Trả lời: Francois Lê Huynh, biết về Việt Nam
Link: https://qr.ae/TauwSp
Việt Nam là 1 ngoại lệ trong giáo dục: Đó là 1 đất nước với mức thu nhập thấp mà lại làm những bài thi lý thuyết quốc tế cùng cấp độ với mấy nước giàu có ( *p/s: không nhắc đến nước nào ).
Rõ ràng có 1 sự liên quan tích cực giữa sức mạnh kinh tế quốc gia và cách các sinh viên thể hiện qua những bài thi tốt thế nào.
Chỉ số của Việt Nam lớn hơn nhiều những gì bạn nghĩ — ngang hàng với Phần Lan và Thụy Sĩ chứ không phải Colombia và Peru
Còn nhiều sự khác biệt nữa. Bố mẹ người Việt thường tác động đến con đường học vấn của con họ, hay giúp đỡ hoặc gây quỹ trong trường. Ngắn gọn thì hệ thống giáo dục mang tính tập trung nhiều hơn. Giáo viên mất tính chủ động, mọi việc của họ bị giám sát gắt gao hơn, đặt nặng lên thành tích của học sinh hơn so với các nước đang phát triển như VN.
Tuy nhiên, điều quan trọng là VN đầu tư vào giáo dục rất nhiều so với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt khi xét đến mức GDP thấp như vậy. Mức phát triển kinh tế của VN thấp hơn 7 nước còn lại (?), thế hệ bố mẹ không được học hành,có ít trường ở trong thành phố, vùng nông thôn và thị trấn chiếm đa số — những thứ kể trên có thể là rào cản cho một hệ thống giáo dục tốt đẹp.
Nói đi thì cũng nói lại, những yếu tố đó chỉ giải thích được 1/2 khoảng cách thành tích. Phần còn lại của “hiệu ứng Việt Nam” vẫn còn là bí ẩn. Nhưng nhiều kết quả đã dự báo tốt cho giáo dục và ngiên cứu kinh tế, bởi vì chúng ta có quan niệm tốt hơn về cái gì khiến 1 đất nước tương đối nghèo có thể thể hiện như 1 nước giàu có.
Bình luận: Tran Khanh Nong (của câu trả lời khác nhưng mình nghĩ nó khá hợp lý để bổ sung cho câu trả lời này)
Link: https://qr.ae/TauxHF
Thực tế, họ buộc phải chi tiền để được vào biên chế. Không như công chức, không có lợi ích nào khi làm giáo viên ngoài học phí. Thực tế đáng buốn đấy. Hoặc chi tiền, hoặc tốt nghiệp trong top 5% hoặc có quan hệ rộng. Đa số đều nằm trong trường hợp đầu tiên.
Các giáo viên hầu như không muốn cho học sinh qua. Tất cả đều dựa vào hạn ngạch bắt buộc bởi hiệu trưởng, mà hạn ngạch lại được giao xuống bởi Sở Giáo Dục. Đó là 1 quy trình từ trên xuống dưới, từ từ bóp chết nền giáo dục của đất nước. Có đôi khi tôi ước ao mấy ông lãnh đạo giáo dục thiển cận đi 'chít' đi vì đã hủy đi cái tương lai của nước tôi.
Giáo dục luôn là xương sống của 1 quốc gia. Những người “chèo đò” đưa học sinh không đáng phải vào tình huống này.
——————————————————————–
P/s: Bài dịch đầu tiên nên em chọn bài này cho dễ trôi. Hy vọng không vi phạm điều gì mà chắc là không có đâu .
Có 1 vài chỗ em dịch mà không hiểu gì hết trơn, mong mọi người giúp đỡ