1) Tự làm bản thân cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với người khác
Não bộ là thứ vô cùng phức tạp và không phải lúc nào cũng nghe lời chúng ta.. Ai cũng tưởng rằng mình nắm quyền kiểm soát, nhưng bộ não mới là thứ điều khiển ta trong tiềm thức.
Trong hầu hết các tương tác xã hội, chúng ta thường cảm thấy ngượng nghịu gặp người lạ. Đó là vì bộ não đang cố gắng bảo vệ ta khỏi những nguy cơ gây hại.
Tuy nhiên, điều này thường phản tác dụng, làm chúng ta cảm thấy khó hòa nhập với xã hội và gặp gỡ những người mới.
Đây là lý do tại sao tự làm bản thân thoải mái lại hữu ích đến như vậy. Hãy tự coi rằng bạn sắp gặp một người quen để cảm thấy thoải mái hơn. Làm được điều này sẽ khiến những người bạn gặp quan tâm đến bạn, thậm chí có cảm tình với bạn.
2) Chú ý đến chân của mọi người khi bạn đến gần họ.
Ngắt lời mọi người khi họ đang bàn chuyện quan trọng là một trong những điều gây khó chịu nhất. Nó thể hiện sự thiếu khéo léo trong giao tiếp, dẫn đến các tình huống khó xử.
Khi bạn tiếp cận một nhóm người đang trò chuyện, hãy chú ý đến cơ thể của họ. Nếu khi xoay người, họ chỉ xoay phần thân trên chứ không quay chân, điều đó có nghĩa là họ đang bàn chuyện quan trọng và họ không muốn bạn làm gián đoạn.
Nếu họ quay cả người, điều đó có nghĩa là bạn có thể tham gia với họ. Điều này cực kỳ quan trọng, bởi vì biết chọn thời điểm thích hợp sẽ rất có lợi cho bạn, nhất là khi cuộc nói chuyện của họ đang trở nên nhàm chán.
3) Bất cứ khi nào bạn tranh luận với ai đó, hãy đứng cạnh họ thay vì đứng trước mặt họ.
Tất cả chúng ta ai cũng đã từng trải qua những cuộc tranh luận căng thẳng ngày một leo thang.
Nếu bạn không thích dính vào những “drama” không đáng có ,thì tốt nhất nên tránh những tình huống này. Bạn có thể có tài phản biện tốt nhất trên thế giới, nhưng có một sự thật rằng, mọi người sẽ cáu kỉnh khi họ bị đuối lý.
Vì vậy, khi nào bạn cảm thấy cuộc tranh cãi giữa bạn với người khác (đặc biệt là bạn bè – cãi cọ với bạn bè thật chẳng hay ho gì) bắt đầu căng thẳng, hãy chuyển sang đứng/ngồi bên cạnh họ. Họ sẽ không cảm thấy bị đe dọa bởi bạn và cuối cùng sẽ bình tĩnh lại.
4) Bất cứ khi nào bạn cần nhờ vả ai, hãy mở đầu bằng “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn.”
Thừa nhận đi. Tất cả chúng ta đều thích nhờ người khác làm công việc cho mình. Có thể vì chúng ta lười biếng, hoặc vì chúng ta thực sự cần sự trợ giúp để hoàn thành công việc.
Trong mọi quan hệ xã hội, không có ai thích một người vô lễ. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cần ai giúp, hãy bắt đầu bằng “Tôi cần bạn giúp đỡ”.
Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ giúp bạn. Điều này xảy ra bởi vì họ thường thấy áy náy khi không giúp đỡ ai đó, ngoài ra ai cũng muốn làm người có ích
5) Nếu bạn muốn mọi người cảm thấy vui hơn, hãy cho họ sự công nhận của bạn. Diễn đạt lại những gì họ vừa nói với bạn.
Ai cũng thích được công nhận. Hầu hết những điều chúng ta làm đều là để đạt được sự công nhận của người khác. Vậy cách tốt nhất để khiến mọi người thích bạn là gì? Tất nhiên là cung cấp cho họ những gì họ cần. Ví dụ, bạn đang trò chuyện với một người và họ nói điều gì đó mà họ coi là thực sự quan trọng. Sau khi họ nói xong, hãy diễn đạt lại những gì họ vừa nói bằng lời của bạn. Điều này sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn là người biết lắng nghe và bạn thực sự quan tâm đến họ Nó sẽ khiến họ cảm thấy mình là trung tâm của sự chú ý, bởi Bạn đã cho họ thấy sự công nhận.
6) Nếu bạn muốn nhận được phản hồi tích cực từ ai đó, hãy gật đầu trong khi nói chuyện.
Hành động này tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng và cũng hơi mang tính thao túng, đặc biệt nếu bạn đang nói chuyện với người dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy làm điều này sao cho đúng với lương tâm của bạn. Nhận được phản hồi tích cực từ ai đó thường là điều chúng ta muốn. Cho dù đó là bán hàng hay nói về một quan điểm, ta luôn muốn mọi người đồng tình. Gật đầu trong khi bạn đang truyền tải thông điệp của mình là một cách hiệu quả để khiến người đó đồng ý với bạn. Mọi người thường thích bắt chước, vì vậy họ có thể sẽ gật đầu lại trong khi bạn nói chuyện. Điều này sau đó khiến não của họ cho rằng rằng họ phải đồng ý với bạn.
7) Bạn muốn xem ai đó có chú ý đến những gì bạn đang nói không? Hãy khoanh tay của bạn
Thông thường, khi chúng ta đang nói chuyện về một điều gì đó mà ta coi là rất quan trọng, chúng ta bị quá chú tâm cuộc nói chuyện của mình và hiếm khi chú ý đến việc người kia có đang theo dõi hay không. Nếu người kia bắt chước hành động của bạn, họ đang rất tập trung vào bạn đó!
Gặp khó khăn khi nhớ tên? Lặp lại tên của người khác trong cuộc trò chuyện.
Tôi không giỏi nhớ tên. Tôi thậm chí thường quên không nghe khi người khác giới thiệu tên của họ. Vì vậy, tôi nhờ một người bạn ra làm quen với người đó để tôi có thể nghe lại tên họ. Nhưng rồi tôi lại quên mất. Khó xử thật. Việc nhớ tên rất quan trọng vì nó thể hiện bạn coi trọng người đó. Vì vậy, để nhớ tên ai đó lâu hơn, hãy lặp lại tên của người ấy ngay khi họ giới thiệu bản thân. Ví dụ: “Xin chào, tên tôi là Alex” “Rất vui được gặp bạn Alex. Vậy, Alex làm sao bạn biết John? ” Hãy tiếp tục lặp lại tên của họ trong suốt cuộc trò chuyện.
9) Nếu bạn hỏi ai đó và họ chỉ trả lời một phần, hãy chờ đợi. Họ sẽ nói nhiều hơn.
Đôi lúc bạn sẽ hỏi một câu không được rõ ràng hoặc bạn chưa hiểu rõ ý của người nói.
Nếu họ đã trả lời xong mà bạn vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn, hãy im lặng chờ đợi và nhìn vào mắt họ. Họ sẽ tiếp tục nói thêm. Để đỡ gây căng thẳng, hãy nhướn mày. Điều này khiến họ hơi áp lực, nhưng nó cho thấy rằng bạn đang quan tâm.
10) Mọi người thường tập trung vào cảm xúc chứ không phải chủ đề.
Điều này không chỉ hữu ích khi nói trước đám đông mà còn trong việc xây dựng mối quan hệ với người quen. Khi ta làm quen với những người bạn mới, ta thường đề cập đến những chủ đề mà họ đã nghe quá nhiều lần rồi. Không sao hết. Kể cả khi bạn đang nói về chủ đề nhàm chán nhất trên thế giới, chỉ cần bạn khơi gợi được cảm xúc của họ thì bạn đã thành công rồi. 3 cảm xúc mà bạn nên khơi gợi là: Sự hứng thú, Tiếng Cười và Sự Cuốn Hút. Hãy tạo ra bầu không khí bí ẩn để người đối diện phải chú tâm hơn. Đừng tỏ ra quá xa cách, cũng hạn chế nói liên tục.
Có rất nhiều kỹ thuật để biến một cuộc trò chuyện nhàm chán trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Dưới đây là một vài kỹ thuật mà tôi yêu thích:
Lưu ý: Khi chúng ta muốn thu hút sự chú ý của ai đó, ta có xu hướng nói rất nhanh, nhưng làm vậy chỉ thể hiện bạn căng thẳng và đòi hỏi người khác phải nghe mình. Biết dừng đúng chỗ có thể khiến lời nói của bạn có sức hút hơn.
– Ngữ điệu và tông giọng : Cách nói chuyện đều đều thật nhàm chán. Một giọng nói trầm bổng phù hợp với ngữ cảnh sẽ cuốn hút người nghe hơn rất nhiều.
– Giúp người nghe mường tượng ra một bức tranh sắc nét bằng cách lồng ghép các chi tiết sống động: Khi kể một câu chuyện, hãy đưa người nghe vào một hành trình đầy cảm xúc bằng cách mô tả màu sắc, âm thanh, kết cấu, vị, mùi và cảm giác. Điều này sẽ khiến các tế bào thần kinh hoạt động liên tục, giúp họ cảm thấy như mình đang ở trong chính câu chuyện đó vậy.
Vì vậy, nếu bạn muốn mọi người nhớ đến mình, hãy tập trung vào cảm xúc đằng sau lời nói. Mọi người có thể quên những gì bạn nói, nhưng họ sẽ không bao giờ quên những cảm giác mà bạn đã mang đến cho họ.
11) Sự tự tin quan trọng hơn kiến thức
Hai ứng viên trẻ bước vào văn phòng phỏng vấn để xin cùng một công việc. Người đầu tiên có bằng Tiến sĩ và hai bằng Thạc sĩ. Người thứ hai vừa tốt nghiệp đại học. Người đầu tiên là người nhút nhát, không nói nhiều, ngôn ngữ cơ thể của anh ấy vô cùng khép nép. Người thứ hai có tư thế đứng thẳng, nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn, thể hiện rất quan tâm đến công việc và câu trả lời của anh ta thể hiện sự tự tin. Bạn cũng đoán được ai đã nhận công việc chứ?
12) Muốn trở thành người tốt hơn? Hãy biến giả thành thật!
Không ai có thể trở thành chuyên gia chỉ trong một đêm. Tuy nhiên, quá trình này có thể được rút ngắn bằng cách ra lệnh cho bộ não của bạn suy nghĩ theo cách bạn muốn. Nói đơn giản là: Bạn nghĩ bạn là người như thế nào thì bạn chính là như vậy • Bạn tự tin nếu bạn tin rằng bạn tự tin • Bạn hấp dẫn nếu bạn tin rằng bạn hấp dẫn • Bạn hướng ngoại nếu bạn tin rằng bạn hướng ngoại. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về ý tưởng này, hãy tìm thêm về: Sự co giãn thần kinh và sự tái kết cấu của não.
13) Tạo dáng theo tư thế quyền lực.
Điều này khá giống với bí quyết thứ 12, nhưng thực tế hơn rất nhiều. Hãy đứng trước gương, chống hai tay lên hông, đẩy xương chậu về phía trước, để vai thẳng, ưỡn ngực, ngửa đầu lên và cố nở một nụ cười tươi nhất có thể. Dù bạn biết mình đang giả vờ, não của bạn sẽ nghĩ rằng bạn thực sự tự tin và sẽ giải phóng một lượng endorphin (hooc-môn giảm đau và gây phấn khích). Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự hiệu quả đấy!
14) Nếu bạn muốn thuyết phục người khác, đừng nói những câu như “Tôi nghĩ” và “Tôi tin rằng”.
Những lời này không gợi lên sự tự tin và có thể khiến người nghe không coi trọng bạn. Thay vào đó, hãy nói những câu như “Tôi biết” và “Tôi sẽ”.
15) Một môi trường xung quanh bạn ảnh hưởng đến tâm trạng, năng suất của bạn và cách người khác nghĩ về bạn
Đã bao nhiêu lần bạn thức dậy chẳng có chút động lực nào? Đã bao nhiêu lần bạn bắt đầu làm việc gì đó mà không thể tập trung hay chẳng có cảm hứng? Khi điều này xảy ra, hãy nhìn xung quanh bạn. Căn phòng bạn đang ngồi có sạch sẽ và gọn gàng không? Nếu không, hãy dành một vài phút để dọn dẹp và và sắp xếp đồ đạc thật ngăn nắp. Bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn, và năng suất của bạn cũng sẽ tăng cao hơn tức thì. Không chỉ vậy, người xung quanh sẽ coi trọng bạn hơn. Tại sao hầu hết các công ty lớn đều chú trọng đến việc tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên của họ? Bởi họ biết môi trường ảnh hưởng đến năng suất của nhân viên..
16) Cách tìm hiểu xem trong một nhóm, những người nào “hợp cạ” và ai được coi là người lãnh đạo
Khi mọi người đang cười đùa, hãy để ý xem mọi người đang nhìn ai. Theo bản năng, con người thường nhìn và đồng tình với người mà họ cảm thấy thân thiết nhất trong nhóm.
17) Bất cứ khi nào bạn gọi cho một người bạn muốn gặp, hãy tỏ ra hào hứng nhất có thể!
Luôn luôn ghi nhớ điều này: Sự phấn khích có tính lây lan. Tại sao MV “Happy” của Pharrell Williams lại có nhiều lượt xem đến như vậy? Bởi mọi người thích “bị lây” sự phấn khích! Nó giống như một lối thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của họ.
(Ngược lại, bạn có thể thể hiện nỗi buồn khi ai đó làm bạn thất vọng, khiến họ tự cảm nhận sự đau đớn của hành động họ gây ra.)
18) Muốn xây dựng mối quan hệ và nhận được sự tôn trọng? Hãy khớp ngôn ngữ cơ thể của bạn với người đối diện.
Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể thường xuyên nói về điều này. Đây là cách rất hiệu quả để bạn nhận được sự tôn trọng từ những người quan trọng
Ví dụ: Tại một sự kiện bạn tham gia, có một người có địa vị xã hội cao hơn hẳn. Anh ấy là trung tâm của sự chú ý và anh ấy rất thích điều đó. Làm thế nào để bạn có thể xứng tầm với anh ta? Hãy kết bạn với anh ấy!
Nếu bạn muốn anh ấy tôn trọng và chú ý, điều nên làm nhất khi tiếp cận là bắt chước ngôn ngữ cơ thể và cách nói của anh ấy. Nếu anh ấy có ngôn ngữ cơ thể cởi mở và cách nói chuyện rất hào hứng và vui vẻ, đừng khoanh tay và có thái độ tiêu cực
Hãy tiếp cận anh ấy với mức độ phấn khích tương tự, cũng như thể hiện sự cởi mở và quan tâm.
19) Khi ai đó xúc phạm bạn, hãy phớt lờ họ. Đừng bao giờ mất bình tĩnh. Luôn luôn kiểm soát tình hình.
Người tốt mấy cũng có kẻ thù ghét. Bạn càng tỏ thái độ, những kẻ đó càng hả hê. Đừng bao giờ mất bình tĩnh. Đây là cách tốt nhất để đối phó với những kẻ đó.
20) Đứng thẳng, giữ bàn tay ấm và luôn giao tiếp bằng mắt.
• Hãy giữ tư thế thẳng và bước đi như một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Điều này ngầm thể hiện sự tự tin và những người khác sẽ tự động tôn trọng bạn.
• Đừng cho tay vào túi quần. Nếu bạn không biết phải để tay như thế nào, hãy khoanh tay.
• Giữ ấm bàn tay của bạn. Nếu bạn có một bàn tay ấm áp khi bạn bắt tay ai đó, họ sẽ muốn kết thân với bạn hơn.
• Bạn đã nghe điều này rất nhiều lần rồi: luôn giao tiếp bằng mắt! Không nhìn vào mắt người khác thể hiện sự thiếu tự tin. Khi bạn gặp ai đó lần đầu, hãy tập trung màu mắt của họ và mỉm cười. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, và việc bạn dám nhìn thẳng vào “tâm hồn” người khác cho thấy bạn là người tự tin và chú tâm. (Nhưng hãy nhớ đừng nhìn chằm chằm liên tục, bạn sẽ khiến mọi người sợ hãi đó!)
21) Hiệu ứng Benjamin Franklin.
Hiệu ứng Ben Franklin là một hiệu ứng tâm lý:
Một người đã từng giúp đỡ cho ai đó sẽ tiếp tục đồng ý giúp đỡ người đó tiếp, thậm chí họ còn sẵn lòng giúp đỡ người từng nhờ vả mình hơn cả giúp đỡ ân nhân của mình. Tương tự, kẻ làm hại người khác sẵn sàng làm hại họ lần nữa, thậm chí còn nhiều hơn cả khả năng người bị hại sẽ trả đũa.
Đây là một phát hiện khó tin. Trong các tình huống xã hội, bạn có thể lợi dụng hiệu ứng này bằng cách bắt ai đó giúp bạn một việc nhỏ, sau đó yêu cầu họ làm việc bạn thực sự cần giúp. Việc đầu phải nhỏ đến mức họ sẽ luôn đồng ý giúp bạn. Do sự bất đồng về nhận thức, bộ não của họ sẽ hợp lý hóa rằng họ đã thích bạn đến mức có thể giúp đỡ bạn ngay từ đầu. Đây còn được gọi là hiệu ứng “một chân vào cửa.”
22) Đừng ngại tiếp xúc cơ thể.
Chạm vào vai hoặc đầu gối của ai đó sẽ tạo ra mối liên kết về tình cảm và thể chất. Đặc biệt là trong những khoảnh khắc vui vẻ, chạm vào đối phương khi đang cười đùa sẽ củng cố tình cảm của họ. Nếu bạn không thoải mái khi động chạm người khác, hãy nhớ điều 12, hãy diễn đến khi nào đạt vai.
23) Sử dụng Hiệu ứng “Đóng cửa vào mặt ”
Ngược lại với mẹo 21, Hãy đưa ra một yêu cầu bất khả thi và rất dễ sẽ bị từ chối (và nếu như họ không từ chối thì càng tốt!). Sau khi họ từ chối (theo dự định), hãy yêu cầu điều mà bạn thực sự cần. Người được nhờ sẽ dễ đồng ý với yêu cầu thứ hai của bạn hơn.
24) Biến yêu cầu của bạn thành một sự lưa chọn tự nguyện
Không ai thích bị ép làm điều gì đó mà họ không muốn làm. Bằng cách diễn đạt lại yêu cầu một cách tế nhị, bạn có thể khiến người nghe cảm thấy như thể họ đã tự mình đưa ra quyết định.
Những người ăn xin khi nói những câu như: “Quyên góp hay không là quyền của bạn” thường kiếm được nhiều tiền hơn những người chỉ xin tiền. Tương tự, một số ban nhạc thường để người nghe “trả tiền tùy tâm”. Họ biết bạn có thể dễ dàng tải nhạc của họ miễn phí trên internet, vì vậy họ khuyến khích bạn trả tiền theo ý mình.
Một kỹ thuật mạnh hơn một chút là giả định:
Đây là một kỹ thuật bán hàng cổ điển có thể được sử dụng trong mọi tình huống xã hội. Thay vì nói, “bạn có muốn quyên góp / đi hẹn hò / đi ăn gì không”, hãy giả sử rằng người nghe đã đồng ý rồi. Tất nhiên, bạn không thể ép ai làm theo ý mình, nhưng hãy hỏi họ như sau để ” thúc đẩy” họ theo ý bạn: “Bạn muốn quyên góp 5 đô la hay 10 đô la?”
Bây giờ, thay vì chỉ đơn giản nói có hoặc không, họ phải nghĩ ra cách từ chối yêu cầu của bạn, và điều này sẽ làm họ cảm thấy khó từ chối hơn.
25) Nếu bạn làm việc trong quán bar hoặc ngành dịch vụ
Hãy đặt một chiếc gương sau lưng bạn khi đứng ở quầy. Khi một khách hàng tức giận đến gần bạn, anh ta sẽ phải nhìn thấy mình trong gương và rất có thể sẽ bình tĩnh lại. Không ai thích làm hỏng hình ảnh của mình
————————————————
Tác giả: Andrian Iliopoulos/ Ybox