CÁCH CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ VÀ HỢP PHÁP HOÁ LÃNH SỰ + TIPS ĐỂ KO BỊ ĂN HÀNH 🌼
Đây là 1 thủ tục mà rất có thể bạn sẽ cần làm trong tương lai khi muốn sử dụng giấy tờ do VN cấp tại nước ngoài và ngược lại, sử dụng giấy tờ do nước ngoài cấp tại VN.
Vì sao lại phải viết 1 bài dài lòng thòng dưới đây, vì thực chất rất rất nhiều người có thể sẽ phải hoa mắt chóng mặt, cúng đống tiền cho dịch vụ, cò… vì 1 thủ tục tưởng chừng như rất đơn giản này. Nếu bạn không biết và không hiểu bản chất vấn đề, cộng thêm sự hành hạ của tập đoàn cò mồi và các bước rắc rối điên cuồng trong quy trình hành chính của VN, bạn sẽ khá mệt mỏi đấy. Hoặc đơn giản bạn thích tìm hiểu về các thủ tục liên quan đến ngoại giao như mình. Ok lets start!
✅ Chứng nhận lãnh sự và Hợp pháp hoá lãnh sự (CNLS&HPHLS) là gì?
CNLS là dán 1 con tem có đóng dấu, lên trên giấy tờ được cấp bởi 1 cơ quan, tổ chức VN, để sử dụng ở nước ngoài.
HPHLS là dán 1 con tem có đóng dấu, lên trên giấy tờ được cấp bởi 1 cơ quan, tổ chức nước ngoài để sử dụng ở Việt Nam.
Con tem này dc dán và đóng dấu bởi Bộ Ngoại Giao VN.
✅Vì sao cần CNLS và HPHLS?
Khi giấy tờ dc cấp bởi 1 cơ quan tổ chức ở 1 nước A, rất khó để 1 cơ quan tổ chức ở nước B biết được rằng giấy tờ đó có thật không, có đúng ko, người ký trên đó, dấu má trên đó có đúng ko, hay là hàng fake. Vì đơn giản chúng ta chỉ có thể biết được các giấy tờ trong nước mình, chứ cụ ai mà biết được chuyện của nước khác như nào. Do đó, sẽ cần 1 bên đứng ra như 1 “cây cầu” xác minh tất cả các vấn đề trên. “Cây cầu” này chính là Bộ Ngoại Giao của các nước. Vì chỉ có Bộ Ngoại Giao nước A mới hiểu mấy giấy tờ của nước A viết cái wan we gì trên đó, tương tự như nước B.
✅✅ Quy trình
Như mọi ng đều biết, mỗi quốc gia sẽ có các Đại sứ quán của nước khác đặt tại nước mình. DSQ ngoài vai trò hỗ trợ công dân, giao lưu văn hoá nhảy múa hát ca các thứ thì có 2 vai trò quan trọng, 1 là cấp visa, 2 là chứng thực giấy tờ.
Đại sứ quán sẽ nằm dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại Giao. Đại sứ quán đóng vai trò như 1 đứa “con lai”, có thể hiểu được văn bản của cả 2 nước, nhưng họ sẽ chỉ chứng giấy tờ khi có dấu của Bộ Ngoại Giao (nước họ hoặc nước kia), chứ ko chứng 1 cách độc lập, trừ những văn bản do chính-họ-đưa-ra. VD Đại sứ quán nước A sẽ ko trực tiếp chứng giấy tờ do cơ quan tổ chức nước A cấp, mà chỉ chứng một khi trên đó đã có dấu Bộ Ngoại Giao nước A rồi.
=> Đây là lý do các bạn trước khi ra nước ngoài thì phải đảm bảo đem hết đống giấy tờ của mình đi lấy tem Bộ Ngoại Giao hết nhé, ko thì qua bên đó lên DSQ khóc lóc họ còn chửi thêm. Mình có nói chuyện với mấy anh chị làm bên DSQ VN nói trường hợp này gặp rất nhiều và quần qua quần lại giải quyết hết sức mất thời gian. DSQ nước nào họ thương công dân và hỗ trợ nhiệt tình thì còn may, chứ DSQ VN thì nguy cơ quằn quại cao nhá!
🔰 Quy trình CNLS:
Trước khi mang giấy tờ ra nước ngoài, làm các bước sau:
🔻 B1: Công chứng bản dịch, công chứng bản sao, bản gốc thì ko cần làm gì thêm
Bước này bạn nên công chứng ở 1 phòng tư Pháp Quận, TP, Tỉnh trở lên. KO NÊN công chứng ở VP công chứng tư hoặc phường, xã nhỏ, nếu muốn giảm thiểu rắc rối ở các bước sau.
🔻 B2: Lên web Lãnh Sự VN (http://hopphaphoa.lanhsuvietnam.gov.vn/…/Legalized-Registra…#) để điền form CNLS, sau đó in ra
Ở bước này bạn sẽ gặp 2 trường hợp, 1 là chữ ký người ký trong giấy tờ của bạn CHƯA DC ĐĂNG KÝ, đừng quá hoảng hốt, hãy cứ làm như bình thường, bước sau sẽ hơi mất thời gian thôi. 2 là chữ ký ĐÃ DC ĐĂNG KÝ, ok nếu vậy bạn có thể thở phào yên tâm hơn 1 tẹo.
Thông thường, chữ ký chứng ở các phòng tư pháp Quận Huyện, TP lớn đã dc đăng ký trên Bộ Ngoại Giao. Đó là lý do mình khuyên ở B1.
🔻 B3: Đi photo (ko cần công chứng) mỗi giấy tờ 1 bản, kể cả bản sao cũng photo ra (BNG sẽ giữ lại bản photo này).
🔻 B4: Ôm mớ giấy tờ + bản photo + form vừa in đến Bộ Ngoại Giao
⚜️ Địa chỉ: Cục Lãnh Sự 40 Trần Phú, Hà Nội hoặc Sở Ngoại Vụ TPHCM 184 Pasteur, Q3, HCM
⚜️Thời gian: NHỚ ĐI ĐÚNG THỜI GIAN NHÉ! Ko là họ ko làm đâu, VD bạn nộp hồ sơ vào giờ trả hồ sơ, thì cũng kệ mia bạn, cứ thế mà chờ!
Giờ nhận hồ sơ: Sáng 7h30-9h, Chiều 1h30-3h
Giờ trả hồ sơ: Sáng 9h-11h, chiều 3h-5h
Khi bước vào, đầu tiên bạn vào trình đống hồ sơ + form + bản photo ra để lấy số, chứng dưới 10 bản tổng cộng thì dc xếp vào 1 quầy, chứng trên 10 bản thì xếp vào 1 quầy khác. Tip ở đây là chứng dưới 10 hoặc chia ra làm nhiều bộ, mỗi bộ dưới 10 nhé.
Chờ gọi tên, vào trình giấy tờ, nhân viên lãnh sự sẽ kiểm tra chữ ký trên giấy tờ của bạn. Nếu họ bảo OK, sẽ đưa cho bạn giấy hẹn, thường 1-2 ngày làm việc đối với dưới 10 bản, và 5 ngày làm việc với trên 10 bản.
1 trường hợp khác là họ sẽ bảo chữ ký trên giấy tờ của bạn CHƯA DC ĐĂNG KÝ. Họ sẽ hỏi bạn là muốn tự đi ra tổ chức đó để xác minh hay họ xác minh dùm. Hãy chọn phương án 2. Xong họ sẽ nói là xác minh lâu lắm đấy, tầm 1-2 tuần, bạn cứ OK luôn nhé. Nếu trong bộ hồ sơ của bạn có những chữ ký dc xác minh rồi, và những chữ ký chưa dc xác minh, bạn cứ nộp những cái dc xác minh trước, ôm đống còn lại về điền 1 form khác nộp riêng sau.
Vậy làm sao để biết 1 chữ ký đã dc xác minh hay chưa?
Câu trả lời là KHÔNG THỂ BIẾT trừ việc đến cho BNG ở 2 địa chỉ trên kiểm tra dùm. Hehehe thấy phiêu chưa. Ngay cả trên cái web ở B2 cũng ko chính xác lun nhé, chỉ là tương đối. Vì có chữ ký dc đăng ký ở Cục lãnh sự rồi nhưng chưa dc đăng ký ở Sở Ngoại Vụ và ngước lại, hoặc chưa dc đăng ký ở cả 2 nơi!
Chi phí: 30k/ bản nếu bạn tự làm. 250k/ bản nếu bạn nhờ cò, dịch vụ làm dùm. Mình thích tự làm cho biết nên khó cỡ nào mình cũng tự chứ ko nhờ dịch vụ.
Khi đi vào 2 địa chỉ trên bạn sẽ thấy 1 đống người có vẻ như đang đi làm giấy tờ, nhưng thực ra là ng của bên dịch vụ, nếu thấy bạn ngáo ngơ như bò đội nón, họ sẽ giả vờ quan tâm, xem dùm giấy cho bạn bla ble nhưng sau đó sẽ nói để họ LÀM DÙM cho, 250k-300k/ bản. Ai mà ít kiến thức or thích nhanh khoẻ thì xài cái này thôi.
Sau khi nhận giấy biên nhận của BNG, bạn sẽ chờ đến thời gian ghi trên giấy, với trường hợp chữ ký OK, hoặc sau 2 tuần gọi điện đến SDT họ cho trên biên nhận, để hỏi về tình hình hồ sơ. Nếu ng ta trả lơì là hồ sơ OK rùi, thì đến lấy, chưa thì chờ tiếp. Thực ra đáng nhẽ sẽ có chức năng tra cứu tình trạng hồ sơ trên web lãnh sự, nhưng nó THƯỜNG HỎNG KO TRA DC 🙂
🔻 B5: Lấy dấu DSQ
Khi đã có dấu của BNG rồi, tiếp theo bạn có thể đi 2 con đường, 1 là lấy dấu DSQ nước kia tại VN hoặc sang nước kia lấy dấu DSQ VN ở nước bạn. Cách nào cũng dc. Nhưng nếu bạn đi đến 1 thành phố ko phải thủ đô và đường đến DSQ VN xa mút chỉ, nên lấy dấu ở DSQ nước kia tại VN cho tiện nhé.
Các DSQ sẽ chỉ làm công tác chứng giấy tờ vào giờ hành chính THỨ 3 và THỨ 5 hàng tuần. Để chắc ăn bạn có thể gọi điện hỏi trước.
Tada…. và thế là bạn có thể sử dụng giấy tờ ở nước kia rùi!
🔰 Quy trình HPHLS:
Khi muốn mang giấy tờ ở nước ngoài về VN dùng, làm các bước sau:
Cách 1:
🔻 B1: Đem giấy tờ ra Bộ Ngoại Giao của nước đó lấy tem, dấu
🔻 B2: Đem giấy tờ ra DSQ VN tại nước đó lấy thêm cái tem, dấu nữa. Sau đó yêu cầu dịch ra tiếng Việt + lấy tem, dấu trên bản dịch luôn, để về VN đỡ lằng nhằng (thực ra có thể dịch ở VN nhưng hơi rắc rối)
Cách 2: (khi bạn ko tiện ra DSQ VN tại nước kia)
🔻 B1: Đem giấy tờ bản chính ra BNG nước đó lấy tem, dấu
🔻 B2: Đem giấy tờ ra DSQ nước đó tại VN lấy tem, dấu, yêu cầu dịch ra TV và lấy tem, dấu trên bản dịch luôn.
🔻 B3: Lặp lại các bước từ B2 đến B4 ở phần trước
Tada….. vậy là đã có thể dùng giấy tờ ở VN rùi!
Hi vọng các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích cho mình khi muốn trở thành công dân toàn cầu, lượn đi lượn lại, học tập, làm việc giữa các quốc gia thuận tiện nhất nhé!
LIKE BLOG CỦA MÌNH TẠI Hana’s Little World