VŨ BỊ CỦA CARTHAGE

Carthage là 1 thành bang thuộc địa của người Phoenicia (Punicus/Punic theo cách người la Mã gọi dân Phoenicia sống ở Carthage và khu vực xung quanh đó) mà đứng đầu là nữ hoàng Dido a.k.a Elissa thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 9 TCN

Dido a.k.a Elissa là 1 công chúa của thành bang Tyre của xứ Phoenicia ở bờ Đông Địa Trung hải trên vùng Lebanon, Syria ngày nay.

Người Phoenicia, đôi khi bị nhiều người gộp chung vào nhóm cư dân cổ nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Semitic, sống thời Tiền Do Thái ở vùng Israel – Palestine là người Canaannite là những thủy thủ, thương gia tài ba tương tự như dân thành Athen Hy Lạp.

Tuy nhiên, về thể chế chính trị thì người Phoenicia sống trong các đồng bằng thung lũng ven biển vốn bị chia cắt bởi các núi đâm ra biển; cũng chính bởi sự chia cắt này mà các cộng đồng Phoenicia trở nên độc lập với nhau và trên cơ sở đó thì các thành bang của họ dần xuất hiện trong lịch sử như Ugarit, Byblos, Tyre…

Trong suốt thời gian tồn tại của mình, các thành bang Phoenicia chưa hề thống nhất với nhau thành 1 khối chính trị chung mà chủ yếu dựa trên việc liên minh với nhau hay cả việc áp đặt bá quyền lên nhau để tồn tại

Người Phoenicia đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ 25 TCN và tồn tại mãi cho đến khi vua Cyrus chinh phục xứ Phoenicia vào năm 539 TCN.

Tuy vậy thì cũng như các thành bang Hy Lạp, thiết chế quân chủ không vững chắc do vua cai trị ở các thành bang đã dẫn đến các cuộc đấu đá nội bộ giữa các quý tộc thuộc tầng lớp cao và cứ mỗi lần như vậy thì các phe chiến bại đều có 1 trong 2 lựa chọn, hoặc bị tiêu diệt hoặc ra ngoài tị nạn.

Chính 1 trong các trường hợp tị nạn này đã khai sinh nên thành Carthage cho dù người Phonicia cùng thành lập thêm vài thành bang thuộc địa khác ở nhiều nơi quanh biển Địa Trung Hải như Massalia..

Di sản mà người Phoenicia để lại cho hậu thế nhân loại chính là bảng chữ cái Phoenicia của họ với 22 ký tự mà dựa trên sự chuyển biến, thay đổi một chút ở bảng chữ này mà các bảng chữ cái hiện đại đã được khai sinh.

Trở lại với thành bang Carthage thì thành bang này được thành lập bởi công chúa Dido xinh đẹp của thành Tyre vào năm 814 TCN sau khi Dido buộc phải rời khỏi thành quốc Tyre do chồng kiêm chú của Dido là vua Acerbas cũng là tư tế của thần điện Hercules bị anh/ em của Dido là Pygmalion hạ sát để đoạt vị cũng như nhằm để đoạt luôn kho tàng mà Acerbas cất giấu mà người duy nhất có thể biết rõ về nó chính là vợ Acerbas cũng tức là bà chị Dido của Pygmalion.

Dido không phải là người duy nhất có vé rời Tyre mà cùng tham gia vào chuyến đi rời bỏ tổ quốc này còn có cả sự tham gia của 1 số quý tộc thân tín, dân chúng trung thành với tiên quân và sau đó là sự góp mặt quá giang thêm của vài tư tế thần điện Jupiter a.k.a Zeus ở đảo Cypus.

Theo truyền thuyết, đoàn người vượt biển tây tiến và đổ bộ lên vùng bờ biển Bắc Phi do các vị vua Berber bản địa cai trị

Để tránh đổ máu vô ích, Dido đã xin với chủ vùng là vua Iarbas xứ Maxitani hoặc Mauxitani 1 khoảnh đất có kích thước mà 1 tấm da bò có thể bao phủ được làm chỗ trú chân cho đoàn người lưu vong và được Iarbas đồng ý.

Tuy nhiên, bằng sự thông minh của mình, Dido đã cho cắt tấm da bò ấy thành các sợi nhỏ và dùng nó để bao phủ lấy diện tích 1 ngọn đồi gần đó

Từ ngọn đồi ban đầu này mà nền móng của thành Carthage cường thịnh sau đó đã được thiết lập và đoàn người lưu vong đã tiến hành định cư trên vùng đồi đó tồi dần mở rộng thành phố ra xung quanh

Thời điểm này được cho là năm 814 TCN, 72 năm trước khi kẻ tử thù là thành Rome được thành lập

Sau này khi thấy thành Carthage bắt đầu lớn mạnh, vua Iarbas ra tối hậu thư cưới Dido để sở hữu thành phố hoặc không thì sẽ tự do hành động bằng vũ lực

Dido vẫn quyết định chung thủy với vua Acerbas nên đã bước lên giàn hỏa và dùng gươm tự kết liễu.

Sự kiện này được nhà thơ La Mã là Virgil ghi lại trong thiên sử thi Aeneids nhưng không phải do Dido tự vẫn vì muốn chung thủy với vua Acerbas mà vì quá yêu hoàng tử thành Troy lưu vong là Aeneas sau khi thành Troy thất thủ và Aeneas sau đã bỏ Dido để tới Ý theo lời sấm để rồi dòng dõi Aeneas sau lập nên thành La Mã vĩ đại.

Vương quyền thành Carthage về sau lần lượt do các triều đại Didonia, Magonid và Hannonid nắm giữ cho tới khi xứ này chuyển sang chính thể cộng hòa vào năm 308 TCN.

Nhưng dù vậy thì lực lượng quân đội chính quy của thành Carthage đã được thành lập bởi vị vua khai mở triều đại Magonid là Mago Đệ Nhất thành lập khi có tham vọng bành trướng thế lực ra khắp phía Tây Địa Trung Hải.

Lực lượng quân đội Carthage là 1 trong những quân đội mạnh nhất ở vùng Địa Trung Hải vào thời cổ đại và là công cụ để giúp người Carthage có thể bành trướng ảnh hưởng ra khắp các vùng phía tây Địa Trung Hải và tranh hùng với người La Mã.

Chính vì sự thiện chiến đáng gờm của quân đội Carthage sử gia kiêm nguyên lão La Mã là Cato Già đã có câu nói bất hủ là “Carthage delenda est” (Carthage phải bị hủy diệt)

Tổ chức lực lượng quân đội Carthage gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh cùng hải quân.

Có 1 điều trái khoáy là hầu như công dân Carthage đều thích góp mặt vào hải quân hơn là bộ binh có lẽ do bởi truyền thống hải hành viễn dương của tổ tiên Phoenicia đã ăn sâu vào trong máu trong khi nếu có góp mặt trong bộ binh thì đa phần công dân Carthage thường góp mặt trong đội hình các sỹ quan chỉ huy hơn lính chiến.

Nói đến bộ binh Carthage thì người ta có thể nghĩ ngay đến số lính đánh thuê đa sắc tộc; điều đó cũng đúng một phần , nhưng là từ sau thất bại trong cuộc chiến Sicillia thì quy mô quân số lính đánh thuê góp mặt trong quân Carthage mới bắt đầu đáng kể.

Nhưng kể cả như vậy thì bộ binh Carthage vẫn có sự hiện diện đáng kể của dân Punic – những người này đến từ các cộng đồng người Punic liên minh với thành Carthage hoặc các vùng bị chinh phục

Tổ chức quân đội Carthage về hình thức vẫn giống như tổ chức quân đội của các thành bang Hy Lạp, do công dân đảm nhiệm

Quân đội Carthage dưới sự cải cách của vua Mago Đệ Nhất đã học hỏi và sử dụng phong cách chiến đấu bằng giáo trong các đội hình phương trận phalanx của người Hy Lạp.

Vào thế kỷ thứ 4 TCN, quy mô số người mà Carthage có thể tổng động viên căn cứ vào số lượng chỗ trú ở các doanh trại tại cả 3 vòng thành của thành phố được ước tính là 24,000 bộ binh, 4000 kỵ binh cùng 300 voi chiến.

Bổ sung thêm vào quân đội chính là lực lượng lính đánh thuê và trợ chiến.

Sử gia Appian của Hy Lạp ước tính con số vào thời điểm diễn ra cuộc xâm lược của vua Agathocles xứ Syracuse lên 40,000 bộ binh cùng 1000 kỵ binh cùng 2000 chiến xa.

Dù cho lực lượng Carthage về sau lính đánh thuê chiếm phần lớn tỷ trọng trong đội hình bộ binh song Carthage vẫn sở hữu 1 lực lượng bộ binh có gốc gác là công dân thành phố mà nổi tiếng nhất là đội Thần binh thành Carthage – 1 đội quân ưu tú với nhân lực là con cái của các quý tộc Carthage, được huấn luyện để chiến đấu từ lúc nhỏ, trang bị tương tự như các chiến binh hoplite Hy Lạp với giáo nặng, kiếm, khiên tròn lồi hoplon cùng bộ giáp trụ gồm giáp ngực, mũ chiến và xà cạp bằng đồng cũng như chiến đấu trong đội hình phương trận

Đội Thần binh Carthage theo miêu tả thường hiện diện ở trung tâm, ngay cánh giữa của trận tuyến quân Carthage, phía sau hàng voi chiến và theo Diodorus thì quân số khoảng chừng 2000-3000 người.

Đội Thần binh Carthage này đã từng góp mặt trong nhiều trận chiến cho đến khi họ cùng với các đơn vị khác trong quân Carthage bị quân Syracuse do Agathocles đánh bại trong trận chiến White Tunis năm 310 TCN thì biến mất khỏi lịch sử

Thay cho việc góp mặt ở bộ binh, người Carthage lại thường chiến đấu ở binh chủng kỵ binh với các đội kỵ binh của riêng họ (những công dân thành Carthage), được trang bị với thương và khiên tròn bên cạnh các đội kỵ binh đánh thuê của các sắc tộc khác.

Ngoài ra thì Carthage cũng sở hữu 1 lực lượng voi chiến như số voi chiến mà sau này danh tướng Hannibal đem qua châu Âu trong chiến dịch viễn chinh La Mã ở cuộc chiến Punic lần thứ 2.

Voi chiến của người Carthage thuộc giống voi Bắc Phi (nay đã tuyệt chủng) là 1 phân loài của voi rừng châu Phi.

Nếu so voi chiến Carthage với loài voi bụi rậm Châu Phi hiện tại hay voi Ấn Độ đã từng góp mặt trong đại binh của đế quốc Seleucid thì voi Carthage có kích thước nhỏ hơn.

Tới ngày nay thì người ta vẫn tranh luận liệu voi chiến Carthage thực sự có được trang bị các bành voi dùng cho mục đích quân sự trên lưng hay không cho dù có nhiều tài liệu thuật rằng voi châu Phi có thể đã từng được trang bị các bành voi như vậy.

Lực lượng Carthage ban đầu đã có thể giúp thành bang Carthage chiếm nhiều ưu thế trong các cuộc chiến với người bản địa và các thành bang Hy Lạp như Syracuse nhưng khi đụng độ với các binh đoàn Lê Dương La Mã, vốn chiến đấu trong đội hình “phân đội” nhỏ lẻ nhưng linh hoạt hơn thì luôn thua thiệt nên vào thời điểm xảy ra cuộc chiến Punic lần thứ nhất với La Mã, người Carthage đã tuyển mộ viên tướng chỉ huy lính đánh thuê tài ba người Sparta là Xanthippus và chính Xanthippus đã tiến hành cải tổ lại lối đánh, chiến thuật của quân đội Carthage để rồi dưới tài chỉ huy của danh tướng Hannibal Barca lừng danh, người Cathago nhiều lần cho quân La Mã khóc ròng.

Cuộc cải cách quân sự mà tướng Xanthippus tập trung vào nhiều mặt bao gồm chiến thuật lỗi thời mà người Carthage sử dụng, trang bị phương tiện, lối đánh cũng như cách bài bố binh lực đội hình.

Về chiến thuật mà Xanthippus đúc kết được là trước khi Xanthippus đến, quân đội của Carthage thường hay chọn đánh nhau với các binh đoàn lê dương La Mã ở các chiến trường có địa hình gồ ghề thay vì nơi đồng trống bằng phẳng do họ lo sợ sự ưu việt của quân đội được tổ chức của La Mã.

Trớ trêu là điều kiện địa hình gồ ghề lại vô tình là yếu tố phát huy thêm sức mạnh và sự ưu việt, cơ động và linh hoạt của các binh đoàn lê dương La Mã nên Xanthippus đã cho thay đổi chiến thuật sang triển khai quân đội Carthage ở vùng đồng trống, bằng phẳng vốn sẽ giúp các đơn vị kỵ binh, tượng binh của Carthage có không gian để thỏa sức tung hoành, càn quét đối thủ.

Về bố trí trận tuyến thì Xanthippus cho thay đổi lại cách bố trí truyền thống là voi chiến ở phía sau đội hình phương trận trung tâm (vốn khi xông trận sẽ dễ dàng phá vỡ luôn trận tuyến quân Carthage) sang cách bố trí voi trận lên trước rồi mới tới phương trận phía sau, 2 bên lần lượt có kỵ binh và lính bộ binh thuê che sườn.

Ngoài ra thì Xanthippus cũng áp dụng luôn mô hình chiến đấu phối hợp của người Macedonia do ông già Alexande Đại Đế là vua Phillip II tạo ra vào quân đội Carthage.

Thành quả của của cuộc cải cách này chính là tại trận sông Bagradas (còn gọi là trận Tunis) năm 255 TCN, quân Carthage do chính Xanthippus chỉ huy đã đánh bại và giết 13,000 quân La Mã cũng như bắt sống được 500 tù binh trong khi chỉ chịu tổn thất có 800 mạng.

Quân đội Carthage này về sau, dưới sự dẫn dắt của Hannibal Barca cũng nghiền nát đạo quân La Mã tại trận Cannae nổi tiếng vào ngày 2 tháng 8 năm 216 TCN

Bên cạnh bộ binh chính quy Carthage thì không thể kể đến sự góp mặt của 1 số lượng lớn lính đánh thuê ngoại quốc, trợ chiến hoặc đồng minh trong quân ngũ Carthage.

Sự xuất hiện của lính đánh thuê trong quân Carthage xuất phát 1 phần lý do từ việc công dân thành bang Carthage thường chỉ nhập ngũ khi tổ quốc của họ bị đe dọa trực tiếp tới sự sống còn hơn là đi tranh giành ảnh hưởng hay mở rộng bờ cõi.

Căn cứ vào việc các nhóm lính đánh thuê đa sắc tộc của quân đội Carthage thường được dẫn dắt bởi thủ lĩnh của họ và đặt dưới sự thống soái chung của Boetarch hoặc strategos (tướng quân) của Carthage thì có lẽ các tay mộ quân đánh thuê theo hợp đồng khi chiêu mộ lính đã cho phép các thủ lĩnh toán quân đánh thuê được tự lãnh đạo người của họ nhằm đảm bảo sự phối hợp và liên kết của họ với các đơn vị khác trong quân cũng như với toàn quân đội.

Có rất nhiều sắc tộc khác nhau tham gia trong lực lượng đánh thuê của Carthage ở các đơn vị mà họ có sở trường cũng như được trang bị các khí giới của chính họ: các lính bắn đá đến từ quần đảo Balaeric do bởi khả năng lăng đá hàng đầu nổi tiếng của họ trong thế giới Địa Trung Hải cổ đại thì có các dây lăng đá và không mang giáp trụ; kỵ binh nhẹ người Numidia thì được trang bị với ngựa chiến không yên, lao và khiên tròn nhỏ; người bán đảo Iberia thì đóng góp về lực lượng bộ binh hạng nhẹ (trang bị giáo và khiên nhỏ), bộ binh hạng nặng (mặc áo thụng trắng, viền tím, đội mũ da, được trang bị các ngọn lao bằng kim loại gọi là angon cũng như đoản kiếm ngắn dùng để chém gọi là falcate và thường chiến đấu trong đội hình phương trận dày đặc) cũng như kỵ binh; người Libya bản địa thì góp mặt ở cả bộ binh nhẹ (trang bị như bộ binh nhẹ Iberia), bộ binh nặng (được trang bị giáo dài, kiếm ngắn, khiên tròn lớn, giáp bằng vải lanh dày, chiến đấu trong các đội hình phương trận), kỵ binh (trang bị thương và khiên tròn) và thậm chí là các chiến xa tứ mã vào thời kỳ trước cuộc chiến Punic lần thứ 2; các kỵ binh và bộ binh người Gaul, kỵ binh đánh thuê người Lybia-Phoenicia và thậm chí là các lính bộ binh đánh thuê đến từ các tộc người Italia như Campania, Sardiania…

Cho dù sau cuộc chiến tranh Punic lần 1, việc thiếu hụt tiền chi trả cho các lính đánh thuê đã dẫn đến cuộc nổi dậy của các binh sỹ lính đánh thuê ngoại quốc chống lại chính quyền Carthage mà sử gọi là Cuộc nổi dậy của lính đánh thuê hoặc cuộc chiến tranh Lính đánh thuê (242 TCN – 238 TCN/237 TCN) nhưng các binh sỹ đánh thuê vẫn tiếp tục hiện diện trong quân đội Carthage ở các cuộc chiến tranh Punic tiếp theo nói chung và ở trận Cannae nói riêng.

Bên cạnh lực lượng chiến đấu trên cạn thì hải quân Carthage cũng rất là mạnh.

Có điểm tương đồng nhẹ giữa Carthage và Athen chính là 2 xứ này đều mạnh về hải quân và công dân Carthage, nhất là dân thuộc các tầng lớp thấp trong xã hội Carthage thường tham gia chiến đấu trong hàng ngũ hải quân Carthage và họ được nhà nước chi trả lương.

Hạm đội Carthage đáng gờm tới tới mức mà người La Mã về sau sau khi phải giao chiến với hạm đội Carthage đã phải trang bị các cầu treo nổi corvus có khả năng móc dính vào thành tàu đối phương ở đầu các tàu chiến La Mã nhằm để cập và neo giữ các tàu chiến Carthage để rồi lực lượng chiến đấu trên tàu La Mã sẽ dứt điểm nhân lực trên tàu chiến Carthage bằng cách tràn qua giáp lá cà như đánh nhau trên bộ.

Năm 146 TCN, Carthage bị La Mã chinh phục, đúng như câu nói của Cato Già “Cathago delenda est” – Carthage phải bị hủy diệt



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *