#wednonquora

“Bí thư” và “thư ký” – Một mình Việt Nam chơi một kiểu


“Bí thư” và “thư ký” – Một mình Việt Nam chơi một kiểu.
“Bí thư” và “thư ký” là 2 từ gốc Hán, được sử dụng rộng rãi trong khối Đồng Văn (Hàn/Triều Tiên, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam). “Bí thư” 祕書 nghĩa là người giữ sổ sách, còn “thư ký”書記 là người coi việc sổ sách.
Khi tra wikipedia về cụ Nguyễn Phú Trọng, phần wikipedia tiếng Việt ghi cụ với chức danh “tổng bí thư”. Tuy nhiên,khi tra phần tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, chức danh của cụ lại là “tổng thư ký” 總書記, hoặc “thư ký trưởng”書記長. Không chỉ riêng cụ, tất cả chức danh “tổng bí thư” tiếng Việt đều bị chuyển thành “tổng thư ký” ở 3 nước còn lại. Còn khi nhắc đến người “chuyên thực hiện các công việc liên quan đến công tác hỗ trợ việc quản lý, điều hành trong văn phòng” thì 3 nước kia đều dùng “bí thư”, chỉ riêng Việt nam dùng “thư ký”.
=> Mỗi khi 3 nước dùng “thư ký” thì Việt Nam dùng “bí thư” và ngược lại.
Ngoài ra còn 1 từ gốc Hán mà Việt Nam khác biệt với 3 nước còn lại, đó là “Bác Sĩ”. Khi nhắc đến người chữa bệnh, chỉ có mình Việt Nam dùng “Bác Sĩ”博士, trong khi 3 nước kia đều dùng “Y sư”医師. “Bác Sĩ” ở 3 nước kia là 1 cấp bậc học ngang với “Tiến Sĩ” ở Việt Nam.
Thế nên chúng ta phải cẩn thận khi phiên dịch các từ gốc Hán giữa các nước trong khối Đồng Văn, bởi vì mỗi nước có cách dùng chữ Hán riêng, để tránh nhầm lẫn như:”Tổng Thư Ký Nguyễn Phú Trọng”,”tôi đã tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Văn học”,v.v..
Các bạn học tiếng Trung, Nhật, Hàn còn biết từ gốc Hán nào khác với Việt Nam không ạ? ^^

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *