Đa Đa đột nhiên đứng dậy, kéo mạnh cần câu, động một cái làm tôi tỉnh mộng cảnh, wow, một con cá dài cỡ cánh tay được kéo lên. Tôi mừng rỡ nhảy đến xem, chừng nhảy đến phía trước Đa Đa, không để ý bên cạnh có bao đất nhỏ, chân lảo đảo, ngã xuống nước.
Bốn phía bỗng chốc yên tĩnh, sau đó là tiếng nước ào ào quanh quẩn trong đỉnh đầu, thân thể giống như bị thứ gì đó nắm kéo, chưa kịp nghĩ vì sao như thế, thì cảm giác được một đôi tay dốc sức kéo đẩy tôi lên. Cứ như vậy mấy giây sau, tôi mới hoảng hồn ý thức được mình bị rơi xuống nước, mới kinh hoàng cảm nhận được sợ hãi. Đa Đa ra sức lay mạnh tôi, tay bám vào bờ đất thở dốc từng hơi, nói “Niu Niu, cậu không sao chứ.”
Tôi lập tức khóc, òa khóc lớn.
Không có quần áo để thay, tôi đứng phơi giữa trời trưa nắng. Đa Đa cởi áo ra, từng giọt nước trên người trong ánh nắng phản chiếu giống như những hạt thủy tinh phát sáng, người cậu ấy rắn chắc mà lại hơi gầy, thân nữa trong bóng mát nữa ngoài nắng. Cậu ấy cầm đồ ra vẫy vẫy hứng gió cho mau khô, sau đó nghiêng người nhìn tôi cười cười. Một làn gió mát nhè nhẹ thổi vào, làm tôi cảm thấy rất thỏa mái.
Sau khi về nhà tôi kể lại chi tiết cảnh ngộ lúc trưa với người nhà, mẹ mắng tôi thậm tệ, sau đó tìm đến Đa Đa cảm ơn, Đa Đa tay chân luống cuống lo lắng, tôi liền kéo mẹ lại, nói “Mẹ làm người ta sợ rồi kìa”. Đa Đa nhân tiện xoay đầu chạy, vừa chạy vừa nói “Dì, Niu Niu, con đi nghen~”
Ngày hè mới biết yêu đó sắp nhanh kết thúc rồi, tôi cũng phải trở lại trường học. Tàu nữa đêm là lên đường, vì vậy buổi chiều chuẩn bị hành lý xong, tôi quyết định gọi Đa Đa ra ngoài, nhưng làm thế nào mới có thể không để người ta hoài nghi đây. Tôi ngồi trên sân thượng vò đầu bứt trán, suy nghĩ hồi lâu, rốt cuộc cũng nghĩ ra một biện pháp.
Còn chưa đến xế chiều, tôi liền chuồn ra khỏi nhà. Lần này đi, tôi mặc chiếc đầm đẹp nhất, hoa xanh lấm chấm trắng. Trước khi ra khỏi cửa tôi lấy tóc búi lên cao, sau đó suy nghĩ một chút, lại xõa xuống. Sau đó lại cảm thấy không ổn, lại đổi thành tóc cột đuôi ngựa. Mới vừa xuống lầu vẫn cảm thấy không ổn, quyết định thả toàn bộ tóc ra, chỉ cột hai phần tóc đằng sau còn lại để xõa tự nhiên.
Xách theo một túi đầy trái cây đến viện mồ côi, liền thấy Đa Đa trong sân cùng ba em gái nhỏ ngồi dưới cây nhãn già ca hát. Cậu ấy ngồi quay lưng lại với tôi, ba em gái kia thấy tôi đến, lập tức chạy tới, kêu to “Niu Niu tỷ tỷ”. Đa Đa xoay người lại, vẫn là ánh mắt lấp lánh ấy, long lanh như có nước. Ăn mặc rất đơn giản, chiếc áo T shirt màu hồng bị giặt tẩy gần như thành trắng làm nỗi bật gương mặt đường nét rõ ràng của cậu ấy, tạo cho người nhìn cảm giác nhẹ nhàng dễ chịu.
Tôi đem trái cây chia cho các em gái nhỏ, muốn chúng sang môt bên chơi, các em liền nhanh chóng chạy tản ra. Đa Đa vì nghĩ là tôi lại mang theo võng, ánh mắt theo thói quen nhìn lên cây nhãn tìm chỗ để cột, trong lòng tôi có chút cảm động, chậm rãi bước đến chỗ cậu ấy.
Đi được hai bước, đột nhiên chân trẹo một cái, cả người ngồi phịch xuống đất. Tôi lớn tiếng la lên, thuận thế lấy tay ra sức bóp nén chân, trên mặt biểu lộ đau đớn thống khổ. Đa Đa kinh ngạc lo lắng, chạy đến đỡ tôi đứng dậy, khoảng cách gần sát, ánh mắt lo sợ của cậu ấy làm tôi không tiếc phải tiếp tục làm bộ, tôi kéo tay Đa Đa nói “Cậu đỡ tớ vào bên trong đi.”
Từ cây nhãn bước vô nhà cũng khoảng hai ba chục bước, tôi giả vờ cà nhắc, tay được Đa Đa nắm rất chặt, dựa vào cơ thể rắn chắc mà gầy ấy, ngửi mùi hương nhè nhẹ trên người Đa Đa, tôi hy vọng đoạn đường này không có kết thúc. Tôi ngồi trên ghế tựa, Đa Đa ngồi xổm xuống phía trước, nhìn mắt cá chân của tôi, đôi mắt đầy lo lắng, đó là thực lòng thực tâm lo lắng, nhưng cậu ấy không có nói câu nào khen tôi xinh đẹp cả, chỉ luôn hỏi “Có đau không?”. Lúc đó hai dì bảo mẫu đi đến, viện trưởng nghe tin từ phòng khác cũng vội đến, bốn người vây quanh tôi, viện trưởng bảo dì bảo mẫu đến nhà tôi nói cho mẹ tôi biết, tôi vội vàng ngăn lại “Không cần nói với người nhà con đâu ạ, con không muốn mọi người lo lắng, chân của con không có vấn đề gì nghiêm trọng đâu”. Viện trưởng nhìn chân của tôi, thực thì tôi chính là giả bộ, ngoại trừ việc tôi cố tình bóp nén ra một chòm ửng đỏ, thật đúng là không thấy dấu hiệu nào bị thương cả. Viện trưởng suy nghĩ một chút, muốn tôi đứng lên đi vài bước. Tôi không dám giả vờ là bị thương quá nặng, đi một cà nhắc một bình thường một cà nhắc một bình thường đi được vài bước, làm bộ nói “Một lát nữa sẽ khỏi thôi!”
Viện trưởng không bắt đầu lo lắng, nhưng bác ấy còn gọi một dì đem chiếc xe ba gác thường dùng chở đồ ăn của viện mồ côi ra, sau đó nhìn xung quanh, suy nghĩ một chút nói “Đa Đa, con lái xe chở Niu đến bệnh viện”. Sau đó bác ấy lấy điện thoại ra gọi cho ba tôi, tôi quýnh quáng “Đừng gọi, con không đi bệnh viện đâu.”
Viện trưởng thấy tôi quýnh quáng, không gọi nữa, xoa đầu tôi “Niu Niu trưởng thành thật rồi, còn sợ làm người lớn lo lắng nữa! Vậy sau khi con đi bệnh viện nếu như không có vấn đề gì lớn thì bác sẽ không nói với người nhà con đâu. Đa Đa đỡ Niu Niu đi đi, cẩn thận chút nghen!”
Trong ngõ hẽm đi ra, Đa Đa cẩn thận đạp xe ba gác, tôi sợ mẹ ở nhà nhìn thấy, muốn Đa Đa dừng lại một chút, nhìn vô nhà, đoán chừng mẹ sẽ không ra ngoài, giục Đa Đa đạp xe nhanh ra khỏi hẻm.
Ngồi dọc theo xe ba gác, tôi nghiêng người nhìn biểu hiện đang chuyên tâm đạp xe của Đa Đa, góc nghiêng của cậu ấy thật đẹp, sống mũi cao cao, chân mày cánh cung đen, lông mi chớp chớp, đôi môi hơi gượng thở, trái khế nhấp nhô lên xuống, bờ vai theo lực đạp ở chân cao thấp nhấp nhô. Đa Đa để ý thấy tôi đang nhìn cậu ấy, quay mặt lại nở nụ cười trong veo, tôi nháy mắt với cậu ấy.
Hôm đó đi được nữa đường đến chỗ yên ắng tôi bảo Đa Đa dừng xe, nhờ cậu ấy dìu tôi sang ven đường. Đa Đa dừng xe lại, cẩn thận đỡ tay phải của tôi, tôi nhìn xung quanh trái phải, không thấy có người quen, yên tâm dựa vào Đa Đa. Đa Đa cao 1m78, cao hơn tôi 6 phân, dựa vào cậu ấy như dựa vào một cái cây, tôi thấy lòng dạ mình thật nhiều mưu kế.
Ven đường có bãi cỏ, bên bồn hoa còn có ghế đá để nghĩ ngơi, ngồi lên ghế đá, tôi bảo Đa Đa ngồi bên cạnh tôi, cậu ấy có chút không biết làm thế nào, ánh mắt nhìn xung quanh. Tôi lại bắt đầu giả vờ đau, lúc này cậu ấy không nhìn xung quanh nữa, rời ghế, ngồi xổm xuống trước mặt tôi, xem xem chân của tôi, rồi lại ngẩng đầu lên xem nét mặt của tôi.
Tôi chăm chú nhìn đứa trẻ Đa Đa với trí tuệ chỉ bằng trẻ em bảy tám tuổi này, trong lòng đột nhiên có thương cảm, xuất hiện một chút tình cảm nhẹ nhàng khó tả, sau đó tâm tư đột nhiên nặng nề giống như tảng đá kia. Giây phút đó, tôi tình nguyện đem nữa phần trí lực của mình cho cậu ấy, cho dù là cho cậu ấy tất cả tôi cũng tình nguyện.
Tôi nhẹ nhàng nói với Đa Đa “Đa Đa, tớ phải trở lại trường học”. Đa Đa gật đầu, rất vui vẻ cười đáp “Thế thì tốt rồi!”. Mặt tôi có chút tức giận “Tốt cái gì mà tốt hả!”, Đa Đa hai chân mày rũ xuống, nhìn thấy cậu ấy như thế tôi liền đầu hàng, đột nhiên tôi đánh bạo sờ tai cậu ấy.
Đa Đa ngơ ngác không hiểu gì cả, tôi nhìn cậu ấy, chợt cảm thấy bản thân dường như trưởng thành hơn rất nhiều, lúc đó tâm tình thiếu nữ không hiểu sao khi Đa Đa xuất hiện lập tức trở nên trở nên rất lão luyện. Tôi thầm cười, Đa Đa làm thế nào có thể hiểu được tâm tư của tôi, chàng trai 21 tuổi này thực tế chỉ là một đứa bé!
Sau khi trở lại trường học, trong lòng tôi lúc nào cũng không yên, ngày đêm mong nhớ Đa Đa. Có khi nữa đêm tỉnh dậy, cảm thấy rất sợ hãi, suy nghĩ lung tung, chỉ sợ cậu ấy xảy ra việc gì ngoài ý muốn. Khi gọi điện thoại về nhà, tôi thường vòng vo hỏi mẹ “Trong hẻm của chúng ta không có người nào xảy ra chuyện gì chứ?” Mẹ rất kỳ quái, mắng tôi “Sao lại tự nhiên nói chuyện gàn dỡ thế, muốn hàng xóm gặp chuyện không may hả!” Mỗi lần mẹ mắng tôi xong, tôi thường rất vui vẻ, ít nhất tôi vẫn biết Đa Đa đang còn sống.
Sau mùa hè ấy, chị em cùng phòng đều nói tôi thay đổi, không còn vô lo vô nghĩ, như trước kia. Có một chị gái đặc biệt quan tâm tôi, có hôm trèo lên giường tôi nói nhỏ, chị ấy hỏi tôi có phải là đã cảm nắng ai đó rồi không. Tôi đến chết cũng không thừa nhận, chị ấy mỉa mai trả lời tôi “Nhìn em như xác không hồn thế kia mà còn không chịu thừa nhận!” Tôi quay người đi, tùy ý chị ấy quấy nhiễu thế nào thì tôi cũng không thừa nhận.
Cái học kỳ ấy không biết làm sao để mau qua nhanh, ngày ngày luôn trông ngóng đến kỳ nghỉ. Sáng sớm vừa thức dậy thì liền mong trời nhanh tối, buổi tối ngủ thì lại mau sáng. Nhớ nhung một người quá khó chịu, nhớ giọng nói nụ cười của cậu ấy, nhớ dáng vẻ cử chị của cậu ấy. Có khi nghĩ về bản thân sao cứ tự một mình ngây ngốc cố chấp chìm trong quá khứ. Các chị em đều nhanh chóng kiếm bạn trai rồi, chỉ còn lại mình tôi. Bạn học đều không hiểu một người ngoại hình và nhan sắc có thể xếp hạng đầu như tôi lúc nào cũng tại sao lúc nào cũng cô đơn một mình?
Tôi như thế, là vì né tránh việc có ý với nam sinh để giảm bớt phiền hà. Cuối tuần và những lúc rãnh rỗi tôi luôn ngồi buồn trong thư viện. Chị em và bạn học đều nghĩ tôi đang trong kỳ thi nên cần chuẩn bị bài, vì thế không ai trách gì tôi.
Chờ ngày chờ đêm, kỳ nghỉ đông rốt cuộc cũng đã đến, thi xong môn cuối cùng, tôi liền lập tức lên chuyến tàu sớm nhất về nhà.
Trên tàu, ngắm phong cảnh ngoài cửa sổ, nghĩ đã nữa năm tôi không gặp Đa Đa không biết giờ dáng vẻ cậu ấy như thế nào rồi. Nhớ đến nụ cười ngờ nghệch của cậu ấy, tôi tự nhiên vô thức cười. Hận mình không thể lập tức vượt qua thiên sơn vạn thủy, bay qua đêm tối về đến nhà, nếu được như vậy tôi ngày ngày có thể nhìn thấy Đa Đa.
Vội vàng về đến nhà, vì không có gọi điện thoại báo trước cho ba mẹ, hai người thấy tôi đột ngột về như vậy còn tưởng tôi phạm chuyện gì. Tôi trước kia nặng 50 cân giờ gầy đến mức chỉ còn 45 cân, người cao 1m72 nữa nhìn như cây sào. Mẹ nghĩ tôi bị bệnh thật, nên đau lòng đến sắp khóc. Thực tình, haizz, mẹ đâu biết nguyên nhân thực sự khiến tôi tiều tụy. Nếu mẹ mà biết tôi không phải là do thương nhớ mẹ già ở nhà, mà là Đa Đa ở viện mồ côi, chắc có lẽ sẽ đem tôi đi đánh què chân mất.
Ở trong nhà bức rứt nữa ngày, thực sự rất muốn đi gặp Đa Đa. Nhưng mẹ hết nấu cơm rồi lại nấu canh, còn cảnh cáo tôi không được chạy lung tung. Tôi không thể làm gì khác là lên lầu xuống lầu, đứng ngồi không yên. Chỉ mong có thể thấy được hình dáng thân quen ấy. Ăn cơm của mẹ thật không dễ dàng, uống xong chén canh, tôi không thể ngồi yên được nữa, thừa dịp mẹ đang ở dưới nhà bếp dọn dẹp tôi một bước trốn thoát ra ngoài.
Mặc dù háo hức vội vàng, nhưng đầu óc của tôi vẫn chưa đến mức mê muội vừa đến cửa đã chạy vào phòng của Đa Đa, dù gì tôi cũng là thiếu nữ chưa kết hôn. Ở trong viện mồ côi, tôi gặp được dì Vương đầu tiên, trò chuyện tương đối niềm nở thì giả vờ vô tình đột nhiên nhớ tới hỏi “Sao không thấy Đa Đa”. Dì Vương nói Đa Đa tạm thời không ở viện mồ côi, cậu ấy đang làm công ở xưởng đậu phụ. Tôi nhanh nhẩu nói “Con với mẹ con thích uống sữa đậu nành lắm, đang định mua ít váng đậu về ăn”. Dì Vương thuận lời tôi “Haizz, không nói sớm, từ nay về sau mỗi sáng sớm Đa Đa sẽ đem sữa đậu nành đến cho nhà con, xưởng của viện mồ côi ta nên không lấy tiền của con đâu”.
Dì Vương thật là tốt, tôi ôm dì mạnh mẽ hôn một cái, dì chính là thượng đế ban cho tôi món quà tuyệt nhất. Lần này tất cả lo lắng của tôi hoàn toàn xua tan, có thể danh chính ngôn thuận gặp Đa Đa mỗi ngày. Dì Vương mắng yêu “Vừa nghe sữa đậu nành không lấy tiền liền khiến con trở nên phấn khởi như vậy rồi”. Dì vẫn còn nói gì nữa đó, nhưng tôi đã xoay người đi mất tăm, bởi vì tôi phải đi đến phố đậu phụ để mua ván đậu phụ mà tôi với mẹ “thích ăn nhất!”.
Đa Đa, khi năm tuổi bị bỏ rơi, nguyên nhân bỏ rơi tôi sẽ kể ở phía dưới. Cậu ấy là kiểu thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Bệnh viện kiểm ra cậu có có trí lực tương đương trẻ em bảy, tám tuổi. Trẻ em lên bảy, lên tám nói chuyện suy nghĩ như thế nào thì cậu ấy như thế đó. Cậu ấy với nhạc trưởng Chu Chu ở Hồ Bắc Vũ Hán hoàn toàn khác nhau, Đa Đa có thể tự lo liệu cuộc sống của mình. Cậu ấy tuy khiếm khuyết đối với thế giới nhưng trong mắt tôi thể lực và nhận biết của cậu ấy không khác gì chúng tôi.
Biết Đa Đa làm ở xưởng đậu phụ tôi rất vui, cậu ấy đã có thể có một công việc ổn định, tự tay lao động nuôi sống bản thân, còn có người chịu nhận cậu ấy, thật là tốt! Tôi hớn hở suy nghĩ, phút chốc đã đến cách xưởng nơi làm việc của Đa Đa không xa.
Xưởng ở trên bờ sông, diện tích tương đối lớn, có tường rào bao quanh. Mở cổng ra, người canh giữ không có ở đây, cho nên tôi hỏi một anh lớn đang phơi tấm vải bông ngoài xưởng. Anh ấy ngạc nhiên nhìn tôi từ trên xuống dưới, tôi có chút sợ, định đi hỏi người khác. Ảnh không chỉ cho tôi biết Đa Đa đang ở đâu, mà quay người về hướng phòng nồi hơi lớn tiếng kêu tên của Đa Đa.
Đa Đa cao giọng đáp lại rồi đi ra. Trên mặt chảy đầy mồ hôi, tóc trên trán vì mồ hôi mà dính thành từng sợi từng sợi, mặc quần áo rất phong phanh, vai áo thì sứt chỉ.
Tôi trong phút chốc giống như bị thôi miên, Đa Đa lấy tay lau mồ hôi, mừng rỡ gọi to “Niu Niu!”, Tôi nhẹ giọng đáp lại “Ừkm” mất thăng bằng tiến lại gần.
Phòng nồi hơi nhiệt độ rất cao, tôi vừa bước vào đã cảm thấy cả người nóng lên, vì vậy tôi liền cởi áo khoác ra, Đa thấy tôi cởi áo khoác, suy nghĩ một chút, vặn vòi nước rửa tay sạch sẽ, sau đó duỗi thẳng bàn tay lên bên nồi hấp, tôi giờ mới hiểu cậu ấy muốn mượn nhiệt độ của nồi hấp để làm khô tay. Chỉ là, không hiểu cậu ấy rửa tay để làm gì. Cậu ấy chờ tay khô xong, lại lật tay lại xem mu bàn tay, thấy không còn giọt nước nào rồi đưa tay hướng về phía tôi, ý bảo tôi đưa áo khoác cho cậu ấy.
Giờ tôi đã hiểu rõ, cậu ấy là muốn giữ dùm đồ cho tôi, tránh cho tôi cầm không tiện, lại lo lắng tay mình sẽ làm bẩn áo khoác của tôi, nên đi rửa sạch tay. Tôi ồ một tiếng, nói không ra lời. Chi tiết bất ngờ nho nhỏ này đủ để cho tôi cảm thấy nữa năm thương nhớ của mình thật là đáng giá.
Đa Đa cầm lấy áo khoác của tôi, mở cánh cửa nhỏ bên cạnh phòng nồi hơi rồi bước vào, tôi đi theo sau Đa Đa, cái phòng nhỏ này thực sự rất nhỏ, ngoài một cái giường lò xò thì không thể để thêm một thứ gì hết. Đa Đa từ dưới mền lấy ra một túi nilion to to, ra sức vung mạnh, tiếp theo dùng miệng thổi thổi, sau đó xếp áo của tôi bỏ vào đó.
Cậu ấy chuyên chú cẩn thận từng li từng tí đem đồ của tôi đặt bên cạnh gối, sau đó xoay người lại ý bảo tôi đi ra ngoài. Tôi không kìm nén được nữa, cúi đầu, nước mắt rơi ra.
Ở phòng nồi hơi, Đa Đa rất ngượng ngùng đưa ghế cho tôi ngồi, lau lau thổi thổi sạch sẽ chỉ sợ tôi chê, một bộ dạng lo lo sợ sợ tay chân luống cuống.
Tôi ngồi cười tủm tỉm, sau đó bảo cậu ấy lại vòi nước rửa sạch mặt. Cậu ấy lập tức mở vòi nước ra hai tay hứng nước hắt vào mặt rửa loạn xạ, cho đến khi tôi nói đủ rồi, cậu ấy mới đóng nước lại, ngồi trên đống củi nở nụ cười.
Tôi bình tĩnh suy nghĩ, hỏi Đa Đa trong xưởng làm gì, làm bao lâu, Đa Đa trả lời hết, câu trả lời của cậu ấy đều rất đơn giản, hỏi cái gì thì trả lời cái ấy, cũng không nói nhiều hơn một chữ. Tôi không hỏi cậu ấy nữa, thì cậu ấy cười cười thêm củi khô vô lò. Vốn là tôi muốn hỏi cậu ấy sao không đốt than, vì tôi thấy ở ngoài cửa có rất nhiều than, với lại nồi hơi trước mặt cũng có thể dùng than để đốt. Sau đó nghĩ lại, Đa Đa làm thế nào mà biết được chứ? Người ta muốn cậu ấy làm cái gì, thì cậu ấy trung thành làm cái ấy thôi. Nghe lời chăm chỉ như thế, ông chủ nào mà không thích.
Tôi lại hỏi cậu ấy, có phải mỗi ngày đều ở lại trong xưởng không, cậu ấy đầu tiên gật đầu, sau lại lắc đầu. Tôi thay đổi cách hỏi “Mấy ngày ở chỗ này, mấy ngày không ở chỗ này phải không?” Cậu ấy đáp, mấy ngày đốt củi thì ở bên này, mấy ngày đốt than thì ở viện mồ côi giúp làm việc. Tôi đã hiểu rồi, hóa ra xưởng vì tiết kiệm chi phí, cái nồi hơi này tuần nào củi rẻ thì đốt củi, tuần nào củi mắc hơn thì đốt than.
Đa Đa rửa mặt xong trông vô cùng anh tuấn, không có một chút tì vết, đường nét rất rõ ràng. Chỉ riêng vẻ ngoài mà nói, tôi nghĩ bất kì một cô gái bình thường nào khi đối diện với cậu ấy khó mà không động lòng, huống chi lần đó tôi rơi xuống nước cậu ấy đã không hề nghĩ ngợi gì mà nhảy xuống cứu tôi.
Đến phòng quản lý của xưởng, người phụ trách tôi quen, là một dì trong viện mồ côi, tôi nói với dì ấy là từ nay về sau tôi muốn Đa Đa mỗi sáng sớm đem đến nhà tôi một chai sữa đậu nành. Dì ấy rất nhiệt tình, rất sảng khoái đồng ý. Tôi đoán có lẽ Dì Vương đã liên lạc với xưởng trước rồi.
Hôm ấy về nhà, ngủ trên giường, tôi nghĩ “ah, sáng sớm ngày mai sữa đậu nành sẽ thơm ngọt ngào như thế nào đây!”
Sáng hôm sau, trời còn chưa sáng, tôi ngủ không yên, năm giờ đã không ngủ được nữa, tôi rón ra rón rén bò dậy, mặc quần áo tử tế đi xuống lầu. Nhè nhẹ mở cửa, chỉ sợ làm kinh động ba mẹ. Mùa đông trời còn lâu mới sáng, trời mờ xám, không nhìn thấy được ngôi sao nào cả.
Trong nhà có một khoảng sân nhỏ, trồng rất nhiều hoa cỏ. Mùa này chỉ có hoa cúc, từng đóa từng đóa nở rất lớn. Đột nhiên tôi muốn nhẹ nhàng ngắt một đóa, nhưng lại sợ ba mẹ phát hiện rồi mắng tôi, vì thế nên định ngắt cái trong cùng trong bồn. Lúc cuối người vừa chạm tới đóa hoa cúc kia, cơ thể ngay lập mất cân bằng, cả người ầm một cái nằm trọn trên bồn hoa.
Kết quả có thể đoán được, bị mẹ mắng cho một trận, ba mẹ hỏi tôi làm gì mà dậy sớm thế, tôi đảo mắt một vòng, nói nhân dịp ngày nghỉ muốn tập thể dục rèn luyện thân thể, dậy sớm để chạy bộ. Ba nghe vậy rất tán thưởng. Mẹ không nói gì, đứng đợi tôi dọn dẹp sạch sẽ ban công, kéo tôi vào phòng ngủ, ngưng thần nhìn tôi, thở dài nói “Niu Niu, để mẹ chải tóc cho con”. Chải xong, mẹ không nói gì rồi đi.
Trong lòng thấp thỏm, chẳng lẽ mẹ biết tâm tư của tôi? Tôi không viết nhật ký, cũng không tâm sự với mẹ, mẹ làm sao mà biết được chứ? Nhưng lại không nói lời nào, vì sao mẹ lại nhìn tôi thở dài? Mơ màng một hồi lâu, trời cũng sáng lắm rồi, tôi không suy nghĩ nữa, toàn tâm toàn ý chờ Đa Đa đem sữa đậu nành tới.
Hứng rét trên ban công nữa ngày, xa xa thấy đạp chiếc xe ba gác tôi từng ngồi quẹo vô ngõ hẻm của chúng tôi. Tôi vui chết đi được, đến cả dép cũng không kịp thay. Nhanh chóng lao xuống phòng khách, chạy ra mở cổng, nghênh đón sữa đậu nành, nói đúng hơn là nghênh đón Đa Đa.
Đa Đa ăn mặc rất phong phanh, mặc ngoài một chiếc áo len hơi ngắn, bên trong có lẽ cũng là một chiếc áo mỏng, bởi vì nhìn cả người trông rất gầy. Cái đầu 1m78 của cậu ấy trong gió lạnh có chút chùn rút lại. Sau khi dừng xe, hai tay lồng vào nhau xoa xoa, thấy tôi đã mở cửa, Đa Đa liền nở nụ cười trong veo. Mở thùng xốp đằng sau xe lấy ra bình thủy hôm qua tôi mua gửi cậu ấy, phất phất tay chào tôi.
Lúc này mẹ tôi cũng đi ra, liền nói cảm ơn, rồi trách tôi sao còn không bảo Đa Đa vào nha. Tôi vui chết mất, vội kéo Đa Đa đi vô. Đa Đa cười nói “Đừng kéo, đừng kéo!”
Mẹ bảo Đa Đa ở lại ăn sáng, Đa Đa vội vàng nói phải đưa cho xong sữa đậu nành rồi về trông coi nồi hơi. Mẹ nói “Sáng hôm nay nhất định phải ăn ở nhà dì, không được như vậy thì làm sao có thể làm phiền Đa Đa sáng sớm nào cũng đem sữa đậu nành đến nhà dì chứ!”
Đa Đa chắc chắn chưa bao giờ làm khách ở nhà người khác, dáng vẻ lúng túng như một chú gấu nhỏ. Mẹ thấy Đa Đa mặc đồ quá phong phanh, liền chạy vào phòng lấy một chiếc áo ấm của em trai ra, muốn Đa Đa mặc vào. Đa Đa bối rối không biết làm thế nào, xoay đầu sang nhìn tôi cầu cứu. Tôi mỉm cười nhẹ nhàng nói “Cầm đi, không cầm thì tớ đem sữa đậu nành đi đổ hết đấy”.
Cậu ấy sờ tay vào chiếc áo lông, rồi lại sờ. Có vẻ cậu ấy rất rất thích!
Sáng hôm đó ăn sáng xong, mẹ ở trong nhà bếp dọn dẹp chén dĩa, muốn tôi tiễn Đa Đa ra cổng. Tôi giúp Đa Đa mặc áo ấm vào, dẫn cậu ấy lên phòng ngủ của tôi trên lầu, lại đứng trước gương to.
Trong gương Đa Đa đứng yên, cũng không động đậy, mặc cho tôi giúp cậu ấy lật cổ áo. Nhìn trong gương hình dáng đó rất cao, tôi nhón chân lên bảo cậu ấy khụy gối xuống một chút, cậu ấy rất nghe lời, liền hạ thấp người xuống cho cao bằng tôi, người tôi sát rạt người cậu ấy, tôi đơ người, thế nào đi nữa tôi cũng không cảm giác được Đa Đa là thiểu năng, cậu ấy không hề khác những cậu con trai bình thường chút nào cả! Tôi không cầm lòng được nhỏ giọng nói “Đa Đa, cậu thật đẹp trai!”
Đa đa nghe thấy thì cười, quay lại bình thản nhìn chằm chằm tôi nói “Niu Niu, tớ rất ấm, ở đây không lạnh chút nào”, nói xong cậu ấy chỉ chỉ vào cổ.
Tiễn Đa Đa ra cổng, cậu ấy trèo lên xe chuẩn bị đi. Tôi suy nghĩ một chút, nói “Đợi đã”. Sau đó nhìn vô sân xem thử mẹ có ra không, tôi nhanh chóng hái một đóa hoa cúc mới nở.
Thấy tôi cầm hoa cúc Đa Đa không hiểu gì cả, không biết tôi muốn làm gì. Tôi đi tới gắn hoa cúc lên ghi-đông xe ba gác của cậu ấy. Sau đó hài lòng nói “Được rồi, bye bye!”
Đa Đa cúi người xuống ngửi hoa cúc một cái, hít một hơi thật sâu.
Nhìn Đa Đa đạp xe đi, trong lòng tôi có chút thất vọng, nhưng nghĩ cậu ấy đã mặc chiếc áo ấm xanh trắng kia rồi có thể sẽ không lạnh đâu, sự thất vọng trong lòng cũng đỡ phần nào.
Mỗi sáng sớm từ sau kỳ nghỉ đông này, tôi ngày nào cũng ngóng trông chờ đợi, trông chờ âm thanh trong trẻo của chiếc xe ba gác cậu ấy cỡi vang lên. Mỗi lần nghe thấy xe của cậu ấy vào ngõ hẻm thì âm thanh ấy lại vọng ra, tôi cảm thấy đó là tiếng động tuyệt vời nhất êm tai nhất.
Trong chớp mắt đã đến cuối năm, dì Vương của viện mồ côi rất cảm thấy có lỗi gọi điện thoại nói cho tôi biết xưởng đậu phụ phải tạm ngừng kinh doanh. Trong lòng tôi vừa thất vọng lại vừa vui mừng, thất vọng là vì mỗi ngày không còn thể tự mình mở cổng chào đón Đa Đa và sữa đậu nành của cậu ấy. Vui mừng là vì Đa Đa không còn phải lao động cực khổ ở xưởng nữa, Đa Đa còn có thể trở về sống ở viện mồ côi, như thế thì mỗi ngày tôi có thể lên ban công trên lầu nhìn cậu ấy từ trong viện mồ côi đi ra.
Từ sau ngày ngừng làm việc hai mươi tháng chạp, mấy ngày rồi tôi đều không thấy Đa Đa xuất hiện. Sáng hôm tết Ông Táo, tôi lấy hết dũng khí nói với mẹ, vì để cảm ơn Đa Đa trong khoảng thời gian này ngày ngày giúp đem sữa đậu nành đến nhà chúng ta, hay là húng ta mời Đa Đa qua đây cùng đón tết Ông Táo đi! Mẹ thở dài một một cái, mặc dù là thở nhẹ nhàng thôi, tôi cũng cảm thấy được mẹ rõ ràng là có cảm giác khác thường. Nhưng mẹ cũng không có phản đối, rất ân cần nói “Niu Niu, tự con đi mời cậu ấy đi!”
Ra khỏi công, bên ngoài mưa tuyết đang rơi, mẹ sợ tôi bị tuyết làm cho ướt nhẹp, bắt tôi mặc áo mưa vào, lúc ra cổng dáng vẻ của mẹ vẫn còn chút lo lắng, tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ, khẩn khẩn trương trương muốn cười với mẹ một cái, nhưng miệng cứ như bị cứng lại, đầu thì cúi thấp xuống, chân chuệnh choạng như say, chân thấp chân cao lơ mơ đi ra khỏi nhà.
Mưa tuyết cứ xối xả không ngừng trút xuống thành phố, từng hạt tuyết rơi lộp độp trên áo mưa làm thức tỉnh mộng tưởng của tôi. Ở đầu hẻm hít thở sâu mấy hơi, tâm tình mới ổn định trở lại.
Ở trong xưởng không tìm được Đa Đa, chú bảo vệ nói hôm ngừng làm việc mọi người đều về nhà rồi. Tôi vội vàng hỏi, Đa Đa đã đi đâu. Chú bảo vệ nói Đa Đa có lẽ đã về viện mồ côi. Tôi nhanh chóng gọi điện cho dì Vương, nói ba mẹ muốn mời Đa Đa đến ăn cơm tết ông Táo. Dì Vương trả lời, tết gần đến, nhà nào cũng phải đốt vàng tiền giấy cúng tổ tiên, Đa Đa được sai đến trông coi khu mộ ở ngoại ô rồi.
Tôi đứng giữa sân của của xưởng ngẩn người ra, nhất thời không biết phải làm gì, nữa ngày cũng chưa ý thức được, trong lòng vô cùng vô cùng thất vọng. Suy nghĩ nữa ngày, cuối cùng rút điện thoại ra gọi cho mẹ, nói Đa Đa đi trông mộ rồi, còn nói dự định tự đi taxi đến nghĩa trang đón Đa Đa về. Mẹ nghe vậy rất bất an, nói “Niu Niu, con về nhà trước đã, mẹ với con bàn bạc một chút”.
Còn chưa đến nhà, đã thấy từ xa xa ngay đầu hẻm mẹ đứng cầm dù lo lắng nhìn xung quanh. Thấy tôi về, mẹ nói “Chúng ta bây giờ tìm xe đi luôn, đến nghĩa trang đón Đa Đa, mẹ cũng đi.”
Trong lòng tôi rất sốt ruột, nhanh chóng giả vờ nhìn quanh để bắt xe, lặng lẽ lau khô nước mắt đang lưng tròng trào ra. Xe đã tới ngoại ô, mẹ muốn tài xế đợi lâu một chút, đồng ý trả gấp ba lần tiền xe, tài xế rất vui vẻ đồng ý.
Ở khu mộ tới phòng quản lý hỏi thăm, Đa Đa quả thực đang ở sau nơi này, tản đá trong lòng mới nặng nề rơi xuống. Nhìn qua cửa phòng quản lý, đối diện sườn núi vàng bạc tiền giấy cháy lưa thưa rãi rác. Tôi tìm hình dáng cái con người mà tôi quen thuộc, chiếc áo ấm xanh trắng kia khiến tôi dễ dàng phát hiện ra chỗ của Đa Đa.
Trong tuyết rơi, cậu ấy cầm chổi đang chầm chậm quét dọn trên sườn núi. Mẹ ở lại giải thích với quản lý, tôi chạy ra khỏi phòng, đứng ở sườn núi gọi to “Đa — Đa —!”
Đa Đa xoay người lại, tôi không nhìn rõ lắm khuôn mặt của cậu ấy, nhưng tôi biết cậu ấy nhất định đang cười. Bông tuyết bay đầy trời, Đa Đa vẫy vẫy chổi, tớn tiếng đáp lại “Niu — Niu —!”
Bông tuyết nhẹ nhàng rơi trên tóc của tôi, trên mặt, trên quần áo, bên tai chỉ nghe tiếng gọi của Đa Đa ở trong khe núi vọng lại: Niu — — Niu — —, tớ ở đây !
Sau đó rất lâu rất lâu, tôi vẫn còn nhớ như in dáng vẻ của Đa Đa mặc chiếc áo ấm xanh trắng đứng trên sườn núi đầy những ngôi mộ đáng sợ tuyết rơi lạnh người cầm cây chổi ra sức vẫy gọi tôi, tiếng gọi mừng rỡ của cậu ấy luôn luôn quanh quẩn trong đầu tôi, đến bây giờ vẫn không thể quên!
Tối tết ông táo đó, Đa Đa không hề giống như lần đầu tiên ăn sáng ở nhà tôi. Hào hứng hỏi em trai tôi món này là món gì, món kia là món gì, món nào cậu ấy cũng khen ngon. Ba mẹ đều thương Đa Đa, gắp rất nhiều thức ăn vào chén cho cậu ấy.
Tôi cũng biết, Đa Đa thường ngày vốn không được ăn những món ngon như thế này, có rất nhiều món ăn cậu ấy chưa từng thấy. Sau đó quả thực cậu ấy ăn rất nhiều đến mức không thể ăn được nữa, đặt chén đũa xuống, đỏ mặt, nhỏ giọng nói là cậu ấy muốn đi vệ sinh. Tôi xém chút là sụp đổ, mặt bỗng đỏ như phát sốt.
Mẹ nhịn cười, bảo em trai dẫn cậu ấy đi đến phòng vệ sinh. Sau khi em trai dẫn cậu ấy đến phòng vệ sinh nữa giờ, một giờ vẫn chưa thấy cậu ấy ra. Chúng tôi trên bàn ăn nhìn nhau, có chút không giải thích được, vì vậy ba cùng em trai đến phòng vệ sinh xem thử, tôi không nhẫn nại được cũng đi theo sau.
Em trai cười đến mức như sắp bị chuột rút, ba cũng cười ha ha, đi đến bồn cầu, bịt mũi, ấn nút phía bên phải, xòa~một cái, toàn bộ sạch sẽ. Đa Đa đứng một bên, nhìn ngơ ngác, trên mặt đầy ngượng ngùng.
Đến khuya, trong phòng ngủ tôi hết lần này đến lần khác nhìn vào gương. Đột nhiên nghĩ, dáng mạo của tôi trong mắt Đa Đa sẽ giống như tôi tự nhìn mình trong gương chứ? Bộ môn vật lý của chúng tôi có một học thuyết, hình ảnh phản chiếu trong gương thực tế cũng là một thế giới, một tấm gương mỏng, khiến cho hình ảnh thế giới trong gương sẽ mãi mãi không chạm được không gian ba chiều của chúng ta. Tôi muốn xuyên qua tấm gương ngăn cách này để nhìn thấy thế giới trong đó. Trong đó Đa Đa không phải là thiểu năng, cậu ấy có thể lắng nghe những tâm sự buồn vui của Niu Niu, cậu ấy có thể biết Niu Niu tặng hoa cúc là vì thích cậu ấy, cậu ấy có thể biết Niu Niu ở trong trường đại học lúc nào cũng cô độc là vì trong lòng đã có cậu ấy nên không tiếp nhận được ai khác.
Tôi đang suy nghĩ miên man, thì mẹ lặng lẽ bước vào, đóng cửa lại. Mẹ giọng nhỏ nhẹ hỏi “Niu Niu đang có tâm sự đúng không? Tôi giả vờ ngơ ngác nói” Đâu có đâu! “, mẹ mỉm cười, cầm chiếc lược trên bàn trang điểm của tôi lên, nhẹ nhàng chải tóc cho tóc cho tôi. Trong lòng đầy lo lắng nhưng cố tỏ ra bình thường. Nhìn trong gương mẹ chải tóc tôi thắt thành hai bím tóc. Thắt tóc xong, tôi cười khẽ cất giọng hát nhỏ” Trong làng ta có một cô nương tên là tiểu Phương, bím tóc dày lại dài “. Mẹ ngắm nhìn bím tóc của tôi trong gương, như đang hồi tưởng chuyện gì, một hồi lâu, mẹ mở lời, nói” Niu Niu, con thực sự giống mẹ lúc trẻ “. Tôi cười, bắt bẻ lại” Con là do mẹ sinh ra, với lại có phải là trẻ không cha không mẹ được nhặt về đâu, đương nhiên là giống rồi! “
Mẹ ngồi trên mép giường, xoay người tôi lại đối diện với mẹ, nói” Niu Niu, con biết không, Đa Đa thực sự là có cha mẹ “. Tôi gật đầu nói” Đương nhiên biết, cậu ấy bị bỏ rơi, chắc chắn là có ba mẹ, chỉ là không biết đang ở đâu thôi “.
Mẹ nói” Ừ, chuyện của Đa Đa người lớn như mẹ cơ bản đều biết, trẻ trong viện mồ côi tất cả đều có những câu chuyện khiến người nghe đau lòng. Con không biết đấy thôi, thực sự trong xóm có người đã thấy qua ba mẹ của Đa Đa”.
Tôi vô cùng sửng sốt, lớn như này rồi mà đây là lần đầu tiên tôi nghe nói, rõ ràng có người nhìn thấy người nhà của Đa Đa. Tôi vội vàng hỏi “Bọn họ vì Đa Đa thiểu năng mà không cần cậu ấy nữa sao? Sao lại nhẫn tâm như thế chứ?
Mẹ nói” Đa Đa bị đem đến viện mồ côi khi bốn tuổi, nghe nói người đem nó đến là một cặp vợ chồng, người đàn ông trong tay còn ôm một đứa nhỏ, người phụ thì thì dắt Đa Đa đi. Lúc đó hình như là cuối xuân đầu hè, đúng vậy, hàng xóm có người thức dậy sớm, đang ở trong hẻm quét rác thì thấy, họ bắt Đa Đa ngồi trên bậc thang trước cổng viện mồ côi, Đa Đa yên lặng ngồi đó, sau đó hai người họ liền rời đi. Trẻ bị bỏ rơi trong túi thường có một tờ giấy do cha mẹ ruột viết, ngày sinh, nơi sinh nói chung đều có. Đa Đa là người Thiểm Tây, có lẽ ba mẹ nó đi tàu hỏa đem nó đến đây!
Nói xong chuyện này, mẹ thở dài một cái, tôi mơ man, tưởng ra cảnh Đa Đa bốn tuổi nghe lệnh của ba mẹ yên lặng ngồi trên bậc thang trơ mắt nhìn ba mẹ ruột bỏ đi. Tôi cứ nghĩ mãi, không biết dựa vào vai mẹ khi nào, mẹ ôm chặt tôi, chần chừ một chút rồi nói “Niu Niu, con thích Đa Đa phải không!”
