Với ca bệnh phải đi xạ trị kết hợp với hoá trị để loại bỏ khối u ở đầu. Sau điều trị khối u đã biết mất và không quay lại vùng đó nữa, không may, ung thư lây lan sang phần khác của não và bệnh nhân được hướng đến liệu pháp proton vì nó chính xác hơn. Tôi đang thắc mắc xạ trị và xạ trị proton hoạt động như thế nào và chúng giúp tiêu diệt tế bào ung thư ra sao. Cảm ơn trước nhé.
Trong hầu hết các phương pháp xạ trị, bao gồm cả xạ trị bằng proton, quá trình tiêu diệt tế bào ung thư thường diễn ra theo nhiều bước như sau:
Nếu xạ trị bằng tia X hoặc tia gamma, các tia này sẽ va chạm với một số electron trong cơ thể bệnh nhân, khiến chúng văng ra khỏi nguyên tử tốc độ cao.
Những electron bị văng ra này, hoặc các proton hay electron từ chính từ phương pháp xạ trị, sẽ chiếu rất nhanh xuyên qua các mô. Khi bay qua, chúng sẽ nhẹ nhàng kéo theo nhiều electron khác ra khỏi các phân tử trong mô, chủ yếu từ các phân tử nước vì cơ thể chúng ta chủ yếu là nước.
Các phân tử nước bị ion hóa (mất electron) sẽ tạo thành nhiều phân tử và nguyên tử có tính phản ứng cao, chẳng hạn như hydrogen peroxide (1 chất oxy hoá) và các gốc tự do.
Một số trong số các phân tử và nguyên tử này va chạm với các sợi DNA và gây ra tổn thương.
Thông thường, tế bào có thể tự sửa chữa những tổn thương nhỏ. Nhưng nếu có quá nhiều tổn thương xảy ra tại một điểm, DNA có thể bị cắt làm đôi dẫn đến rất khó sửa chữa.
Với các vết đứt không được sửa chữa, tế bào ung thư thường sẽ chết theo một trong vài cách. Ví dụ, nó có thể do quá trình chết theo chương trình được gọi là “apoptosis”, hoặc đến lần phân chia tiếp theo do một lỗi nghiêm trọng nào đấy.
Nếu tất cả các tế bào ung thư trong khu vực cần điều trị đều bị tiêu diệt, thì khối u trong vùng đó được coi là đã được chữa khỏi. Đây được gọi là “kiểm soát cục bộ” và là mục tiêu của nhiều phương pháp xạ trị.
Khi ai đó bị ung thư người ta thường sụt rất nhiều cân. Có phải là do không thể ăn do buồn nôn hay hay là do quá trình chống lại ung thư “đốt” năng lượng trong cơ thể?
Tế bào ung thư thôi gây ra sụt cân bởi vì mức tiêu hao năng lượng của nó (xem cmt dưới có giải thích nhé).
Nếu ung thư ở đường tiêu hóa (dạ dày, tuyến tụy, ruột non), nó có thể gây chán ăn, nhanh no và buồn nôn do khối u chèn vào dạ dày, giải phóng ra các chất hóa học hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh chi phối đường ruột. Vì những lý do này, việc giảm cân không chủ ý trong thời gian ngắn được coi là một “triệu chứng nguy hiểm”. Các phương pháp điều trị ung thư cũng ảnh hưởng đến cân nặng:
Hóa trị có thể gây nôn và cảm giác buồn nôn, ngoài ra còn làm hao mòn niêm mạc ruột, dẫn đến kém hấp thụ thức ăn.
Hóa trị cũng đòi hỏi rất nhiều năng lượng; về cơ bản, nó tổn thương các tế bào trong cơ thể (lý do khiến rụng tóc), buộc cơ thể tiêu tốn năng lượng để tái tạo lại.
Xạ trị vùng miệng, cổ họng và ngực có thể gây bỏng và loét thực quản, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hoặc thậm chí khó chịu.
Thêm nữa, việc phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật đường ruột ảnh hưởng đến việc ăn uống và hấp thụ thức ăn.
Hope that helps.
Bác sĩ đây. Tế bào ung thư “ngốn” rất nhiều năng lượng. Bản thân khối u chỉ tồn tại thôi cũng đã đốt cháy một lượng lớn năng lượng. Tế bào ung thư thể hiện sự tăng điều hòa trong quá trình đường phân, chuyển hóa glycogen và tạo đường mới. Để hoạt động, tế bào ung thư sử dụng đường (glucose) và lấy đường từ cả nguồn dự trữ đường và protein trong cơ thể chúng ta. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng Warburg”. Bạn có thể google thêm về nó trên mạng để biết thêm chi tiết!
TN:
Glycolysis (đường phân): là quá trình phân hủy glucose để tạo năng lượng.
Glycogen metabolism (chuyển hóa glycogen): là quá trình chuyển đổi glycogen (dạng dự trữ glucose) thành glucose để sử dụng.
Gluconeogenesis (tạo đường mới): là quá trình tạo glucose từ các nguồn khác như protein và axit amin.
Nguồn: Tham khảo